Chi phí trả lãi vốn huy động

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp về hiệu quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn. (Trang 53 - 55)

Khoản chi phí trả lãi VHĐ thường chiếm tỷ trong cao nhất trong tổng chi

phí của NH. Đây là khoản chi phí không thể thiếu trong hoạt động của NH. Nếu NH mà không huy động được vốn thì không thể nào đạt kết quả kinh doanh được. Chính vì tính quan trọng của khoản mục này mà chi phí trả lãi VHĐ luôn tăng và tăng mạnh ở năm 2008 do đây cũng l à năm mà nguồn VHĐ của NH đạt ở

mức cao nhất trong ba năm qua.Qua bảng số liệu về chi phí của SHB, ta có thể

nhận thấy rằng ở năm 2006, do đây l à năm NH mới chuyển từ NHTMCP nông thôn lên NHTMCP đô th ị, địa bàn hoạt động chưa rộng nên VHĐ không nhiều

chỉ đạt ở mức 24.149 triệu đồng và chỉ chiếm tỷ trọng 54,07% so với tổng chi phí. Nhưng đến năm 2007, SHB đã dần dần khẳng định được vị thế, uy tín của

mình đối với khách hàng, mở thêm ngày càng nhiều phòng giao dịch phục vụ tối đa nhu cầu của gửi tiền của khách hàng và do nhu cầu cạnh tranh cao nên lãi suất

tiền gửi cũng ở mức độ cạnh tranh gay gắt nên chi phí tiền gửi tăng rất cao. Năm

2007, tổng chi đạt 306.112 triệu đồng và chiếm tỷ trọng 77,55% so với tổng chi phí, tăng 13,48% so v ới tỷ trọng của năm 2006. Năm 2007, tổng chi tăng

281.963 triệu đồng, tức là tăng 1167,60% so với năm 2007. Mặc dù , chi phí

tăng cao ở năm 2007 nhưng trong năm 2008 tình hình huy động vốn và nhu cầu đi vay của khách hàng tăng mạnh nên tổng chi phí đạt ở con số rất cao là 1.183.972 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 83,37% so với tổng chi phí, tăng thêm 5,78% so với tỷ trọng năm 2007. Và trong 2008 này tổng chi phí tăng 877.860 triệu đồng, tức là tăng 286,78% so với năm 2007. Nguyên nhân của việc tổng chi

phí tăng cao, ngoài nh ững nguyên nhân đã được đề cập ở trên còn có nguyên

nhân khác là do năm 2008 là năm x ảy ra những biến động rất lớn đối với nền

kinh tế toàn cầu mà cụ thể là cuộc khủng hoảng tài chính trên thế giới nên cũng ít

nhiều ảnh hưởng đến nước ta, do đó trong năm qua chính phủ đ ưa ra rất nhiều

công cụ để thắt chặt tiền tệ, NHNN thay đổi lãi suất cơ bản nhiều lần gây khó khăn cho NH trong các v ấn đề kiểm soát nguồn VHĐ và lãi suất tiền gửi. Các

doanh nghiệp lâm vào tình trạng khó khăn nên nhu cầu về vốn vay rất cao, NH

phải tăng lãi suất huy động vốn để có đủ v ốn đáp ứng nhu cầu đi vay của các

doanh nghiệp do đó chi phí về trả lãi VHĐ tăng cao. Cụ thể là:

- Đối với chi phí trả lãi VHĐ ngắn hạn năm 2007 chiếm tỷ trọng 65,20%

trong tổng chi phí, tăng 13,62% so với tỷ trọng của năm 2006. Chi phí này của năm 2007 cũng tăng 238.786 triệu đồng, tức là tăng 1285,73% so v ới năm 2006. Năm 2008 khoản chi phí này tăng 269,44 %, hay là về số tuyệt đối tăng 693.430

triệu đồng so với năm 2007, chiếm tỷ trọng 69,36% so với tổng chi phí và tăng hơn 4% so với tỷ trọng của năm 2007.

- Đối với chi phí trả lãi VHĐ trung và dài hạn cũng tăng qua các năm. Năm 2007 khoản chi phí này chiếm tỷ trọng 12,35 % so với tổng chi phí, giảm

một ít so với tỷ trọng của năm 2006 nh ưng xét về mặt số tiền thì khoản mục chi phí này tăng 43.177 triệu đồng, tức là tăng 774,20% so với năm 2006. Năm

2008 tỷ trọng của khoản mục này so với tổng chi phí chiếm 17,01%, tăng lên

4,66% so với tỷ trọng của năm 2007 hay về số tiền l à tăng 184.430 triệu đồng,

tức là tăng 378,29% so với năm 2007.

Nhìn chung, cả hai khoản mục chi phí trả lãi VHĐ ngắn hạn, trung và dài hạn đều tăng qua các năm do đó chi phí trả lãi VHĐ cũng tăng cao qua các năm

và chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong tổng chi phí. Bởi vì, nguồn vốn huy động tăng thì cũng kéo theo sự tăng lên về chi phí VHĐ nên NH phải có kế hoạch HĐV sao cho phù hợp, đảm bảo được nguồn vốn cho khách hàng vay. Nếu

nguồn huy đông quá cao mà không có đầu ra hợp lý thì sẽ làm gia tăng chi phí và

tất nhiên là kéo theo sự giảm sút của lợi nhuận. Còn ngược lại nguồn vốn huy động quá thấp không đáp ứng đ ược nhu cầu vay của khách hàng thì cũng sẽ ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của NH. Do đó, NH hàng cần phải thấy

- - 41 - - - - 41 - -Luận văn tốt nghiệp - 41 - SVTH: Đỗ Thị Kim Tuyến được tầm quan trọng của nguồn VHĐ để có những chính sách thật đúng đắn

nhằm đảm bảo các chi phí bỏ ra đều có hiệu quả và đem lại thu nhập cho NH.

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp về hiệu quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn. (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)