Cũng như các NH khác thì khoản thu chủ yếu và chiếm tỷ trọng cao nhất
trong tổng thu nhập của SHB là thu nhập hoạt động tín dụng, thấp nhất là trên 69%. Mặc dù khoản thu nhập này đều tăng cao qua các năm nh ưng tỷ trọng của
nó trong tổng thu nhập thì luôn biến động không theo một chiều h ướng tăng giảm nào. Năm 2006 tỷ trọng này ở con số cao nhất trong ba năm chiếm đến 93,91%, nhưng đến năm 2007 tỷ số này đột ngột giảm xuống chỉ còn 69,38% và đến năm
2008 tỷ số này là 70,54% tăng lên một ít so với năm 2007. Sở dĩ có sự giảm sút như vậy là do NH phải chịu rất nhiều áp lực cạnh tranh từ phía các NH trong nước và các chi nhánh của NH nước ngoài đã vàđang phát triển rất mạnh ở Niệt
Nam. Bên cạnh đó, từ năm 2007 NH có thêm nhiều nghiệp vụ đa dạng h ơn như
kinh doanh ngoại tệ, mua bán chứng khoán, thanh toán ngân quỹ, thực hiện chi lương, tư vấn tài chính, …
Cũng ở các năm này, khoản tiền thu nhập từ lãi cũng biến động và tăng cao qua các năm. Cụ thể là năm 2007 đạt 395.574 triệu đồng, tăng 344.423 triệu đồng, hay về số tương đối tăng 673,35% so với năm 2006, năm 2008 khoản tiền
thu nhập này cũng tăng lên rất đáng kể đạt 1.156.914 triệu đồng, tăng đến
761.340 triệu đồng, tức là về số tương đối tăng 192,46% so với năm 2007. Để có được những con số tăng cao nh ư vậy của tổng thu nhập từ lãi tiền vay thì phải kể
đến sự tăng lên không nhỏ của các khoản thu nhập từ các khoản tiền vay ngắn
hạn, trung và dài hạn. Các khoản vay này tăng cao qua các năm.
Khoản thu nhập từ lãi cho vay ngắn hạn ở năm 2006 chỉ đạt 39.514 triệu đồng nhưng chiếm tỷ trọng đến 72,55% trong tổng thu nhập là do vào năm này
những khoản cho vay chủ yếu của NH là từ các khoản cho vay ngắn hạn nhằm
giảm bớt các rủi ro từ các khoản cho vay của NH. Đến năm 2007, t hì nguồn thu
nhập từ các khoản 314,122 này mặc dù có tăng lên 274.608 triệu đồng, hay là
tăng 694,96% so với năm 2006, đạt mức thu 314.122 triệu đồng nhưng về tỷ
trọng chỉ đạt 55,02% trong tổng thu nhập, giảm 17,48% so với năm 2006. Sự sụt
giảm này là do một phần nhờ sự tăng lên của thu nhập từ các hoạt động dịch vụ
và thu nhập khác và một phần khác là do các thu từ cho vay trung và dài hạn đã bắt đầu được NH hàng quan tâm hơn nên cho vay ra nhi ều hơn. Cònđối với năm
2008, khoản thu nhập từ cho lãi cho vay ngắn hạn cũng tăng ở mức khá cao
631.126 triệu đồng, tức là tăng 200,92%, đạt mức thu nhập từ lãi của khoản cho
vay ngắn hạn cao nhất trong ba năm qua là 945.248 triệu đồng nhưng về tỷ trọng
cũng chỉ chiếm 57,63% trong tổng thu nhập v à tăng lên một ít so với năm 2007.
Còn về khoản thu nhập từ lãi cho vay trung và dài hạn, cũng như các
khoản vau ngắn hạn, khoản thu nhập này cũng tăng cao qua các năm và chiếm
một phần tỷ trọng đáng kể trong tổng thu nhập. Năm 2006, khoản thu này chỉ đạt ở mức 11.637 triệu đồng và chiếm 21,37% trong tổng thu nhập. Đến năm 2007,
khoản thu từ hoạt động n ày tăng 69.815 triệu đồng, tức là tăng 599,94% so với năm 2006 và đạt mức 81.452 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 14,26% trong tổng thu
nhập và giảm hơn 6% so với năm 2006 . Năm 2008 khoản thu này đạt 211.666 triệu đồng và chiếm tỷ trọng 12,91% trong tổng thu nhập giảm một ít so với năm
2007, khoản thu này tăng 130.214 triệu đồng, hay là về số tương đối tăng
159,87% so với năm 2007. Đây là số tăng cao nhất trong các năm qua. Mặc dù tỷ trọng của khoản thu từ lãi cho vay trung và dài hạn so với tổng thu nhập đều
giảm qua các năm nh ưng xét về chênh lệch thì các khoản thu này đều tăng cao qua các năm, năm sau tăng cao hơn năm trư ớc. Do đó, nguyên nhân của việc
giảm tỷ trọng một phần là do sự tăng lên của thu nhập từ hoạt động dịch vụ và thu từ hoạt động khác.
- - 41 - - - - 41 - -Luận văn tốt nghiệp - 41 - SVTH: Đỗ Thị Kim Tuyến
Cùng với việc tăng lên của doanh số cho vay thì thu nhập từ lãi cho vay cũng tăng lên là một vấn đề tất yếu. Còn về các nguyên nhân của sự tăng của
doanh số cho vay đãđược phân tích rất rõở các phần trên.