Thanh toán nhập khẩu

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp về tín dụng tài trợ xuất khẩu tại Ngân hàng Eximbank Cần Thơ (Trang 68)

5. Nội dung và các kết quả đạt được:

4.1.2 Thanh toán nhập khẩu

Đối với nghiệp vụ hàng nhập: Số liệu bảng 4 cho thấy doanh số thanh toán quốc tế tăng không đều qua các năm. Tăng nhanh vào năm 2007, tăng đến 118,53% so với năm 2006. Nhưng đến năm 2008 thì lại giảm xuống còn 22.439 ngàn USD, giảm 29,28% so với năm 2007.

Nguyên nhân của sự tăng trưởng cao và bền vững trong doanh số thanh toán quốc tế hàng nhập khẩu bên cạnh những chính sách điều chỉnh cơ cấu doanh số thanh toán quốc tế theo hướng cân đối doanh số thanh toán hàng nhập và hàng xuất của ngân hàng còn do thị trường nhập khẩu của nước ta ngày càng sôi động. Năm 2007, khi đã gia nhập vào WTO, tổng kim ngạch nhập khẩu cả nước là 62,68 tỷ USD, tăng đến 39,6% so với năm 2006. Nhưng đến năm 2008, do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính nguyên vật liệu các mặt hàng thanh toán nhập khẩu chủ yếu của chi nhánh Eximbank Cần Thơ là gỗ, bã đậu nành, xăng dầu, thuốc lá, thú y nhập về với giá giảm so với giá ký trên hợp đồng nhập khẩu, giá giảm nhanh khiến hàng bị tồn kho làm các doanh nghiệp ngại ký thêm hợp đồng mới. vì vậy, mà doanh số thanh toán hàng nhập khẩu trong năm nay giảm.

Trong các phương thức thanh toán quốc tế hàng nhập khẩu thì phương thức thanh toán nhờ thu kèm chứng từ luôn chiếm một tỷ trọng rất nhỏ, mặc dù nhìn chung 3 năm qua, doanh số thanh toán của phương thức này đã tăng, nhưng vẫn tăng chậm hơn các phương thức thanh toán khác. Điều này là do phương thức nhờ thu kèm chứng từ có rủi ro cao (nhất là nhờ thu trơn), hơn nữa đây lại là phương thức ít được sử dụng phổ biến trong thương mại quốc tế, chỉ được sử dụng trong những trường hợp các đối tác có sự tin tưởng cao lẫn nhau.

Phương thức thanh toán bằng T/T có doanh số thanh toán tăng trưởng cao và khá đều đặn. Chứng tỏ các doanh nghiệp đã ngày càng tạo được niềm tin đối với các đối tác

nước ngoài nên họ có thể sử dụng phương thức này để chuyển tiền thanh toán, vừa mang lại hiệu quả kinh tế cao cho doanh nghiệp, vì ít tốn kém chi phí và thủ tục khá đơn giản.

Đối với phương thức thanh toán bằng L/C, sau khi tăng mạnh vào năm 2007 (tăng lên 128,93% so với năm 2006) do nhu cầu sản xuất xuất khẩu ngày càng tăng nên các doanh nghiệp phải nhập khẩu các nguyên, phụ liệu, các loại máy móc thiết bị để sản xuất nên số lượng bộ chứng từ L/C nhập không những tăng mà còn có giá trị lớn. Thì sang năm 2008 doanh số thanh toán bằng L/C nhập đã giảm chậm (giảm 35,53% so với năm 2007) cùng với sự giảm nhẹ của phương thức nhờ thu đã kéo doanh số thanh toán hàng nhập khẩu trong năm giảm xuống, nguyên nhân của sự giảm xuống là do các doanh nghiệp phải nhập khẩu các nguyên, phụ liệu, các loại máy móc thiết bị để sản xuất trong năm 2007 tăng cao nhưng đến năm 2008 khủng hoảng tài chính nên giá giảm so với giá ký trên hợp đồng nhập khẩu làm hàng bị tồn kho nhiều và các doanh nghiệp nhập khẩu khôn ký thêm hợp đồng mới nữa.

0 20,000 40,000 60,000 Ngàn USD 2006 2007 2008 L/C Nhờ thu T/T

BIỂU ĐỒ 6: DOANH SỐ THANH TOÁN XNK CỦA TỪNG PHUƠNG THỨC THANH TOÁN TẠI EXIMBANK CẦN THƠ 2006-2008

Nhìn chung qua ba năm qua, cả ba phương thức trên đều có sự tăng trưởng, song so với tiềm năng có thể khai thác là chưa cao. Nguyên nhân một phần là do trên địa bàn có rất nhiều ngân hàng như ngân hàng Công thương, Ngân hàng Ngoại thương, Ngân hàng Á Châu, các chi nhánh ngân hàng nước ngoài như HSBC, Indovina Bank… đều có dịch vụ thanh toán quốc tế. Hầu hết đây là những ngân hàng có vốn lớn, đội ngũ nhân

viên có trình độ cao đã tạo nên môi trường cạnh tranh rất quyết liệt. Bên cạnh đó, đội ngũ thanh toán quốc tế hiện nay của ngân hàng còn ít (chỉ có 5 người) và chưa thúc đẩy mạnh công tác tìm kiếm khách hàng mới nên làm ảnh hưởng đến hiệu quả chung của hoạt động thanh toán quốc tế.

4.2. KHÁI QUÁT NGHIỆP VỤ TÍN DỤNG TÀI TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU TẠI

NGÂN HÀNG EXIMBANK CHI NHÁNH CẦN THƠ.

Tín dụng là một trong những hoạt động có quy mô lớn nhất trong hoạt động của NHTM. Hàng năm, trong tổng thu nhập của ngân hàng thường có đến 2/3 là các khoản thu có nguồn gốc từ hoạt động tín dụng. Nhằm đáp ứng xu thế chung trong nền kinh tế thị trường và thực hiện phương châm là NH luôn bán sản phẩm khách hàng cần, Eximbank luôn linh hoạt trong phương thức kinh doanh, thường xuyên đưa ra thị trường những sản phẩm, dịch vụ mới hấp dẫn như: Đa dạng hóa các hình thức huy động vốn; tài trợ vốn phát triển kinh doanh với các hình thức mới như hàng hóa lưu kho, tài trợ xuất nhập khẩu với lãi suất rất thấp (hiện tại là 0,9%/năm sau khi Nhà nước hỗ trợ lãi suất); dịch vụ thanh toán quốc tế; dịch vụ “hỗ trợ du học trọn gói”; quản lý tài khoản qua tin nhắn SMS; dịch vụ thẻ an toàn tiện lợi….Trong đó, hoạt động tài trợ xuất nhập là một trong những hoạt động tín dụng mang lại nguồn thu lớn cho ngân hàng, chiếm khoảng 10% tổng doanh số cho vay hàng năm của ngân hàng.

Bảng 5: TỶ TRỌNG DOANH SỐ CHO VAY TÀI TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU CỦA EIB CẦN THƠ

Đvt: triệu đồng Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%)

Tài trợ xuất nhập khẩu 130.768 8,2 720.559 10,9 949.219 12,0 Cho vay khác 1.463.972 91,8 5.905.846 89,1 6.969.232 88,0 Tổng DSCV 1.594.740 100,0 6.626.405 100,0 7.918.451 100,0

Vùng ĐBSCL có hệ thống sông ngòi chằn chịt, tài nguyên thiên nhiên dồi dào, khí hậu thuận lợi cho việc nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản cũng như sản xuất nông nghiệp nên kim ngạch xuất khẩu của các mặt hàng thủy sản, lương thực không ngừng tăng lên qua các năm. Bên cạnh đó, là nhu cầu nhập khẩu các máy móc thiết bị hiện đại để cải tiến kỹ thuật và công nghệ sản xuất của các doanh nghiệp không ngừng tăng. Do đó, nhu cầu vốn trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp là rất lớn, và hoạt động TTXNK ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu này.

Sản phẩm TTXNK của EIB được thiết kế khá linh hoạt, phù hợp với nhiều ngành nghề khác nhau do mỗi ngành nghề đều có đặc thù riêng. Bên cạnh đó, EIB cũng rất "mềm dẻo" trong việc thỏa thuận các hạn mức tín dụng và xác định thời gian cho mỗi khoản vay sao cho phù hợp dòng tiền của từng doanh nghiệp.

Bảng 6 : TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU CỦA EIB CẦN THƠ

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Chênh Lệch 2007/2006 Chênh Lệch 2008/2007

Số Tiền % Số Tiền % Doanh số cho vay 130.768 720.559 949.219 589.791 451,0 228.660 31,7 Doanh số thu nợ 104.325 502.754 851.179 398.429 381,9 348.425 69,3 Dư nợ 40.842 89.786 124.040 48.944 119,8 34.254 38,2 Nợ quá hạn 0 0 0 - - - -

(Nguồn: Phòng Tín Dụng ngân hàng Eximbank Cần Thơ)

Nhìn chung qua 3 năm hoạt động TTXNK của EIB Cần Thơ có phát triển. Điều này thể hiện qua sự tăng lên của doanh số cho vay, doanh số thu nợ, và dư nợ của ngân hàng.

 Về doanh số cho vay:

Trong ba năm qua doanh số cho vay của ngân hàng nhìn chung tăng với tốc độ không đều. Số liệu cụ thể ở bảng 6 cho thấy năm 2007 tăng nhanh đến 451,0 % (đạt 720.559 triệu đồng) so với năm 2006. Doanh số cho vay tăng trong năm nay là do nhiều

doanh nghiệp mới, có quy mô vừa và nhỏ, nguồn lực tài chính còn hạn chế so với nhu cầu phát triển kinh doanh; bên cạnh đó là sự mở rộng hoạt động kinh doanh của ngân hàng, khâu tìm kiếm khách hàng được đẩy mạnh cùng với sự tư vấn nhiệt tình của các nhân viên về các vấn đề thanh toán quốc tế với một quy trình thủ tục đơn giản nhất nên ngày càng nhiều doanh nghiệp lựa chọn dịch vụ thanh toán quốc tế của ngân hàng, từ đó làm doanh số hoạt động TTXNK của ngân hàng tăng. Đối với những khách hàng đến vay vốn lần thứ hai trở đi thủ tục vay vốn rất đơn giản và nhanh chóng. Đây là một đặc điểm giúp ngân hàng giữ chân các khách hàng quen thuộc. Vì vậy cho thấy, hoạt động TTXNK và hoạt động thanh toán quốc tế có quan hệ mật thiết với nhau, khi khách hàng tham gia dịch vụ thanh toán quốc tế của ngân hàng ngày càng đông thì doanh số cho vay của hoạt động TTXNK có thể tăng theo. Sang năm 2008 tuy có tăng nhưng tăng chậm đạt 949.219 triệu đồng, tăng 228.660 triệu đồng so với năm 2007 do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính thế giới nên tình hình XNK của cả nước giảm, lãi suất tăng cao nên ít có doanh nghiệp đi vay vốn làm giảm doanh số cho vay TTXNK. Nhưng nhờ chi nhánh đã chủ động tìm kiếm khách hàng để vừa phát triển tín dụng TTXNK vừa phát triển các nghiệp vụ thanh toán quốc tế. Vì vậy mà tốc độ tăng là 31,7% so với năm 2007

 Về doanh số thu nợ:

Đối với hoạt động TTXNK, đa số các khoản nợ thường là nợ ngắn hạn nên khi doanh nghiệp hoàn trả các khoản nợ đúng hạn thì khi doanh số cho vay tăng thì doanh số thu nợ cũng tăng. Qua bảng số liệu ta thấy công tác thu nợ của ngân hàng rất tốt. Cụ thể năm 2007 ngân hàng thu được 502.754 triệu đồng, tăng 381,9% so với năm 2006. Điều này cho thấy trong giai đoạn này các doanh nghiệp kinh doanh đạt hiệu quả cao, thu hồi vốn nhanh nên các khoản nợ ngắn hạn được thanh toán sớm và đúng hạn cho ngân hàng. Đặc biệt, là các khoản chiết khấu bằng USD, khi doanh nghiệp nhận được tiền thanh toán từ phía các nhà nhập khẩu đều trả nợ ngay cho ngân hàng. Doanh số thu nợ năm 2008 tiếp tục tăng với tốc độ chậm hơn nhiều so với năm trước tăng 69,3% tức đạt 851.179 triệu đồng so với năm 2007. Điều này cũng là bình thường trong bối cảnh nền kinh tế hiện nay, khi mà cả thế giới đang thắt chặt chi tiêu, thì nhu cầu bị giảm. Cả nhà xuất khẩu và nhập khẩu đều gặp khó khăn trong kinh doanh. Vì vậy, khả năng trả nợ của

khách hàng chậm và thấp. Tuy nhiên trong năm nay tốc độ doanh số thu nợ cao hơn doanh số cho vay do ngân hàng đẩy mạnh công tác thu nợ.

 Về dư nợ:

Doanh số cho vay và doanh số thu nợ của hoạt động TTXNK đều tăng qua các năm. Doanh số cho vay và doanh số thu nợ có tốc độ tăng cao thì dư nợ cũng tăng cao tương ứng và ngược lại. Nhìn chung, khi dư nợ tăng sẽ làm tăng rủi ro của ngân hàng nhưng nó sẽ làm lợi nhuận của ngân hàng tăng theo vì lượng vốn tồn đọng tại ngân hàng giảm làm hiệu quả sử dụng vốn tăng. Năm 2007 ngân hàng có dư nợ của hoạt động này tăng khá nhanh tăng đến 119,8% so với năm 2006, nên bước sang năm 2008 ngân hàng đã đẩy mạnh công tác thu nợ nhằm làm giảm tốc độ tăng của dư nợ, chỉ còn 69,3% vì khi dư nợ tăng quá nhanh sẽ làm gia tăng nhiều rủi ro cho hoạt động tín dụng của ngân hàng.

 Về nợ quá hạn:

Có thể nói nợ quá hạn là một trong những chỉ tiêu đánh giá tình hình hoạt động tín dụng của ngân hàng, nếu doanh số này cao thể hiện hoạt động tín dụng của ngân hàng không tốt và ngược lại. Tất cả các loại hoạt động tín dụng đều có thể làm phát sinh nợ quá hạn nhưng cao hay thấp là do chính sách ở mỗi ngân hàng. Hoạt động TTXNK hầu như không phát sinh nợ quá hạn là do đặc điểm khác biệt so với các hình thức tín dụng khác là hoạt động này cho vay trên các hợp đồng đã ký để sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu nên có nguồn thu nợ ổn định và đúng kỳ hạn. Bên cạnh đó, khi các doanh nghiệp nộp hồ sơ vào ngân hàng để xin TTXNK thì ngay từ đầu công tác thẩm định hồ sơ được ngân hàng tiến hành rất cẩn thận. Ngân hàng sẽ xem xét nghiêm ngặt về tình hình tài chính cũng như nguồn gốc và giá trị tài sản của các tài sản đảm bảo và họp ban tín dụng rồi mới quyết định cấp hạn mức tín dụng tài trợ cho doanh nghiệp. Chỉ đối với những doanh nghiệp có tình hình sản xuất kinh doanh tốt, nhiều uy tín trên thương trường thì EIB mới tài trợ không cần tài sản đảm bảo. Như vậy cho thấy đây là một hoạt động tín dụng có chất lượng cao, an toàn và ít rủi ro tín dụng.

Việt Nam hiện nay đã trở thành thành viên của nhiều tổ chức lớn trên Thế giới, cho thấy Việt Nam đang cố gắng hội nhập vào "sân chơi chung" của Thế giới. Điều này đã tạo tiền đề thúc đẩy hoạt động ngoại thương của nước ta ngày càng phát triển, thể hiện qua sự tăng lên không ngừng của kim ngạch xuất nhập khẩu qua các năm. Trong đó kim ngạch xuất nhập khẩu của vùng ĐBSCL hàng năm đóng góp khoảng 90% sản lượng xuất khẩu gạo và hơn 50% sản lượng xuất khẩu thủy sản trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước. Khi hoạt động ngoại thương phát triển sẽ kéo theo nhu cầu vốn của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu gia tăng, từ đó thúc đẩy hoạt động TTXNK và các dịch vụ thanh toán của các ngân hàng phát triển. Phân tích hoạt động TTXNK theo các ngành kinh tế sẽ giúp ta thấy được xu hướng đầu tư tài trợ của EIB Cần Thơ đối với từng ngành nghề trong giai đoạn 2006-2008

4.3.1. Phân tích tình hình cho vay

Trong nền kinh tế hiện nay, khi đất nước thiết lập mối quan hệ quốc tế trên nhiều lĩnh vực thì vốn là một nhu cầu rất cần thiết cho mọi ngành nghề. Đã có nhiều doanh nghiệp đứng vững và trên đà phát triển cũng có những doanh nghiệp làm ăn thua lỗ dẫn đến phá sản, ngưng hoạt động… Do đó, sự quan tâm phân loại cho vay theo ngành nghề giúp Ngân hàng thấy được tỷ trọng cho vay trong từng ngành nghề để từ đó có sự điều chỉnh phù hợp với tiềm năng của tỉnh. Doanh số cho vay, chỉ tiêu thể hiện quy mô tăng trưởng của công tác tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu thông qua bảng số liệu chi tiết được chia thành 4 lĩnh vực: ngành chế biến xuất nhập khẩu thủy sản, ngành chế biến và xuất khẩu lương thực, ngành xuất nhập khẩu phân bón và ngành nghề khác (phôi thép, xăng dầu, dệt may…)

Bảng 7 : DOANH SỐ CHO VAY TÀI TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU THEO NGÀNH KINH TẾ

Đvt: Triệu đồng

(Nguồn: Phòng Tín dụng ngân hàng EXIMBANK Cần Thơ)

Chỉ Tiêu Năm Chênh lệch 2006 2007 2008 2007/2006 2008/2007 Số Tiền Tỷ Trọng (%) Số Tiền Tỷ Trọng (%) Số Tiền Tỷ Trọng (%) Số Tiền % Số Tiền % Thủy sản 49.578 37,9 389.452 54,0 252.587 26,6 339874 685,5 -136865 -35,1 Phân bón, vật tư NN 19.542 14,9 93.428 13,0 123.512 13,0 73886 378,1 30084 32,2 Lương thực 37.289 28,5 169.785 23,6 402.546 42,4 132496 355,3 232761 137,1 Các ngành khác 24.359 18,7 67.894 9.4 170.574 18,0 43535 178,7 102680 151,1 Tổng DSCV 130.768 100,0 720.559 100,0 949.219 100,0 589791 451,0 228660 31,7

4.3.1.1. Ngành Thủy sản

Thủy sản là một trong số ít ngành có kim ngạch xuất khẩu cao nhất vùng ĐBSCL hiện nay nên có khá nhiều doanh nghiệp gia nhập ngành với các mặt hàng kinh doanh, xuất khẩu chủ yếu là tôm đông lạnh, cá tươi ướp đá và đông lạnh, mực đông lạnh, cá da trơn đông lạnh... Vì vậy, ngành này chiếm doanh số và tỷ trọng tài trợ khá cao trong tổng doanh số cho vay (khoảng 35%).

Năm 2006 tình hình xuất khẩu thuỷ sản bắt đầu khả quan hơn sau 2 năm gặp khá nhiều khó khăn từ vụ kiện 6 nước (trong đó có Việt Nam) bán phá giá của Mỹ đã gây trở ngại cho việc xuất khẩu tôm và các mặt hàng thủy sản khác sang thị trường này. Trong

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp về tín dụng tài trợ xuất khẩu tại Ngân hàng Eximbank Cần Thơ (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)