Yếu tố kinh tế

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp về chiến lược huy động vốn tại Ngân hàng Á Châu (Trang 55 - 59)

4.1.1.1. Cơ cấu kinh tế

Cơ cấu kinh tế Thành phố Cần Thơ giai đoạn 2006 – 2008 chuyển dịch theo cơ

cấu theo hướng giảm tỷ trọng nông – lâm– ngưnghiệp và tăng tỷ trọng hai ngành quan trọng công nghiệp – xây dựng và thương mại dịch vụ. Điều này thực hiện đúng với mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của thành phố Cần Thơ giai đoạn 2006 – 2010 là tốc độ tăng trường kinh tế đạt 10,5%/năm, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng các ngành phi nông nghiệp, cụ thể các ngành phi nông nghiệp chiếm khoảng 64% vào năm 2010.

Bảng 11: CƠ CẤU KINH TẾ THÀNH PHỐ CẦN THƠ QUA BA NĂM 2006, 2007, 2008

Đơn vị tính: %

Chỉ tiêu 2006 2007 2008

Nông, lâm, ngư

nghiệp 18,70 16,51 16,74 Công nghiệp và xây dựng 39,84 38,34 38,37 Thương mại dịch vụ 40,82 45,15 44,89

18.70%

39.84% 40.82%

Nông, lâm,như nghiệp

Công nghiệp và xây dựng

Thương mại dịch vụ

Hình 9a:BIỂU ĐỒ CƠ CẤU KINH TẾ THÀNH PHỐ CẦN THƠ NĂM 2006

16.51%

38.34% 45.15%

Nông, lâm,như nghiệp Công nghiệp và xây dựng Thương mại dịch vụ

Hình 9b:BIỂU ĐỒ CƠ CẤU KINH TẾ THÀNH PHỐ CẦN THƠ NĂM 2007

16.74%

38.37% 44.89%

Nông, lâm,như nghiệp Công nghiệp và xây dựng Thương mại dịch vụ

Hình 9c: BIỂU ĐỒ CƠ CẤU KINH TẾ THÀNH PHỐ CẦN THƠ NĂM 2008

a. Ngành nônglâm–ngư nghiệp

Đối với khu vực Đồng bằng sông Cửu Long nói chung, thành phố Cần Thơ nói

riêng trong ba năm qua đang cố gắng tăng dần tỷ trọng công nghiệp – thương mại

dịch vụ và giảm tỷ trọng nông nghiệp. Ta thấy việc tỷ trọng ngành nông nghiệp đang giảm rất lớn cụ thể năm 2006 là 18,70% tới năm 2007 giảm còn 16,51% và

năm 2008 là 16,74% thì tăng nhưng không đáng k ể. Đây là sự tăng trưởng tốt của

nghiệp phát triển trên nền nông nghiệp mà phải là nông nghiệp chất lượng cao

mới được. Vì vậy thành phố Cần Thơ xác định phát triển công nghiệp thương mại

- dịch vụ, rồi dần dần giảm tỷ trọng nông nghiệp đúng với c ơ cấu kinh tế Cần Thơ trong ba năm qua.

b. Ngành công nghiệp xây dựng

Ta thấy tỷ trọng ngành công nghiệp- xây dựng tăng giảm qua các năm nhưng

không lớn, năm 2006 là 39,84%, năm 2007 là 38,34% và năm 2008 là38,37%. Ta thấy qua các năm, năm 2008 tỷ trọng công nghiệp tăng so với năm 2007 nhưng năm 2007 tỷ trọng giảm so với năm 2006 là do nguyên nhân lạm phát cao năm

2007 cùng dự báo năm 2007 là năm khó khăn nên việc đầu tư xây dựng cũng sụt

giảm. Với nhiệm vụ là phải tăng tỷ trọng hằng năm cho ngành công nghiệp là khá lớn nhằm mục tiêu giai đoạn 2006 – 2010 là thành phố công nghiệp đề ra, vừa tạo điều kiện phát triển công nghiệp theo h ướng bền vững. Các sản phẩm từ công

nghiệp chế biến của thành phố Cần Thơ nói riêng và Đồng bằng sông Cửu Long nói chung có thể là mạnh trong cả nước, nguồn lao động dồi dào, giá nhân công

tương đối rẻ so với vùng Đông Nam Bộ và thành phố Hồ Chí Minh..sẽ là yếu tố

thuận lợi để thành phố Cần Thơ xứng đáng là thành phố trực thuộc trung ương và

là trung tâm kinh tế Đồng bằng sông Cửu Long.

c. Ngành thương mại dịch vụ

Bảng số liệu trên thấy được tỷ trong ngành thương mại dịch vụ đã tăng qua ba

năm. Năm 2006 là 40,82% ,năm 2007 là 45,15%, còn năm 2008 44,89%. Với áp lực cạnh tranh gay gắt sau khi Việt Nam gia nhập WTO, giá cả h àng hóa tăng

mạnh nhưng năm 2007 và năm 2008 t ỷ trong ngành thương mại – dịch vụ thành phố Cần Thơvẫn đạt được mức tăng trưởng khá cao. Ta thấy tốc độ phát triển của ngành thương mại dịch vụ phát triển rất nhanh mà ngân hàng là một trong số

những ngành thương mại dịch vụ. Từ đó cho thấy lĩnh vực ngân hàng phát triển

rất mạnh về hình thức kinh doanh và dịch vụ góp phần tăng tỷ trọng của nhóm thương mại dịch vụ cao hơn cả nhóm ngành công nghiệp xây dựng. Với nhóm

ngành thương mại dịch vụ tăng nhanh luôn chiếm trên 40% cơ cấu kinh tế thành phố Cần Thơ và cộng với tỷ trọng ngành công nghiệp – xây dựng vẫn đã hoàn thành mục tiêu 64% đãđề ra cho nhóm ngành phi nông nghiệp. Mặt dù, các dịch

nghệ thông tin, giáo dục – đào tạo, lao động…cũng phát triển khá đa dạng. Do đó,

thành phố Cần Thơ có môi trường dịch vụ tốt hơn hẳn các tỉnh trong vùng Đồng

bằng sông cửu long. So với các tỉnh miền Đông Nam Bộ thì tốc độ tăng trưởng,

hạ tầng dịch vụ của Cần Th ơ tốt hơn nhiều. Tuy nhiên, nhìn tổng thể thì hệ thống

kinh tế dịch vụ của Cần Thơ chưa có chiến lược phát triển bao quát. Nhiều ngành dịch vụ như: thị trường chứng khoán, bảo hiểm, cho thuê tài chính…còn nhỏ bé.

Chất lượng dịch vụ còn thấp so với yêu cầu trung tâm vùng. Do đó, trong xu thế

hội nhập, ngành dịch vụ chưa chuyển biến mạnh mẽ về chất.

4.1.1.2. Tốc độ tăng trưởng kinh tế

Năm 2007, trong khi tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn vùng bình quân là 13%, thì thành phố Cần Thơ có mức tăng trưởng cao nhất trong vùng là 16,4%. Nhưng

tới năm 2008, tốc độ tăng tr ưởng kinh tế thành phố Cần Thơ chỉ còn 15,21%. Đây

là kết quả khả quan của sự tăng tr ưởng của thành phố Cần Thơ. Cùng với cơ cấu

kinh tế tăng trưởng theo nhóm phi nông nghiệp và tốc độ tăng trưởng kinh tế cao

nhất vùng thì hiện tại và tương lai thành phố Cần thơ sẽ là nơi phát triển nhanh và hấp dẫn các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

4.1.1.3. Kim ngạch xuất khẩu

Năm 2007, tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu và doanh thu dịch vụ của thành phố Cần Thơ cũng đạt 566 triệu USD, tăng 19,58% so với cùng kỳ năm 2006.

Trong đó, xuất nhập khẩu hàng hóa đạt 540 triệu USD, tăng 19,34%. Dù vậy, xét

riêng từng nhóm hàng và từng doanh nghiệp thì lượng hàng và giá trị kim ngạch

xuất khẩu giảm mạnh. Tổng kim ngạch xuất khẩu chung tăng do có nhiều doanh

nghiệp mới tham gia vào hoạt động xuất khẩu, nhất là lĩnh vực xuất khẩu thủy

sản. Năm 2007, các doanh nghi ệp tại thành phố đã xuất khoảng 98.00 tấn thủy

thủy sản các loại, đạt kim ngạch 305 triệu USD, chiếm tỷ trọng 56,48% tổng kim

ngạch xuất khẩu hàng hóa của thành phố, tăng 53,55 về lượng và 39% về giá trị

so với năm trước. Trong khi đó, xuất khẩu gạo ước đạt khoảng 475 ngàn tấn với

giá trị kim ngạch 145 triệu USD, giảm 13% về l ượng so với năm trước, tăng gần 3

% giá trị. Mặt hàng may mặc, hàng thủ công mỹ nghệ, trứng các loại đều giảm về

kinh ngạch xuất khẩu so với năm tr ước. Nhưng sang tháng 1năm 2008 kim ng ạch

xuất khẩu của thành phố Cần Thơ đạt 33,4 triệu USD tăng 57,42% so với cùng kỳ năm 2007 và mới đây thôi tháng 1 năm 2009 con số này giảm 6,09% so với cùng

kỳ năm trước. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu thủy sản giảm đến 18,57%. Từ đây

thấy rằng thành phốrất phát triển và mạnh về xuất khẩu thủy hải sản.

4.1.1.4. Cơ sở hạ tầng

Năm 2007 các khu công nghi ệp thành phố Cần Thơ thu hút gần 320 triệu USD

vốn đầu tư, vượt 155% kế hoạch và tăng 51% so với năm 2006 và qua đó được

tổng số vốn đầu tư toàn xã hội trên địa bàn thành phố Cần Thơ ước đạt trên 11.900 tỷ đồng, tăng 22,6% so với năm 2006 . Và ngay đầu năm 2008, ban quản lý

các khu chế xuất và công nghiệp Cần Thơ đã trao 7 giấy chứng nhận đầu tư cho

doanh nghiệp với tổng số vốn đăng ký là 96,5 triệu USD cho thấy các nh à đầu tư

vào một thành phố đầy triển vọng như thành phố Cần Thơ.

Về mặt giao thông: quốc lộ1A đoạnchạy quathành phốCần Thơ dài 40 kmlà

tuyến giao thông huyết mạch nối Cần Thơ với thành phố Hồ ChíMinh, cáctỉnh,

thành phố trong vùng và cả nước; quốc lộ 91 dài 30 km nối cảng Cần Thơ, sân bay Trà Nóc, Khu công nghiệp Trà Nóc với quốc lộ 1A đều đã hòan thành tạo

thuận lợi cho việc đi lại v à lưu thông hàng hóa. Cùng với đó, trong tương lai thành phố cũng đang chuẩn bị khánh thành cầu Cần Thơ (nối Cần Thơ với thành phốHồ Chí Minh và cáctỉnh,thành phốthuộcvùng đồng bằng sông Cửu Long).

Đó sẽ là điều khiện cho thành phố Cần Thơ phát triển mạnh mẽ hơn nữa.

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp về chiến lược huy động vốn tại Ngân hàng Á Châu (Trang 55 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)