Phân tích đối thủ cạnh tranh hiện tại

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp về chiến lược huy động vốn tại Ngân hàng Á Châu (Trang 61 - 65)

Số lượng các tổ chức tín dụng tr ên địa bàn thành phố Cần thơ tăng nhanh trong ba năm qua, khả năng huy động vốn và đáp ứng nhu cầu vốn cho phát triển của

thành phố Cần thơ ngày càng tốt hơn. Nếu như năm 2006, thành phố Cần Thơ chỉ

có 28 tổ chức tín dụng và năm 2007 là 35 tổ chức tín dụng. Tính đến đầu năm

2008, toàn thành phố đã có gần 40 chi nhánh, văn phòng đại diện của các ngân hàng trong và ngoài nư ớc. Ba năm qua các ngân hàng trên đ ịa bàn đã mở rộng

mạng lưới, phát triển mạnh dịch vụ thẻ và tài khoản, các dịch vụ phi tín dụng,

ngày càng có nhiều sản phẩm mới được triển khai, khai thác sâu nhu cầu của

khách hàng cá nhân và doanh nghiệp. Hầu hết các ngân h àng đều có sản phẩm huy động hằng tuần, hàng tháng,..với nhiều tiện ích cho khách hàng.

4.2.1.1. Các ngân hàng thương m ại nhà nước

* Ngân hàng ngoại thương ( Vietcombank)

Là ngân hàng dẫn đầu khối ngân hàng thương mại quốc doanh trên địa bàn và mới trở thành ngân hàng thương m ại cổ phần năm 2008 do đó có những chính

sách cởi mở để tăng tốc độ cạnh tranh với các ngân h àng khác để luôn giữ vững

thị phần. Năm 2007 tổng nguồn vốn của chi nhánh đạt 2.177 tỉ đ ồng tăng 26%,

vốn huy động đạt 850 tỉ đồng tăng 20%, d ư nợ cho vay đạt 1.850 tỉ đồng tăng

19% so với năm 2006. Lợi nhuận năm 2007 đạt t ương đương năm 2006 là 65 t ỉ đồng.

* Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn (Argibank)

Là ngân hàng đã hoạt động trên địa bàn thành phố Cần Thơ từ lâu và hiện tại

có rất nhiều chi nhánh và phòng giao dịch khắp tất cả quận huyện của thành phố

Cần Thơ. Khách hàng chủ yếu là các hộ sản xuất nông nghiệp. * Ngân hàng đầu tư và phát triển(BIDV)

Là ngân hàng thương mại nhà nước thành lập và đi vào họat động sau ba ngân

hàng: Nông nghiệp, Công Thương và Ngoại thương tại địa bàn thành phố Cần Thơ. Vì thế, ngân hàng có một trụ sở chi nhánh chính và bốn phòng giao dịch.

Khách hàng chủ yếu là các doanh nghiệp sản suất ra các sản phẩm thiết yếu,

BIDV đang thực hiện lộ trình cổ phần hoá để nâng cao năng lực t ài chính, tăng

khả năng cạnh tranh và trở thành Tập đoàn tài chính ngân hàng Việt Nam hoạt động đa lĩnh vực với 4 mảng hoạt động chính là Ngân hàng Bảo hiểm - Chứng

khoán - Đầu tư tài chính...

* Ngân hàng Công Thương Vi ệt Nam (Vietinbank)

Ngân hàng Công Thương Vi ệt Nam hoạt động cùng lúc với ngân hàng nông nghiệp phát triển nông thông và ngân hàng ngoại thương. Dù phát triển không

bằng ba ngân hàng trên nhưng với uy tín và họat động lâu năm nên cũng là một đối thủ cạnh tranh đáng nể trên địa bàn thành phố Cần Thơ.

4.2.1.2. Các ngân hàng thương m ại cổ phần và quỹ tín dụng

* Ngân hàng thương mại cổ phần Miền Tây ( Western bank)

Năm 2008, Western bank đã tăng vốn điều lệ lên 1.000 tỉ đồng và đang cho

thấy là một ngân hàng đang phát triển vượt bậc với gần 50 chi nhánh tại 22 tỉnh. Và được đánh giá vị trí số 1 trong số 22 ngân hàng thương mại về phát triển công nghệ ứng dụng công nghệ thông tin v à đạt loại A về chỉ số vốn tự có, chất lương

hoạt động, quản trị điều hành, và khả năng thanh toán năm 2007. * Ngân hàng Sài Gòn Hà Nội

Là một trong số những ngân hàng có lợi nhuận cao năm 2007 và năm 2008 đang có bước phát triển vượt bậc về cả mạng lưới hoạt động, đa dạng hóa dịch vụ.

* Ngân hàng Việt Á

Là ngân hàng có bước tăng trưởng vượt bậc. Năm 2007, Việt Á chi nhánh Cần Thơ có tổng tài sản là 578 tỉ đồng, cao gấp 2,42 lần, huy động vốn đạt 213 tỉ đồng

cao gấp 1,5 lần, dư nợ 551 tỉ đồng cao gấp 2,5 lần so với năm 2006. Đặc biệt là lợi nhuận của chi nhánh Cần Th ơ tăng từ 2,4 tỉ đồng năm 2006 lên 12,4 tỉ đồng năm 2007. Nổi bật của ngân hàng Việt Á chi nhánh Cần th ơ là liên kết với các

công ty địa ốc như: 586, Tây Nguyên Plaza, H ồng Phát,…để cho vay nh à đất và ô tô. Do năm 2008, Việt Á chi nhánh Cần Th ơ đẩy mạnh cho vay sản xuất kinh

doanh và tập trung vào hướng khách hàng doanh nghiệp nên vốn huy động là 390 tỉ đồng, dự nợ 1.000 tỉ đồ ng và đạt lợi nhuận 19 tỉ đồng.

* Ngân hàng xuất nhập khẩu (Eximbank)

Ngân hàng xuất nhập khẩu chi nhánh Cần Th ơ năm 2007 đã hoàn thành vượt

1.000 tỉ đồng và vượt 66% so với kế hoạch, dư nợ đạt 874 tỉ đồng thì vượt kế

hoạch gần 10%, lợi nhuận đạt h ơn 18 tỉ đồng nên vượt kế hoạch 33%. Do chi nhánh khai trương dịch vụ giao dịch kỳ hạn vàng nên thu hút khá đông khách

hàng tham gia, góp phần vượt mức kế hoạch đề ra. Với tốc độ tăng trưởng tốt năm 2007 nên năm 2008, Eximbank C ần Thơ đã mạnh dạn mở rộng mạng lưới của

mình tại Cần Thơ lên hai chi nhánh và năm phòng giao dịch.

Ngoài ra, còn có các ngân hàng mới phát triển là: ngân hàng Đông Á, B ắc Á, Đông Nam Á, Kỹ Thương, Sacombank, Nam Việt, Phương Nam, Ngân hàng quân đội, Ngân hàng đầu tư và phát triển nhà đồng bằng sông cửu long, Ngân hàng phát triển nhà thành phố Hồ Chí Minh…Các ngân hàng liên doanh và ngân hàng quốc tế như: Indovina, Ngân hàng qu ốc tế VIP bank, HSBC,…Và đặc biệt đầu năm 2009 có sự xuất hiện của ngân hàng Việt Nam thương tín.

* Quỹ đầu tư phát triển Thành phố Cần Thơ

Qũy đầu tư phát triển thành phố Cần Thơ (CADIF) chính thức đi vào hoạt động

ngày 11-02-2009 với số vốn điều lệ là 200 tỉ đồng, là một trong những kênh huy

động vốn và đầu tư vốn huy động góp phần thúc đẩy đầu t ư phát triển cơ sở hạ

tầng kinh tế - xã hội thành phố Cần Thơ. Do CADIF là một tổ chức tài chính nhà

nước được thành lập theo quyết định của Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ

nên có sự uy tín cao trong con mắt người dân. CADIF thực hiện rất nhiều chức năng như huy động vốn, cho vay, trực tiếp đầu t ư...Điều đặc biệt là CADIF sẽ

không lấy lợi nhuận đặt lên hàng đầu mà chỉ làm vốn mồi nhằm kích thích,

khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia tạo ra nhiều sản phẩm, công trình

cơ sở hạ tầng phục vụ xã hội và phát triển thành phố. Một điểm nữa là CADIF chỉ huy động vốn trung và dài hạn để đầu tư các dự án mang tính khả thi, dễ thu hồi

vốn. Còn trường hợp CADIF tự đầu tư trực tiếp, thì khi dự án hoàn thành sẽ bán

lại cho nhà đầu tư khác khai thác, để tiếp tục đầu tư dự án mới, chứ không giữ đó

thu lợi nhuận...Đây là điểm khác biệt với hoạt động ngân hàng.

Với uy tín và đặc biệt không lấy lợi nhuận làm đầu thì CADIF sẽ ngày càng phát triển lớn mạnh và đặc biệt là sẽ huy động vốn trung và dài hạn rất tốt sẽ trở

thành một đối thủ cạnh tranh khó chịu với ngân hàng Á Châu nói riêng và ngân

4.2.1.3. Thị phần các ngân hàng thương mại tai thành phố Cần Thơ năm 2006, 2007, 2008

Năm 2006 ở lĩnh vực ngân hàng tín dụng, tổng số vốn huy động năm 2006 cuả các ngân hàng trên địa bàn thành phố Cần Thơ khoảng 6.233 tỉ đồng. Năm 2007

số vốn huy động là 10.200 tỉ đồng, tiền gửi của các tổ chức kinh tế là 3.000 tỉ đồng và tiền gửi của dân cư là 6.600 tỉ đồng và 600 tỉ đồng từ các thành phần

khác. Và năm 2008 số vốn huy động là 12.086 tỉ đồng.

Bảng12: THỊ PHẦN HUY ĐỘNG VỐN CỦA CÁC NGÂN HÀNG TRÊN

ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ NĂM 2006, 2007, 2008

2006 2007 2008 Ngân hàng Số tiền (triệu đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (triệu đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (triệu đồng) Tỷ trọng (%) ACB 261,229 4,19 429,120 4,20 554,096 4,58 Việt Á 142 2,28 213 2,09 390 3,22 Eximbank - - 1.000 9,80 - - Vietcombank 708,333 11,36 850 8,33 - - Các ngân hàng khác 5.121,438 82,17 7.707,88 75,58 11.141,904 92,20 Tổng 6.233 100,00 10.200 100,00 12.086 100,00

Nguồn: Báo Cần Thơ và Ngân hàng nhà nước chi nhánh Cần Thơ

Và dưới đây là biểu đồ thị phần huy động vốn trên TP Cần Thơ qua ba năm:

4.19% 2.28% 11.36% 82.17% ACB Việt Á Vietcombank Các ngân hàng khác

Hình 10a: BIỂU ĐỒ THỊ PHẦN HUY ĐỘNG VỐN GIỮA CÁC NGÂN

4.20% 2.09% 8.33% 75.58% 9.80% ACB Việt Á Vietcombank Các ngân hàng khác Eximbank

Hình 10b: BIỂU ĐỒ THỊ PHẦN HUY ĐỘNG VỐN GIỮA CÁC NGÂN

HÀNG TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ NĂM 2007

4.58% 3.22%

92.20%

ACB Việt Á

Các ngân hàng khác

Hình 10c: BIỂU ĐỒ THỊ PHẦN HUY ĐỘNG VỐN GIỮA CÁC NGÂN

HÀNG TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ NĂM 2008

Ta thấy qua ba năm 2006, 2007, 2008 thị phần huy động vốn của ngân hàng Á

Châu trên địa bàn thành phố Cần Thơ đều tăng dù chưa lớn nhưng với số tổ chức

tín dụng đang ngày càng tăng thì thị phần của ngân hàng Á Châu là tăng trư ởng

khá tốt. Chẳng hạn dù năm 2008 chỉ chiếm có 4,58%, Việt Á chiếm 3,22%, còn 38 ngân hàng còn lại chiếm 92,2% tức là trung bình thị phần của một ngân hàng là 2,42%.

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp về chiến lược huy động vốn tại Ngân hàng Á Châu (Trang 61 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)