Phân tích tình hình cho vay

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp về tín dụng tài trợ xuất khẩu tại Ngân hàng Eximbank Cần Thơ (Trang 74)

5. Nội dung và các kết quả đạt được:

4.3.1Phân tích tình hình cho vay

Trong nền kinh tế hiện nay, khi đất nước thiết lập mối quan hệ quốc tế trên nhiều lĩnh vực thì vốn là một nhu cầu rất cần thiết cho mọi ngành nghề. Đã có nhiều doanh nghiệp đứng vững và trên đà phát triển cũng có những doanh nghiệp làm ăn thua lỗ dẫn đến phá sản, ngưng hoạt động… Do đó, sự quan tâm phân loại cho vay theo ngành nghề giúp Ngân hàng thấy được tỷ trọng cho vay trong từng ngành nghề để từ đó có sự điều chỉnh phù hợp với tiềm năng của tỉnh. Doanh số cho vay, chỉ tiêu thể hiện quy mô tăng trưởng của công tác tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu thông qua bảng số liệu chi tiết được chia thành 4 lĩnh vực: ngành chế biến xuất nhập khẩu thủy sản, ngành chế biến và xuất khẩu lương thực, ngành xuất nhập khẩu phân bón và ngành nghề khác (phôi thép, xăng dầu, dệt may…)

Bảng 7 : DOANH SỐ CHO VAY TÀI TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU THEO NGÀNH KINH TẾ

Đvt: Triệu đồng

(Nguồn: Phòng Tín dụng ngân hàng EXIMBANK Cần Thơ)

Chỉ Tiêu Năm Chênh lệch 2006 2007 2008 2007/2006 2008/2007 Số Tiền Tỷ Trọng (%) Số Tiền Tỷ Trọng (%) Số Tiền Tỷ Trọng (%) Số Tiền % Số Tiền % Thủy sản 49.578 37,9 389.452 54,0 252.587 26,6 339874 685,5 -136865 -35,1 Phân bón, vật tư NN 19.542 14,9 93.428 13,0 123.512 13,0 73886 378,1 30084 32,2 Lương thực 37.289 28,5 169.785 23,6 402.546 42,4 132496 355,3 232761 137,1 Các ngành khác 24.359 18,7 67.894 9.4 170.574 18,0 43535 178,7 102680 151,1 Tổng DSCV 130.768 100,0 720.559 100,0 949.219 100,0 589791 451,0 228660 31,7

4.3.1.1. Ngành Thủy sản

Thủy sản là một trong số ít ngành có kim ngạch xuất khẩu cao nhất vùng ĐBSCL hiện nay nên có khá nhiều doanh nghiệp gia nhập ngành với các mặt hàng kinh doanh, xuất khẩu chủ yếu là tôm đông lạnh, cá tươi ướp đá và đông lạnh, mực đông lạnh, cá da trơn đông lạnh... Vì vậy, ngành này chiếm doanh số và tỷ trọng tài trợ khá cao trong tổng doanh số cho vay (khoảng 35%).

Năm 2006 tình hình xuất khẩu thuỷ sản bắt đầu khả quan hơn sau 2 năm gặp khá nhiều khó khăn từ vụ kiện 6 nước (trong đó có Việt Nam) bán phá giá của Mỹ đã gây trở ngại cho việc xuất khẩu tôm và các mặt hàng thủy sản khác sang thị trường này. Trong năm nay các doanh nghiệp ký được một số hợp đồng xuất khẩu mới ở những thị trường cũ nên kim ngạch xuất khẩu không ngừng tăng lên. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của vụ kiện bán phá giá nên việc sản xuất nguyên liệu chính phục vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu giảm sút, lượng nguyên liệu cung ứng trên thị trường trở nên khan hiếm đã đẩy giá nguyên liệu lên cao. Do đó nhu cầu vốn của các doanh nghiệp tăng lên nên doanh số cho vay của ngân hàng trong hoạt động TTXNK cũng tăng theo đạt 49.578 triệu đồng chiếm 37,9% trong tổng số doanh số cho vay TTXNK của NH.

Đến năm 2007, là năm đầu tiên nước ta gia nhập WTO, nên hoạt động xuất nhập khẩu trở nên sôi động hơn trước. Các doanh nghiệp có thêm nhiều đối tác kinh doanh mới ở nước ngoài bên cạnh các đối tác kinh doanh truyền thống. Ngoài ra, nhu cầu từ các thị trường tiêu thụ chính như EU, Nhật Bản, Nga ngày càng tăng cao. Đặc biệt, EU đang phải đối mặt với vấn đề cạn kiệt nguồn thủy sản và tốc độ tăng trưởng thủy sản ở Nga chỉ đáp ứng được 50% nhu cầu tiêu thụ trong nước. Tuy nhiên, việc gia nhập ngành khá dễ dàng đã tạo làn sóng thành lập nhiều công ty chế biến thủy sản mới dẫn đến tình trạng thiếu cân bằng giữa nguồn nguyên liệu đầu vào - đầu ra, làm cho giá nguyên liệu trên thị trường thường biến động. Thêm vào đó, hiện nay ngành xuất khẩu cá da trơn Việt Nam đang phải đối mặt với tình trạng dư lượng tạp chất trong cá da trơn Việt Nam vượt quá tiêu chuẩn, do đó nguồn nguyên liệu cá sạch là vấn đề khá nan giải, đòi hỏi các doanh nghiệp phải tốn thêm khá nhiều chi phí kiểm soát và chi phí nhập các thiết bị công nghệ mới, hiện đại.

Bên cạnh việc ngân hàng NH đã thiết lập được quan hệ tín dụng với các khách hàng mới thì tất cả các yếu tố trên là nhân tố tác động đến doanh số tài trợ của ngân hàng, khiến cho doanh số cho vay của ngành này theo kết quả phân tích của bảng 7 tăng đột biến trong năm 2007 tăng đến 685,5% (đạt 389.452 triệu đồng) so với năm 2006 và chiếm đến 54% tỷ trọng doanh số cho vay tài trợ của ngân hàng.

Tuy nhiên đến năm 2008, số liệu ở bảng 7 cho thấy doanh số cho vay TTXNK thuỷ sản giảm xuống còn 252.587 triệu đồng, giảm 136.865 triệu đồng so với năm 2007 (tức giảm 35,1%). Nguyên nhân chủ yếu là do sự sụt giảm kim ngạch xuất khẩu thủy sản sang Mỹ thời gian này được cho là do nền kinh tế Mỹ suy thoái, sức mua của người dân bị hạn chế làm thị trường tiêu thụ ngày càng hạn hẹp, đồng đôla Mỹ mất giá. Ngoài ra, việc Mỹ áp thuế chống bán phá giá một số mặt hàng của Việt Nam cũng khiến xuất khẩu thủy sản sang Mỹ và các thị trường khác chịu tác động tiêu cực. Vì vậy, các doanh nghiệp xuất khẩu rất cân nhắc trong việc ký hợp đồng mới vì ngại đối tác viện nhiều lý do để yêu cầu giảm giá hoặc từ chối thanh toán, trả hàng về.

4.3.1.2. Ngành kinh doanh Phân bón, vật tư nông nghiệp.

Đây là nhóm ngành bao gồm các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nhập khẩu, đáp ứng cho nhu cầu phục vụ sản xuất nông nghiệp. Qua ba năm, doanh số cho vay tài trợ nhóm ngành này tăng nhanh, nhưng tỷ trọng TTXNK của ngành này so với tổng số doanh số cho vay TTXNK của NH thì ngày càng giảm, do tuy tốc độ tăng trưởng qua các năm có tăng nhưng không nhanh bằng các mặt hàng tài trợ chủ lực khác của ngân hàng. Cụ thể ở bảng 7 ta thấy, năm 2007 tăng vọt đạt 93.428 triệu đồng, tăng lên 378,1% so với năm 2006. Doanh số cho vay tăng vọt là do giá vàng, xăng dầu tăng lên kéo theo giá vật tư nông nghiệp và phân bón tăng vùn vụt. Tình hình lạm phát đã ảnh hưởng lớn đến hệ thống phân phối phân bón, vật tư nông nghiệp làm cho các doanh nghiệp đứng trước sức ép tăng giá trên thị trường nhưng do nhu cầu mạnh nên các doanh nghiệp vẫn phải ra hàng và nhập hàng liên tục chính vì vậy mà doanh số cho vay tài trợ nhóm ngành này tăng mạnh. Tăng ở một số mặt hàng chủ yếu như: nhập khẩu thuốc khích thích tăng trưởng cây trồng, nhập khẩu các loại máy móc thiết bị bã đậu nành và

32,2%, tức tăng 30.084 triệu đồng so với năm 2007

4.3.1.3. Ngành Lương thực

Đặc trưng của vùng ĐBSCL là các sản phẩm Nông nghiệp nên kim ngạch xuất khẩu ngành này của vùng ĐBSCL chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Trong đó, gạo là mặt hàng được xuất khẩu chủ yếu. Do đó, đa số các doanh nghiệp được tài trợ trong ngành này là các doanh nghiệp sản xuất, chế biến xuất khẩu gạo. Doanh số cho vay tài trợ lĩnh vực này chỉ đứng sau lĩnh vực chế biến thủy sản và tỷ trọng của nó qua ba năm trong tổng doanh số cho vay theo ngành nghề kinh tế như sau: năm 2006, ngành lương thực chiếm tỷ trọng 28,5%, năm 2007 tỷ trọng này giảm xuống còn 23,6% về lượng nhưng về giá trị tăng lên 355,3% và sang năm 2008 thì lại tăng lên đạt mức cao nhất là 42,4% trong tổng doanh số cho vay theo ngành. Từ năm 2006, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam tăng dần và đang ở mức cao. Các doanh nghiệp Việt Nam thường trúng thầu các hợp đồng xuất khẩu với khối lượng lớn. Thêm vào đó, các nước xuất khẩu gạo như Thái Lan, Bangladesh đang gặp phải hạn hán. Do vậy gạo Việt Nam có nhiều thuận lợi trong việc cạnh tranh nên sản lượng xuất khẩu gạo của nước ta không ngừng tăng qua các năm. Tuy nhiên, kinh doanh xuất khẩu gạo đòi hỏi các doanh nghiệp phải có vốn rất lớn để thu mua, tích trữ gạo phục vụ cho kế hoạch xuất khẩu của công ty. Bên cạnh đó, cũng như các loại nông sản khác, sản lượng gạo phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố thời tiết. Điều kiện tự nhiên không thuận lợi, thường xuyên xảy ra thiên tai như lũ lụt, hạn hán, sâu bệnh... đã tác động làm cho sản lượng gạo tăng chậm. Năm 2007 người dân trồng lúa ở các tỉnh ĐBSCL đều được mùa và nhu cầu nhập khẩu gạo của các nước trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương tăng: Hàn Quốc mới dỡ bỏ lệnh cấm nhập khẩu gạo, Indonexia cũng vừa mở ra khả năng nhập gạo sau một thời gian cấm nhập…làm cho xuất khẩu gạo được giá. Do đó, các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gạo cần thêm vốn thu mua lúa gạo trong nước đáp ứng đúng các hợp đồng xuất khẩu. Doanh số tài trợ của mặt hàng này trong năm 2007 tăng quá nhanh nên bước sang năm 2008 tốc độ này bắt đầu giảm so với 2007, giảm 137,1%. Tuy nhiên nhìn chung từ năm 2006 - 2008, doanh số tài trợ cho mặt hàng này của ngân hàng vẫn tăng

26.6 42.4 37.9 54 13 14.9 13 28.5 23.6 18.7 9.4 18 0 10 20 30 40 50 60 2006 2007 2008 % Thuỷ sản Phân bón, vật tư NN Lương thực Các ngành khác

BIỂU ĐỒ 7: DOANH SỐ CHO VAY TÀI TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU THEO NGÀNH CỦA NGÂN HÀNG EIB CẦN THƠ

4.3.1.4. Các ngành khác

Các lĩnh vực khác có nhu cầu tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu hiện nay thường là các doanh nghiệp có hoạt động sản xuất chủ yếu như: dầu khí, dệt may, gỗ… Giá trị hợp đồng thường lớn nên cần đến sự tài trợ của ngân hàng và thường sử dụng tài sản đảm bảo là chính lô hàng nhập khẩu. Qua biểu đồ ta thấy nhóm ngành này có tỷ trọng trong tổng số cho vay TTXNK lần lượt như: năm 2006 chiếm 18,7%, năm 2007 9,4%, năm 2008 chiếm 18,0%. Tỷ trọng của ngành hàng này trong năm 2007 giảm đột ngột nhưng doanh số cho vay thì tăng 43.535 triệu đồng, tốc độ tăng 178,7% so với năm 2006 do tình hình kinh tế năm nay phát triển, nhiều mặt hàng kim ngạch xuất nhập khẩu tăng lên. Sang năm 2008, do nhu cầu thị trường nhập khẩu nước ngoài về các mặt hàng này của các doanh nghiệp có quan hệ tín dụng với Chi nhánh giảm cho nên nhu cầu vay vốn của họ không nhiều vì vậy trong năm này doanh số cho vay tài trợ tăng chậm, tăng 151,1% so với năm 2007.

Nhìn vào biểu đồ ta thấy doanh số cho vay TTXNK của NH Eximbank qua 3 năm đều tăng, nhưng với tốc độ không đều. nhảy vọt vào năm 2007 và có xu hướng giảm xuống vào năm 2008. Về cơ cấu từng ngành hàng trong tổng doanh số cho vay tài trợ thì không theo một xu hướng nhất định nào cả.

4.3.2. Phân tích tình hình thu nợ

Do đặc điểm của hoạt động tín dụng TTXNK dựa trên các hợp đồng xuất nhập khẩu để các doanh nghiệp thực hiện đi vay nhằm bổ sung vốn lưu động để sản xuất nên các doanh nghiệp luôn thu về nguồn tiền theo hợp đồng đúng kỳ hạn. Mặt khác hầu hết các khách hàng của ngân hàng đều là những doanh nghiệp có uy tín nên ngân hàng luôn có nguồn thu nợ ổn định và đúng kỳ hạn.

Bảng 8: DOANH SỐ THU NỢ TÀI TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU THEO NGÀNH KINH TẾ

Đvt: Triệu đồng

(Nguồn: Phòng Tín Dụng ngân hàng Eximbank Cần Thơ)

Chỉ Tiêu Năm Chênh lệch 2006 2007 2008 2007/2006 2008/2007 Số Tiền Tỷ Trọng (%) Số Tiền Tỷ Trọng (%) Số Tiền Tỷ Trọng (%) Số Tiền % Số Tiền % Thủy sản 38.913 37,3 255.902 50,9 289.546 34,0 216.989 557,6 33.644 13,2 Phân bón, vật tư NN 18.473 17,0 98.037 19,5 111.504 13,1 79.564 430,7 13.467 13,7 Lương thực 31.506 30,2 102.562 20,4 384.733 45,2 71.056 225,5 282.171 895,6 Các ngành khác 17.519 15,5 46.253 9,2 65.396 6,6 28.734 164,0 19.143 41,4 Tổng DSTN 104.325 100,0 502.754 100,0 851.179 100,0 398.429 381,9 348.425 69,3

Trong ba năm qua tình hình hoạt động xuất nhập khẩu của các ngành nghề kinh tế có nhiều biến động. Hoạt động xuất khẩu vẫn tăng về sản lượng nhưng vấp phải nhiều quy định khó khăn từ các nước nhập khẩu. Còn nhập khẩu, giá cả và nhu cầu tiêu thụ một số mặt hàng nhập khẩu tăng vọt như xăng dầu, sắt thép xây dựng, các loại nguyên liệu chế biến hàng xuất khẩu,... Do đó, doanh số tài trợ cho những ngành này đã có sự thay đổi khá lớn về cả giá trị và tỷ trọng tài trợ. Sự thay đổi này đã làm tác động đến doanh số thu nợ tài trợ của ngân hàng. TTXNK đa số là các khoản cho vay có kỳ hạn ngắn nên doanh số thu nợ TTXNK chịu ảnh hưởng trực tiếp từ doanh số cho vay tài trợ phát sinh trong năm đó. Để thấy được hiệu quả của công tác thu nợ theo từng ngành ta sẽ phân tích doanh số thu nợ theo từng ngành nghề kinh tế.

34 13.1 30.2 6.6 37.3 50.9 17 19.5 45.2 20.4 9.2 15.5 0 10 20 30 40 50 60 2006 2007 2008 % Thuỷ sản Phân bón, vật tư NN Lương thực Các ngành khác

BIỂU ĐỒ 8: DOANH SỐ THU NỢ TÀI TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU THEO NGÀNH CỦA NGÂN HÀNG EXIMBANK CẦN THƠ

4.3.2.1. Ngành thuỷ sản. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tương ứng với quy mô tài trợ, doanh số thu nợ tài trợ của ngành Thủy sản hầu như vẫn đạt tỷ trọng cao nhất trong tổng doanh số thu nợ.

Thủy sản là một trong những ngành có vai trò quan trọng, có giá trị đóng góp cao vào kim ngạch xuất khẩu hàng năm của vùng ĐBSCL. Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này chủ yếu nhận được khoản tài trợ với mục đích bổ sung vốn lưu động trong quá trình sản xuất và nhập các thiết bị sản xuất công nghệ hiện đại phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế. Tuy là mặt hàng xuất khẩu tiềm năng và có lợi thế của đồng bằng sông

Cửu Long nhưng thuỷ sản cũng là mặt hàng gặp không ít trở ngại và biến động khi xuất khẩu. Do đó doanh số cho vay tài trợ của ngân hàng đối với ngành này biến động làm doanh số thu nợ tài trợ của ngành này cũng có tốc độ biến động tăng giảm tương ứng. Cụ thể số liệu ở bảng 8 như sau: năm 2007, doanh số thu nợ tài trợ của ngành đạt 255.902 triệu đồng, tăng 227.044 triệu đồng so với năm 2006, với tốc độ tăng vọt là 583,47%. Đến năm 2008, doanh số thu nợ ngành hàng này tăng nhẹ, chỉ đạt được 289.546 triệu đồng, tăng với tốc độ 8,87% so với năm 2007.

Năm 2006 cơ cấu tài trợ của ngân hàng vào các ngành kinh tế là khá cân bằng không có sự chênh lệch đáng kể. Tuy nhiên, năm 2007 các khoản tài trợ và doanh số thu nợ lại tập trung vào ngành này khiến cơ cấu tài trợ có sự thay đổi rất lớn. Việc tạo ra thế không cân bằng trong cơ cấu tài trợ và thu nợ tài trợ của ngân hàng sẽ làm tăng rủi ro trong công tác thu nợ của ngân hàng nếu như việc xuất khẩu của các doanh nghiệp trong ngành này gặp nhiều khó khăn, lượng hàng sản xuất bằng vốn vay không xuất khẩu được hoặc hàng xuất khẩu bị từ chối. Do đó, ngân hàng cần phải có chính sách điều chỉnh lại cơ cấu đầu tư cho thích hợp, giảm bớt tỷ trọng đầu tư vào ngành này, nhằm giảm bớt những rủi ro ngoài ý muốn của ngân hàng. Đây cũng là lý do chính khiến cho doanh số thu nợ của thuỷ sản tăng chậm trong năm 2008, để cân bằng cơ cấu tài trợ giữa các ngành hàng giảm thiểu rủi ro, khi mà thị trường năm nay có nhiều biến động về nhu cầu giảm, thị trường hạn hẹp và các quy định về kiểm tra chất lượng ở những thị trường lớn ngày càng gay gắt.

4.3.2.2. Ngành kinh doanh Phân bón, vật tư Nông Nghiệp

Qua biểu đồ 8, ta thấy đây là nhóm ngành có tỷ trọng thay đổi nhất qua ba năm

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp về tín dụng tài trợ xuất khẩu tại Ngân hàng Eximbank Cần Thơ (Trang 74)