4.3.2.1. Công nghệ ngân hàng
Do công nghệ thế giới ngày càng tiên tiến vì thế các ngân hàng phải luôn cải
Hiện tại các ngân hàng đều có niêm yết cổ phần của mình trên thị trường chứng
khoán không chỉ để thu hút các tập đoàn nước ngoài về vốn đầu tư vào mà cònđể
tiếp thu công nghệ mà các tập đoàn tài chính thế giới áp dụng vào ngân hàng. Vì thế các ngân hàng thương mại trong nước cần phải đầu tư công nghệ ngân hàng mạnh mẽ mới có thể cạnh tranh với các ngân h àng nước ngoài.
4.3.2.2. Một số thách thức khác
Do trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu, các ngân hàng nước
ngoài không ngần ngại đẩy mạnh đổ tiền vào thị trường tài chính nước ta. Mua cổ
phần, liên doanh, và sát nhập với các ngân hàng Việt Nam trở thành xu hướng phổ
biến của các nhà đầu tư nước ngoài. Năm 2008 vừa qua, ngân hàng Société Générale của Pháp đã mua 15% cổ phần của ngân hàng Đông Nam Á ( Seabank).
HSBC của Anh nâng tỷ lệ sở hữu trong ngân hàng Kỹ Thương lên 20%
(Techcombank). Bốn nhà đầu tư nước ngoài trong đó đứng đầu là Sumitomo Mítui của Nhật Bản mua 25% cổ phần trong ngân hàng Xuất Nhập Khẩu Việt
Nam (Eximbank)…Và song song v ới đó là thành lập chi nhánh ngân hàng 100% vốn nước ngoài với hai đại gia đi tiên phong là HSBC và Standard Chartered của
Mỹ. Tháng 10 năm 2009 sẽ có một đoàn gồm lãnh đạo 60 tổ chức tài chính lớn
trên thế giới cũng sẽ đến Việt Nam tìm cơ hội đầu tư. Điều này cho thấy tin hiệu
mừng khi các nhà đầu tư nước ngoài tin tưởng vào sự ổn định và tiềm năng phát
triển kinh tế Việt Nam nói chung và hệ thống ngân hàng nói riêng. Bên cạnh đó
có một nỗi lo và thách thức rất lớn là các ngân hàng nội sẽ bị ngoại hóa và cạnh
tranh phát triển rất gay gắt với các tập đoàn tài chính trên thế giới có lực lượng
vốn hùng mạnh.
4.4. MA TRẬN SWOT
Từ việc phân tích điểm mạnh, điểm yếu của ngân hàng Á Châu chi nhánh cần Thơ và phân tích các yếu tố vi mô, vĩ mô ma trận Swot được dùng để thể hiện
Bảng 14: MA TRẬN SWOT Những điểm mạnh – S 1. Chiếm thị phần lớn trong các ngân hàng TMCP. 2. Mạng lưới hoạt động
tập trung ở khu vực đông dân cư.
3. Là ngân hàng uy tín hoạt động lâu năm.
4. Lợi nhuận tăng đều qua các năm.
5. Là ngân hàng cổ phần
hóa.
Những điểm yếu –W
1. Sản phẩm dịch vụ gần như tương đồng với các
ngân hàng khác. 2. Thị phần chưa bằng các ngân hàng thương mại nhà nước. 3. Công tác quảng cáo, marketing chưa mạnh. 4. Thị phần khách hàng là tổ chức kinh tế còn thấp. 5. Mạng lưới chưa có ở tất cả các quận huyện TP Cần Thơ. Những cơ hội – O 1. TP Cần Thơ có mức tăng trưởng kinh tế tốt.
2. An ninh xã hội tốt.
3. Hội nhập kinh tế quốc
tế giúp cho hoạt động
thanh toán phát triển
mạnh.
4. Các công trình xây dựng lớn sắp hoàn thành. 5. Kim ngạch xuất khẩu tăng.
Chiến lược phát triển
sản phẩm ( S2, S3, O3) S2: Chiến lược phát triển
sản phẩm dành thành phần dân cư.
S3: Chiến lược phát triển
sản phẩm dành cho khách
hàng đã gắn bó lâu năm
với ngân hàng.
O3: Chiến lược phát triển
sản phẩm dùng để thanh
toán quốc tế.
Chiến lược phát triển
thị trường ( W3, O3, O5) W3: Chiến lược phát triển
thị trường những nơi xa
thành phố.
O3: Chiến lược phát triển
thị trường quốc tế.
O5: Chiến lược phát triển
thị trường xuất nhập
khẩu.
Những thách thức – T
1. Có rất nhiều ngân hàng
trong và ngoài nước cùng hoạt đông tai TP Cần Thơ.
Chiến lược thâm nhập
thị trường (S2, T2) S2: Chiến lược thâm nhập
thị trường khu vực đông dân cư.
2. Công nghệ ngân hàng do tập đoàn tài chính lớn đầu tư vào ngân hàng.
3. Khủng hoảng tài chính toàn cầu vẫn còn ảnh hưởng.
T2: Chiến lược thâm nhập
thị trường vào các nhà
đầu tư, tập đoàn tài chính lớn.
Trong ba chiến lược phát triển sản phẩm mà ACB Cần Thơ sử dụng được thì khả thi nhất là chiến lược phát triển sản phẩm dành cho thành phần dân cư do
ACB có khách hàng là thành phần dân cư rất lớn nên chiến lược này sẽ hợp lý hơn và sẽ được phân tích ở chương 5. Còn chiến lược phát triển sản phẩm dành
cho khách hàng đã gắn bó lâu năm với ngân hàng (S3) và chiến lược phát triển sản
phẩm dùng để thanh toán quốc tế (O3) nếu sử dụng thì không khả thi do S3chỉ tập
trung vào một số đối tượng khách hàng và O3do khả năng thanh toán quốc tế chưatốt nên không thích hợp để áp dụng vào thời điểm này.
Đối với chiến lược phát triển thị trường thì do khách hàng tại ACB là vốn huy động từ thành phần tổ chức kinh tế có tỷ trọng ch ưa tới 10% tổng nguồn vốn huy động nên việc phát triển hai thị trường quốc tế và xuất nhập khẩu mà hai thị trường quốc tế và xuất nhập khẩu thường là thành phần kinh tế sử dụng nên việc
sử dụng hai chiến lược này là không phù hợp. Vì vậy chiến lược phát triển thị trường những nơi xa thành phố là hợp lý nhất và sẽ được phân tích ở chương 5.
Cuối cùng là chiến lược thâm nhập thị trường thì với ACB Cần Thơ đang được
khách hàng là thành phần dân cư tin tưởng rất cao thì ACB Cần Thơ nên tiếp tục
thâm nhập vào thị trường khu vực đông dân cư. Còn thâm nhập thị trường các nhà
đầu tư, tập đoàn tài chính (T2) thì cần phải đầu tư rất nhiều về công nghệ ngân
hàng mới dành được sự tin tưởng từ khách hàng này. Vì thế với thời điển hiện nay là chư phù hợp để sử dụng chiến lượcT2.
Để đạt hiệu quả cao trong công tác huy động vốn và hoạt động của ngân hàng, ngân hàng Á Châu nên sử dụng các chiến lược trên gồm chiến lược phát triển sản
phẩm (S2) và chiến lược phát triển thị trường (W3) cùng với đó là nên kết hợp với
CHƯƠNG 5
PHÂN TÍCH ÐÁNH GIÁ CHIẾN LƯỢCHUY ÐỘNG VỐN VÀ BIỆN
PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA CHIẾN L ƯỢC HUY ĐỘNG VỐN
TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU TAI CHI NHÁNH
THÀNH PHỐ CẦN THƠ
Từ việc phân tích tình hình huy động vốn và đánh giá các mặt mạnh, yếu của
ngân hàng Á Châu chi nhánh thành phố Cần Thơ ở chương 3. Và chương 4 là phân tích môi trường kinh tế vĩ mô tại thành phố Cần Thơ qua ba năm 2006,
2007, 2008 để đánh giá những cơ hội , thách thức đối với ngân hàng Á Châu chi nhánh Cần Thơ để làm cơ sở cho việc đánh giá hiệu quả của chiến lược huy động
vốn tại thành phố Cần Thơ và biện pháp nâng cao hiệu quả công tác huy động vốn trong năm 2009 - 2010.
5.1. SỨ MỆNH VÀ MỤC TIÊU 5.1.1 Sứ mệnh
Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu với sứ mệnh chung l à “ Ngân hàng của
mọi nhà”.
Tại thành phố Cần Thơ, ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu là sự lựa chọn hàng đầu của khách hàng trong số các ngân hàng thương mại cổ phần.
Khách hàng của ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu tại thành phố Cần Thơ
là gồm rất nhiều thành phần từ các ngành nghề khác nhau: từ hộ sản xuất nông dân đến các hộ buôn bán, tiểu th ương, doanh nghiệp nhỏ và vừa và cả các công ty
lớn trong và ngoài nước. Ví dụ: công ty trách nhiệm hữu hạn th ương mại Diệu
Hiền là một trong số những công ty lớn tại thành phố Cần Thơ.
Sản phẩm: gồm 12 sản phẩm huy động vốn gồm hình thức tiền gửi và tiết kiệm
bằng đồng Việt Nam, ng ọai tệ và cả bằng vàng. Và rất nhiều dịch vụ đa dạng và tiện ích dành cho khách hàng.
Thị trường: là gồm 4 quận và 4 huyện trên toàn địa bàn thành phố Cần Thơ. Do
khách hàng truyền thống là các hộ sản xuất và doanh nghiệp nhỏ và vừa nên chủ
nên trong thời gian tới ACB Cần Thơ sẽ phát triển các phòng giao dịch tới các
quận huyện còn lại để có thể huy động vốn có hiệu quả cao nhất.
Lợi thế cạnh tranh: Do hoạt động từ năm 1994 tới nay nên ACB Cần Thơ được
nhiều người biết đến và rất có uy tín mà vì thế ACB Cần Thơ luôn nằm trong
những vị trí dẫn đầu trong các ngân h àng thương mại dù những năm sau này có rất nhiều ngân hàng thương mại cổ phần ra đời. Và tại quận Ninh Kiều trung tâm
thành phố Cần Thơ thì ACB có một chi nhánh của hội sở và hai phòng giao dịch
nên có lợi thế cạnh tranh rất lớn so với các ngân hàng khác trừ các ngân hàng
thương mại nhà nước.
Nhân viên ACB luôn có đư ợc những sự đãi ngộ xứng đáng đối với đời sống và công việc. Tại ACB Cần Thơ luôn gởi các nhân viên đi học tập huấn tại hội sở chính để nâng cao trìnhđộ nghiệp vụ.
5.1.2. Mục tiêu
5.1.2.1. Mục tiêu chung
Do dự đoán của lãnh đạo ACB về những diễn biến trên thị trường tài chính
trong năm 2009 và đã có bước chuẩn bị về vốn nên mục tiêu chung của ngân hàng Á Châu chi nhánh Cần thơ năm 2008 là huy động vốn, dư nợ, lợi nhuận đều tăng
100% so với năm2008.
5.1.2.2. Mục tiêu cụ thể về nguồn vốn
Năm 2009, chỉ tiêu kế hoạch của chi nhánh ngân hàng ACB Cần Thơ là rất
cao: tất cả các chỉ tiêu huy động vốn đều tăng 100% so với năm 2008. Và đạt thi
phần huy động vốn là 5% trở lên tổng số vốn mà các ngân hàng huy đ ộng được trên địa bàn thành phố Cần Thơ năm 2009.
5.1.2.3. Mục tiêu về phân khúc thị trường
- Khu vực nông thôn: là các hộ sản xuất và chế biến lương thực thực phẩm.
Mục tiêu của thi phần là 30%.
- Khu vực thành thị: là các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thủy sản. Mục tiêu của thi phần là 70%.
5.1.2.4. Mục tiêu thị phần theo khách hàng
Năm 2009, ngân hàng Á Châu chi nhánh Cần Thơ sẽ tập trung vào các khách hàng doanh nghiệp và cá nhân. Trong đó, chủ yếu là khách hàng doanh nghiệp
chăn nuôi, dược phẩm, may mặc,…
Ngoài ra, phải giữ thị phần các khách hàng quen thuộc như:
+ Hộ sản xuất nhỏ và buôn bán.
+ Các công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần.
5.1.2.5. Mục tiêu về lao động và mạng lưới
ACB Cần Thơ đang có kế hoạch kéo dài thời gian phục vụ khách hàng lên tới
20h dù hiện tại vần hoạt động luôn sáng thứ bảy . Điều đó đồng nghĩa phải tăng lượng nhân viên phục vụ cho các hoạt động ngân hàng.
Với mục tiêu là ngân hàng của mọi nhà nên ACB muốn ở tát cả các quạn
huyện thành phố Cần Thơ đều có mặt các chi nhánh hoặc phòng giao dịch để được phục vụ cho khách hàng một cách thuận tiện nhất.
5.2. PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC HUY ĐỘNG VỐN VÀ ĐÁNH GIÁ CHI ẾN
LƯỢC HUY ĐỘNG VỐN Ở NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU CHI NHÁNH
THÀNH PHỐ CẦN THƠ
Hiện tại, ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu đang áp dụng chiến l ược huy động vốn là: “ Chiến lược cạnh tranh bằng sự khác biệt hóa” theo định h ướng
ngân hàng bán lẻ (định hướng khách hàng cá nhân và doanh nghiệp) . Dưới đây là sự phân tích chiến lược huy động vốn bằng sự khác biệt hóa được thể hiện bằng
ba chiến lược nhỏ là chiến lược phát triển sản phẩm, chiến lược phát triển thị trường và chiến lượcthâm nhập thị trường của ngân hàng.
5.2.1. Chiến lược phát triển sản phẩm
Để cạnh tranh với các ngân h àng khác theo đúng chiến lượcngân hàng Á Châu
đang thực hiện, thì với chiến lược cạnh tranh bằng sự khác biệt hóa, ngân hàng Á Châu cần phải có các sản phẩm riêng biệt mà phù hợp với khách hàng và xu
hướng thi trườnghiện nay bên ngoài.
Ngân hàng Á Châu cần phải tiếp tục phát triển các sản phẩm mà ngân hàng
đang thu hút khách hàng như:
+ Huy động vốn tiền gửi thanh toán bằng đồng Việt Nam – lãi suất thả nổi
linh họat.
+ Tiết kiệm bằng vàng.
+ Thẻ ATM thanh toán toàn cầu.
linh họat song song với sản phẩm tiền gửi thanh toán – lãi suất thả nổi linh họat
hiện đang có mặt ở ngân h àng, để khách hàng có thêm sự lựa chọn hình thức phù hợp với ý muốn của khách hàng về kỳ hạn và lãi suất.
Cùng với đó, ngân hàng tìm ra hình thức trả lãi cùng với thủ tục đơn giản nhất
có thể để thanh toán cho khách hàng, tạo cho khách hàng sự thoải mái nhất định khi đến giao dịch với khách hàng, có thể là trả lãi qua thẻ ATM khi tới hạn nếu
khách hàng có yêu cầu hoặc không thì tiền lãi sẽ nhập tiền vốn.
Ngoài ra, ngân hàng cung cấp các hình thức như thông báo tiền lãi bằng điện thọai hay tin nhắn khi tới hạn hoặc ngày nhận lãi, có thể dùng tiền lãi đó thanh
toán các hóa đơn điện nước, điện thoại nếu số dư lãiđủ để thanh toán, hay thông tin cho khách hàng biết về sự thay đổi lãi suất,…để có thể phục vụ khách hàng một cách tốt nhất.
Khi khách hàng đã gửi tiết kiệm và cần rút ra trước hạn thì nên tư vấn và cung cấp lãi suất cầm cố sổ tiết kiệm hợp lý để khách hàng tiếp tục việc gửi tiền mà không phải rút trước hạn.
5.2.1.1. Cơ sở thực hiện chiến lược
a. Về nhân lực
Dù ACB Cần Thơ chưa có bộ phận marketing nhưng với bộ phận tư vấn tài chính cá nhân có thể phục vụ khách hàng tận nhà chỉ sau một cuộc hẹn. Còn tại
ngân hàng thì có bộ phận chăm sóc dịch vụ khách h àng đặt tại trung tâm nơi giao
dịch phục vụ và hướng dẫn khách hàng tận tình và một cách chu đáo nhất.
b. Về thị phần, uy tín, và mạng lưới
- Về thị phần: dù thị phần huy động vốn đứng sau ngân h àng các thương mại nhà nước như: Vietcombank, Argibank, BIBV. Nhưng ACB C ần Thơ vẫn đứng
nhất nhì trong các ngân hàng thương mại cổ phần tại thành phố Cần Thơ.
- Về uy tín: là ngân hàng thương mại hoạt động từ lâu và sớm nhất tại thành phố Cần Thơ và đạt nhiều giải thưởng uy tín hàng đầu nên rất được sự tin tưởng
của khách hàng.
- Về mạng lưới: có tất cả 5 phòng giao dịch tập trung ở các khu vực đông dân cư và nơi hoạt động của các tổ chức kinh tế.
5.2.1.2. Hạn chế của chiến lược
biệt duy nhất mà khách hàng lựa chọn là lãi suất huy động mà khách hàng nhận được.
- Sự thiếu thông tin về quảng cáo các dịch vụ sản phẩm mới làm cho nhiều
khách hàng có trình độ văn hóa trung bình hay mặc cảm, tự ti đến ngân hàng tiếp
xúc với các sản phẩm dịch vụ mới.
- Tâm lý người dân muốn chính mình là người giữ tiền nên chưa thể huy động
vốn như một cách mong muốn.
5.2.2. Chiến lược thâm nhập thị trường
- Do thị trường của mỗi ngân hàng là khác nhau. Ở ACB Cần Thơ là chủ yếu huy động từ các thành phần dân cư, còn các tổ chức kinh tế thi chưa lớn lắm chủ
yếu là các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
- Để thực hiên mục tiêu thị phần khách hàng cá nhân và khách hàng do anh nghiệp là 50 – 50 thì ACB Cần Thơ chú trọng vào thành phần các tổ chức kinh tế