Phân tích những cơ hội

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp về chiến lược huy động vốn tại Ngân hàng Á Châu (Trang 68 - 70)

4.3.1.1. Phân tích những cơ hội trong điều kiện kinh tế hội nhập

a. Tăng dịch vụ ngân hàng đặc biệt là ngân hàng quốc tế

Do các doanh nghiệp Cần Thơ thuộc các lĩnh vực xuất nhập khẩu lương thực

thực phẩm chiếm số lượng lớn trên địa bàn vì thế việc giao dịch thanh toán qua ngân hàng có cơ hội phát triển những dịch vụ sau: tài trợ xuất nhầp khẩu, mở tài khoản L/C, bao thanh toán, …thì các ngân hàng c ần phải phát triển các dịch vụ

thanh toán quốc tế. Nếu các ngân hàng thương mại trong nước không cung cấp

các dịch vụ thanh toán quốc tế tốt nhất thi khi đi hội nhập thì sẽ khó cạnh tranh lại các ngân hàng nước ngoài sẽ đầu tư vào thành phố Cần Thơ. Điều đó dẫn đến chất lượng ngân hàng thanh toán quốc tếcủa các ngân hàngtrong nước ở mức độ thấp

hơn các ngân hàng nước ngoài có chi nhánh toàn thế giới.

b. Năng cao hiệu quả hoạt động và cạnh tranh

Khi Việt Nam hội nhập kinh tế thế giới thì các tổ chức tài chính hàng đầu sẽ

thành lập chi nhánh ở tất cả các thành phố lớn ở Việt Nam trong đó có thành phố

Cần Thơ. Từ việc liên doanh rồi mua lại cổ phần các ngân h àng thương trong nước đến thành lập chi nhánh 100% vốn n ước ngoài sẽ cạnh tranh rất quyết liệt

với các ngân hàng trong nước. Do các ngân hàng nước ngoài có vốn mạnh vì thế các ngân hàng trong nướccần phải hoạt động làm sao để giảm thiểu chi phí và lợi

nhuận tăng lên thì mới hoạt động kinh doanh có hiệu quả. Từ việc kinh doanh tốt các ngân hàng trong nước mới dám đầu tư mở rộng dịch vụ và mạng lưới để giành thị phần trước khi các ngân hàng nước ngoài đầu tư vào.

c. Học hỏi kinh nghiệm, năng cao trình độ công nghệ và quản trị ngân hàng

Hiện nay có rất nhiều tập đo àn tài chính đang đầu tư vào ngân hàng thương m ại

cổ phần nước ta, đó là kết quả của việc hội nhập thế giới. Khi đó các tập đoàn tài chính thế giới sẽ đầu tư vốn, kỹ thuật, công nghệ cao, cách điều hành và quản lý

công việc rất hiện đại vào các ngân hàng mà họ tham gia mua lại cổ phần. Đó là

cơ hội cho chúng ta học hỏi và tự điều chỉnh sao cho phù hợp với ngân hàng trong

nước. Từ đó các ngân hàng tìm hiểu và xây dựng chính sách cạnh tranh hợp lý để

có thể cạnh tranh với các tổ chức tài chính thế giới khi họ đầu tư và thành lập chi

nhánh 100% vốn tự có của họ.

d. Thu hút nguồn vốn

Trong thời buổi hội nhập hiện nay có rất nhiều ngân hàng trong nước và ngoài

nước, với tình hình chi phí lãi suất huy động vốn tăng cao thì ngân hàng nào thu hút càng nhiều khách hàng doanh nghiệp, đẩy mạnh thu hút tiền gửi thanh toán sẽ

giãm được áp lực chi phí. Mà khi hội nhập kinh tế thế giới các nh à đầu tư nước

ngoài sẽ thành lập các dự án tại các khu vực kinh tế trọng điểm. Các dự án này vốn thành lập rất lớn sẽ là một kênh huy động vốn rất hữu hiệu cho các ngân hàng

khi các nhà đầu tư đến gởi vốn đầu tư dự án. Điều này giúp cho ngân hàng có thể

yên tâm thực hiện các hoạt động kinh doanh mà không sợ thiếu vốn, còn các nhà

đàu tư thì không sợ thất thoát mà còn có thể sinh lời trên vốn dự án của minh.

e. Động lực thúc đẩy cải cách ngân hàng

Trong nền kinh tế hội nhập ngày nay, việc các nhà đầu tư nước ngoài hay các tập đoàn tài chính bắt đầu mở rộng mạng lưới chi nhánh và đầu tư những dự án

những công trình tại Việt Nam. Để có thể thu hút những nh à đầu tư nước ngoài

đến giao dịch tại các ngân hàng thương mại trong nước thìcác ngân hàng thương

mại cần phải đầu tư các công nghệ tiên tiến hiện đại nhất thì mới thuyết phục được những khách hàng này. Do họ thường giao dịch với các ngân hàng lớn trên

thế giới nên khi đến Việt Nam thì chưa có chi nhánh những ngân hàng mà họ thường giao dịch nên sẽ chọn ngân hàng thương mại trong nước tốt nhất để giao

dịch. Điều đó buộc lòng những người lãnh đạo các ngân hàng phải đầu tư các

công nghệ máy móc để việc giao dịch diễn ra nhanh chóng. Cùng với đó là việc

mua các phần mềm xử lý để việc hạch toán diễn ra nhanh chóng, chín h xác để

khách hàng thoải mái khi đến rút và gửi tiền.Các tập đoàn hay nhà đầu tư trên thế

giới đãđến thăm thành phố Cần Thơ, đây là những khách hàng đầy tiềm năng về

tàì chính để ngân hàng huy đông vốn vì thế đó là động lực lớn để thúc đẩy cải

cách ngân hàng thương mại trong nước.

4.3.1.2. Phân tích những cơ hội trong điều kiện phát triển của thành phố

Cần Thơ

Hiện nay, Cần Thơ đang là thành phố trực thuộc trung ương và đang trên đà

tiến lên đô thị lọai 1 và trở thành một trong năm thành phố lớn nhất Việt Nam.

Nên chính phủ cùng ngân hàng nhà nước đều dành các chính sách ưu đãi dành cho thành phố Cần Thơ. Với lợi thế này sẽ giúp cho thành phố Cần Thơ sẽ có

những cơ chế thoáng để các nhà đầu tư có điều kiện hợp tác với thành phố. Từ đó đưa thành phố Cần Thơ phát triển về mọi mặt.

Cùng với đó là tốc độ tăng trưởng kinh tế luôn lớn nhất vùng và tỷ trọng các

ngành công nghiệp xây dựng – dịch vụ thương mại chiếm hơn 80% cơ cấu kinh tế

của thành phố, vượt xa chỉ tiêu kế hoạch đề ra của thành phố là 64%, kim ngạch

xuất khẩu tăng mạnh qua các năm. Cầu Cần Thơ sắp hoàn thành sẽ giúp giao

thông thông suốt. Đời sống nhân dân tốt và có bình quân thu nhập cao nhất nhì của vùng chỉ đứng sau Kiên Giang về bình quân thu nhập đầu người. Cùng với đó

là các dịch vụ đều được cung cấp tốt nhất v à đầy đủ để phục vụ cho người dân

trên tất cả mọi lĩnh vực: công nghệ thông tin, tài chính, ngân hàng,..và khách du lịch nước ngoài vẫn tăng hằng năm. Và tất cả các yếu tố trên cho thấy thành phố

Cần Thơ xứng đáng trung tâm kinh tế của vùng và là thành phố tiềm năng phát

triển mạnh trong tương lai.

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp về chiến lược huy động vốn tại Ngân hàng Á Châu (Trang 68 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)