Các nhân tố bên trong doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh NK của công ty xuất nhập khẩu xi măng.doc (Trang 26 - 31)

IV. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ KINH DOANH NHẬP KHẨU

2.Các nhân tố bên trong doanh nghiệp

Hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của doanh nghiệp còn chịu ảnh hưởng của bản thân doanh nghiệp đó. Doanh nghiệp có tồn tại và phát triển hay không đều phải do khả năng và năng lực của doanh nghiệp. Những nhân tố đó bao gồm nguồn nhân lực, nguồn vốn, nhân tố quản trị doanh nghiệp…

2.1. Nguồn nhân lực

Trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, lực lượng lao động tác động trực tiếp đến việc nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu. Vì con người sẽ quyết định mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Từ những cán bộ công nhân viên đến các nhà lãnh đạo của công ty đều có những

nhiệm vụ và công việc riêng của mình. Việc cán bộ nắm chắc được nghiệp vụ nhập khẩu sẽ đem lại tác động lớn tới sự thành công của doanh nghiệp. Sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm được thời gian giao dịch, tổ chức thực hiện hợp đồng thuận lợi, sẽ nhập khẩu được những hàng hoá chất lượng cao từ đó tạo uy tín đối với khách hàng, tiêu thụ hàng hoá được nhanh chóng tránh để động vốn…Khi lao động có kỷ luật, chấp hành đúng mọi quy định về thời gian, về quy trình nhập khẩu, làm việc có trách nhiệm, có tinh thần hợp tác, phối hợp, khả năng thích ứng với những thay đổi, nắm bắt thông tin của mọi thành viên trong doanh nghiệp thì sẽ giúp cho doanh nghiệp nâng cao hiệu quả kinh doanh. Ngược lại nếu hiệu quả kinh doanh được nâng cao thì sẽ tạo môi trường làm việc thuận lợi, đảm bảo công ăn việc làm ổn định cho người lao động và cải thiện đời sống cho cán bộ công nhân viên. Hiện nay chăm lo việc đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ lao động được coi là nhiệm vụ hàng đầu của nhiều doanh nghiệp.

2.2. Nguồn vốn

Vốn là một nhân tố quan trọng quyết định đến sự thành bại của doanh nghiệp, nó tác động trực tiếp đến hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động nhập khẩu nói riêng. Nếu doanh nghiệp nhập khẩu có nguồn vốn hạn hẹp thì họ khó có thể đạt được hiệu quả kinh doanh vì khi quan hệ với đối tác nước ngoài hiện nay phần lớn ta phải thanh toán theo phương thức L/C tức là phải có một số vốn nhất định thì mới có thể mở L/C tại một ngân hàng nào đó. Do vậy nếu vốn của doanh nghiệp hạn hẹp thì doanh nghiệp khó thực hiện được hợp đồng mua bán, sẽ bỏ lỡ nhiều cơ hội kinh doanh với những bạn hàng lớn. Mặt khác trong kinh doanh buôn bán để bán nhiều hàng các doanh nghiệp thường có những khuyến mại lớn đối với khách hàng thường xuyên hay những khách hàng mua với khối lượng lớn. Vậy nếu ta thiếu vốn thì ta sẽ không thể nhập hàng hoá với khối lượng lớn và không thể được hưởng những ưu đãi mà đối tác dành cho, mang lại thua thiệt cho doanh nghiệp mình. Ngược lại, nếu doanh nghiệp có nguồn vốn đầy đủ thì sẽ có hiệu quả hơn, từ

đó đem lại tích luỹ cho doanh nghiệp, bổ sung thêm nguồn vốn kinh doanh khi đó hiệu quả kinh doanh ngày càng được nâng cao. Vậy doanh nghiệp phải tìm mọi biên pháp để huy động vốn, đáp ứng mọi nhu cầu kinh doanh của doanh nghiệp.

2.3. Nhân tố quản trị doanh nghiệp

Nhân tố quản trị doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả và kết quả kinh doanh nhập khẩu. Quản trị doanh nghiệp luôn chú trọng đến việc xác định cho doanh nghiệp một hướng đi đúng trong hoạt động kinh doanh nhập khẩu , xác định đúng chiến lược kinh doanh nhập khẩu và phát triển doanh nghiệp. Chiến lược kinh doanh nhập khẩu và phát triển doanh nghiệp là cơ sở đầu tiên đem lại hiệu quả, kết quả hoặc phi hiệu quả, thất bại của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Nhà quản trị doanh nghiệp, đặc biệt là lãnh đạo doanh nghiệp, bằng phẩm chất và tài năng của mình, có vai trò quan trọng bật nhất, có ý nghĩa quyết định đối với việc duy trì sự tồn tại và phát triển của một công ty. Người lãnh đạo doanh nghiệp phải chú ý đến hai nhiệm vụ chủ yếu là: thứ nhât, xây dựng tập thể thành một hệ thống đoàn kêt, năng động với chất lượng cao. Thứ hai, dìu dắt tập thể dưới quyền, hoàn thành mục đích và mục tiêu một cách vững chắc và ổn định. Ở bất kỳ doanh nghiệp nào hiệu quả kinh doanh đều phụ thuộc lớn vào tổ chức cơ caấubộ máy quản trị, nhận thức, hiểu biết về chất lượng và trình độ của đội ngũ các nhà quản trị, khả năng xác định chính xác mục tiêu, phương hướng kinh doanh có lợi nhất cho doanh nghiệp của những người lãnh đạo doanh nghiệp.

2.4. Trình độ phát triển của cơ sở vật chất kỹ thuật

Ngày nay, kỹ thuật công nghệ tiên tiến, dưới tác động của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật đang phát triển như vũ bão, có vai trò ngày càng lớn, mang tính chất quyêt định đối với việc nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của doanh nghiệp. Cơ sở vật chất kỹ thuật được cải

tiến, nâng cấp thì doanh nghiệp nhập khẩu sẽ có đủ điều kiện nắm bắt những thông tin quan trọng về sự biến đổi của thị trường nước ngoài, về bạn hàng truyền thống cũng như bạn hàng mới của doanh nghiệp. Mặt khác sự phát triển của cơ sở vật chất như kho xưởng, Phương tiện vận tải… đầy đủ hợp lý sẽ giúp doanh nghiệp nhập khẩu giảm bớt được chi phí vận chuyển, lưu kho, và bảo quản hàng hoá, tạo điều kiện thuận lợi để phục vụ khách hàng được tốt hơn. Qua đó sẽ nâng cao được hiệu quả kinh doanh nhập khẩu. Ngược lai nếu hiệu quả kinh doanh được nâng cao thì sẽ có nhiều vốn để đầu tư vào những cơ sở vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp ngày càng phát triển hơn.

2.5. Hệ thống trao đổi và xử lý thông tin trong doanh nghiệp

Đối với các nước trên thế giới hiện nay, khoa học kỹ thuật tiến bộ đang làm thay đổi hẳn hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. trong đó tin học và điện tử đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Thông tin được coi là đối tượng lao động của các nhà kinh doanh và nền kinh tế thị trường hiện nay là nền kinh tế thông tin hoá. Để kinh doanh thành công trong điều kiện nhiều thông tin chính xác về thị trường, thông tin về công nghệ, thông tin về người mua và người bán, thông tin của các đối thủ cạnh tranh, thông tin về tình hình cung cầu hàng hoá, dịch vụ, thông tin về giá cả, thông tin về tỷ giá… không những thế các doanh nghiệp còn rất cần biết về kinh nghiệm thành công, thất bại của các doanh nghiệp trong nước và quốc tế, biết được thông tin về các thay đổi trong các chính sách kinh tế của Nhà nước và các nước liên quan đến thị trường của doanh nghiệp. Những thông tin kịp thời chính xác sẽ là cơ sở vững chắc để doanh nghiệp xác định phương hướng kinh doanh, xây dựng chiến lược kinh doanh dài hạn cũng như hoạch định cá chương trình kinh doanh ngắn hạn. Nếu doanh nghiệp không quan tâm đến thông tin thường xuyên, liên tục, không nắm bắt được thông tin một cách kịp thời, chính xác thì dẽ dàng bị thất bại.

KẾT LUẬN CHƯƠNG I

Nâng cao hiệu quả kinh doanh là mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu nói riêng. Đó là vấn đề bao trùm xuyên suốt quá trình kinh doanh của doanh nghiệp. Một số lý luận cơ bản về hiệu quả kinh doanh và hiệu quả kinh doanh nhập khẩu giúp chúng ta hiểu rõ hơn về hiệu quả kinh doanh và hiệu quả kinh doanh nhập khẩu, làm thế nào để có thể đánh giá được một doanh nghiệp hoạt động kinh doanh có hiệu quả và những nhân tố nào ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh nhập khẩu? từ đó có những biện pháp lợi dụng những ảnh hưởng tích cực và phong ngừa những ảnh hưởng tiêu cực đến việc nâng cao hiệu quả kinh doanh. Vì vậy phần lý luận cơ bản về hiệu quả kinh doanh và hiệu quả kinh doanh nhập khẩu sẽ là cơ sở để chúng ta đánh giá, phân tích hoạt động kinh doanh nhập khẩu của doanh nghiệp từ đó đưa ra những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

CHƯƠNG II

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU PHỤ TÙNG, THIẾT BỊ, VẬT TƯ VÀ HIỆU QUẢ KINH DOANH NHẬP

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh NK của công ty xuất nhập khẩu xi măng.doc (Trang 26 - 31)