Đối với ngân hàng nhà nước

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp về tín dụng tài trợ xuất khẩu tại Ngân hàng Eximbank Cần Thơ (Trang 106)

5. Nội dung và các kết quả đạt được:

6.2.2 Đối với ngân hàng nhà nước

+ Duy trì và ổn định tỷ giá: tỷ giá đã thực sự trở thành một công cụ quan trọng để hổ trợ kiềm chế lạm phát, công cụ này được vận hành hợp lý trong cơ chế tỷ giá thả nổi

có điều tiết đã và đang được thực hiện. Thành công này có được nhờ khả năng điều tiết tốt của NHNN thông qua nguồn dự trữ ngoại hối, kết hợp với bảo đảm một cơ chế can thiệp, cung ứng ngoại tệ đầy đủ, kịp thời từ NHNN đến hệ thống NHTM và các doanh nghiệp. Hướng tới một cơ chế tỷ giá linh hoạt hơn, tôn trọng và phản ánh sát quan hệ cung cầu của thị trường vẫn là định hướng mà NHNN phải đi tới. Bên cạnh đó, việc vận dụng một cách linh hoạt cơ chế can thiệp để duy trì ổn định tỷ giá, các biện pháp hỗ trợ như tăng cường công tác quản lý ngoại hối, mở rộng các hạn chế và cho phép đa dạng hóa các công cụ giao dịch, công cụ phòng ngừa rủi ro,… đã và đang từng bước tạo điều kiện để xây dựng một thị trường ngoại hối cạnh tranh lành mạnh.

+ Xây dựng chính sách quản lý ngoại hối linh hoạt trong tiến trình hội nhập.

+ Ngân hàng nhà nước cần có những chính sách hỗ trợ về mặt kỹ thuật như: tư vấn, thông tin công nghệ, tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng giảm bớt chi phí trung gian…qua đó đẩy nhanh quá trình hiện đại hoá hệ thống thanh toán của hệ thống ngân hàng.

6.2.3. Đối với các doanh nghiệp XNK.

Ở nuớc ta hiện nay, để nâng cao hiệu quả tín dụng ngân hàng cho hoạt động XNK thì bên cạnh những kiến nghị đưa ra đối với cơ quan quản lý vĩ mô, Ngân Hàng Nhà nước Việt Nam thì nhất thiết phải đưa ra những kiến nghị đối với những doanh nghiệp XNK - một tác nhân quan trọng trong mối quan hệ tín dụng đối với các NHTM.

- Cập nhật nhanh chóng và kịp thời nắm bắt những thông tin kinh tế Thế giới cũng như xu hướng thay đổi của thị trường để có những phản ứng kịp thời trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của đơn vị.

- Duy trì và phát triển thị trường truyền thống, có kế hoạch mở rộng xuất khẩu hàng ở những thị trường mới.

- Đào tạo đội ngũ cán bộ trẻ có năng lực, nghiệp vụ chuyên môn cao, trình độ ngoại ngữ tốt để có thể tiếp cận với những phương tiện tín dụng quốc tế hiện đại.

- Đẩy mạnh hoạt động Marketing XNK và có chiến lược phù hợp với từng thị trường.

- Các doanh nghiệp nên thể hiện rõ tình hình tài chính của mình qua các báo cáo tài chính và kim ngạch xuất nhập khẩu của mình. Điều này sẽ giúp ngân hàng chủ động hơn trong việc cấp tín dụng, đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cho doanh nghiệp.

6.2.4. Đối với Hội sở

+ Phát triển các hình thức hỗ trợ nâng cao để mang lại tiện ích cho khách hàng một cách tốt nhất. Bên cạnh đó việc đa dạng hóa sản phẩm, phát triển các dịch vụ chuyên biệt cũng như tạo ra nét khác biệt nâng cao ưu thế cạnh tranh với các ngân hàng khác tại Việt Nam cũng cần được xúc tiến.

+ Duy trì, thiết lập, mở rộng mối quan hệ hợp tác với các ngân hàng đại lý khác ở nước ngoài, nhất là các ngân hàng có uy tín lớn trên khắp thế giới, tạo thành hệ thống các ngân hàng đảm bảo cho toàn bộ qui trình hỗ trợ ngoại thương.

+ Thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ tín dụng để nâng cao trình độ chuyên môn, nắm bắt kịp thời những thông tin mới nhằm thực hiện tốt công tác được giao.

+ Từng bướccải thiện các thủ tục vay vốn nhằm phục vụ khách hàng ngày một tốt hơn.

6.2.5. Đối với Chi nhánh EXIMBANK Cần Thơ

+ NH nên đẩy mạnh các biện pháp Marketing phù hợp nhằm thu hút thêm khách hàng tiềm năng đến NH.

+ Trước tình hình cạnh tranh gay gắt giữa các NH hiện nay, cần có các chính sách ưu đãi về tài trợ xuất khẩu, lãi suất cho vay…cố gắng giảm thiểu thủ tục.

+ Hàng năm Ngân hàng nên thường xuyên tổ chức các ngày hội xuất khẩu lao động trong nước. Mục đích là để gieo vào tâm trí các kiều hối thương hiệu Eximbank và chất lượng dịch vụ của ngân hàng là tốt nhất. Để từ đó thu hút một lượng lớn ngoại tệ từ các kiều hối này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

 Phạm Văn Dược – Đặng Thị Kim Cương (2005). Phân tích hoạt động kinh

doanh; NXB Tổng hợp Tp. Hồ Chí Minh.

 Thái Văn Đại (2003). Giáo trình Quản trị Ngân hàng Thương Mại, Đại học Cần Thơ.

 Võ Thị Thanh Lộc (1998). Thống Kê ứng dụng và dự báo trong kinh doanh và

kinh tế, NXB Thống Kê.

 TS. Nguyễn Minh Kiều (2006). Nghiệp vụ Ngân hàng, NXB Thống Kê.

 GS.TS. Lê Văn Tư, Lê Tùng Vân (2006). Tín dụng xuất nhập khẩu – Thanh toán

quốc tế và kinh doanh ngoại tệ, NXB Thống Kê Hà Nội.

 Các Website:

- Bộ Thương mại (www.mot.gov.vn)

- Ngân hàng Eximbank (www. eximbank.com.vn) - Tổng cục Hải quan (www.customs.gov.vn)

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp về tín dụng tài trợ xuất khẩu tại Ngân hàng Eximbank Cần Thơ (Trang 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)