Nguyên nhân của những tồn tại đó

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh NK của công ty xuất nhập khẩu xi măng.doc (Trang 69 - 74)

II. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU VÀ KẾT QUẢ KINH DOANH NHẬP

3.Nguyên nhân của những tồn tại đó

3.1. Nguyên nhân chủ quan

3.1.1. Công tác nghiên cứu thị trường chưa được quan tâm chú ý.

Công ty xuất nhập khẩu xi măng là một công ty Nhà nước trực thuộc Tổng công ty xi măng Việt nam. Hoạt động kinh doanh của công ty thực sự chưa hiệu quả và chưa năng động. Phần lớn hoạt động nhập khẩu của công ty đều do Tổng công ty xi măng chỉ đạo và được ưu tiên do đó công ty vẫn chưa linh động trong việc tìm kiếm thị trường khách hàng. Hiện nay do sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường nên công ty cũng đã chú tâm hơn đến việc nghiên cứu thị trường nhưng vẫn chưa có một hệ thống nghiên cứu phù hợp.

Công ty hiện nay vẫn chỉ nhập khẩu máy móc thiết bị, phụ tùng, vật tư của một số bạn hàng truyền thống do đó đôi khi xảy ra tình trạng không đủ

đối tác chào hàng theo quy định của Tổng công ty và ít chú trọng đến các nguồn nhập khẩu khác có mặt hàng tương tự với giá cả thấp hơn, làm mất cơ hội của công ty và giảm hiệu quả kinh doanh.

Công tác thu thập và nghiên cứu thị trường chưa thực sự hiệu quả. Thông tin thu thập được chưa chính xác do vậy một số lô hàng nhập khẩu với giá cao hơn giá thị trường và khi đưa về nước lại phải bán với giá thấp hơn giá nhập khẩu, làm cho công ty bị thua lỗ. Năm 2005 vừa qua, do việc xử lý thông tin không chính xác nên công ty đã nhập khẩu clinker với giá 270 USD/tấn, trong đó giá bán clinker trong nước chỉ có 265USD/tấn. Công ty đành phải bán clinker với giá trong nước làm cho công ty bị thua lỗ.

Mặc dù công ty đã ý thức được tầm quan trọng của việc xây dựng hệ thống thu thập và xử lý thông tin và cũng có những cải tiến đáng kể nhưng do sự hạn chế về trình độ, trang thiết bị, phương tiện nên thông tin thị trường chưa được nắm bắt kịp thời và xử lý có hiệu quả.

3.1.2. Hình thức kinh doanh nhập khẩu chưa đa dạng.

Hiện nay công ty kinh doanh nhập khẩu theo hai hình thức đó là nhập khẩu uỷ thác và nhập khẩu kinh doanh. Nhưng trong đó nhập khẩu uỷ thác là chủ yếu vì vậy lợi nhuận thu được không cao. Hình thức nhập khẩu kinh doanh ít, chủ yếu là nhập khẩu theo đơn đặt hàng, không chủ động nhập khẩu theo nhu cầu thị trường để kinh doanh.Công ty chưa chủ động cung cấp được máy móc thiết bị, phụ tùng, vật tư cho toàn ngành xi măng và các ngành kinh tế khác mà chỉ tập trung trong nội bộ các đơn vị.

3.1.3. Tổ chức bộ máy và cơ chế quản lý còn thiếu chặt chẽ

Theo tổ chức bộ máy quản lý của công ty hiện nay thì giám đốc là người nắm mọi quyền ra quyết định. Đây là cơ chế quản lý theo chiều dọc, mọi hoạt động kinh doanh của công ty đều phải được giám đốc phê duyệt sau đó mới được thực hiện. Cơ chế này có ưu điểm nhưng cũng có những hạn chế, nhất là đối với những chi nhánh ở xa giám đốc không trực tiếp theo dõi tình hình hoạt

động của chi nhánh nên quản lý còn lỏng lẻo và chậm chễ trong việc xử lý các thông tin.

Sự phối hợp giữa các phòng ban trong kinh doanh còn thiếu chặt chẽ. Các phòng ban chưa có sự liên kết hỗ trợ lẫn nhau, mệnh ai ngưòi đấy làm. Trong công việc nhập khẩu phụ tùng trang thiết bị, vật tư thì phòng thiết bị phụ tùng phải kết hợp chặt chẽ với phòng tổng hợp để thực hiện giao nhận hàng hoá, cán bộ giao nhận phải kết hợp với cán bộ mặt hàng kiểm tra từng chủng loại trong bộ chứng từ của nhà cung cấp và lập biên bản giao hàng. Nhưng các cán bộ này không kết hợp với nhau cho nên đã kiểm tra không kỹ, hàng hoá bị thiếu hụt mà không biết. Làm tổn hại đến hoạt động của công ty

Công ty chưa có chế độ khuyến khích nhân viên về lương và thưởng hợp lý nên làm hạn chế tính sáng tạo, tính năng động và sự cố gắng của cán bộ công nhân viên. Việc quản lý hoạt động nhập khẩu còn chưa hiệu quả nên còn chậm chễ trong việc thực hiện hợp đồng kinh tế.

3.1.4. Trình độ cán bộ công nhân viên còn hạn chế

Tuy những năm gần đây công ty đã có những biện pháp để nâng cao trình độ của cán bộ công nhân viên và bổ sung thêm những lao động trẻ có tình độ nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng phát triển của xã hội. Sức ỳ của cán bộ công nhân viên lơn, một số người còn lười biếng sợ khó sợ khổ nên khi công ty gặp sự cố không có biện pháp giải quyết kịp thời và còn đùn đẩy trách nhiệm cho nhau ỷ lại vào nhau, vẫn tồn tại lao động nhàn rỗi nhưng lao động có trình độ chuyên môn nghiệp vụ lại thiếu. Là một công ty xuất nhập khẩu nhưng các cán bộ có kỹ năng ngoại ngữ kém, khả năng giao tiếp yếu. Đôi khi xem xét, kiểm tra chứng từ còn không chính xác và có nhiều sai sót, dẫn đến việc chậm chễ trong việc nhập khẩu hàng hoá. Điều này ảnh hưởng lớn đến hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của công ty.

3.1.5. Quy trình nghiệp vụ nhập khẩu chưa hiệu quả.

Trong nghiệp vụ giao nhận hàng hoá, theo quy định chậm nhất 5 ngày trước khi tàu đến cảng các phòng nhập khẩu có trách nhiệm hoàn tất giấy

phép nhập khẩu và cung cấp chứng từ giao nhận hàng cho chi nhánh/đại diện xuất nhập khẩu để làm thủ tục nhận hàng. Nhưng đôi khi tầu đến cảng rồi nhưng vẫn chưa hoàn tất giấy phép nhập khẩu hoặc không đủ chứng từ giao nhận hàng. Làm cho hàng đọng ở cảng lâu ngày phải tốn thêm khoản chi phi lưu kho bãi dẫn đến tăng chi phí, ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh nhập khẩu.

Thời gian luân chuyển chứng từ thường kéo dài. Khi các chứng từ, tài liệu đến và đi đều phải thông qua phòng kế hoạch và được ban giám đốc phê duyệt và chỉ đạo thì mới được tiến hành chuyển chứng từ đi và cũng do việc xử lý chứng từ của các phòng ban còn chậm, đôi khi có những thiếu sot do vậy thời gian thường kéo dài hơn 1 ngày như đã quy định, làm chậm thời gian giao nhận hàng hoá, ảnh hưởng đến thời gian thực hiện hợp đồng, làm tăng chi phí do phải bồi thường thiệt hại do không thực hiện đúng theo quy định của hợp đồng đã ký kết. Điều này cũng làm giảm uy tín của công ty, ảnh hưởng lớn đến hiệu quả kinh doanh nhập khẩu.

3.2. Nguyên nhân khách quan

3.2.1. Tỷ giá hối đoái biến động mạnh

Tỷ giá USD/VNĐ tăng liên tục trong những năm qua. Làm hạn chế lớn lượng nhập khẩu vào trong nước. Do tỷ giá tăng dẫn đến lạm phát cao làm cho chi phí ngày càng tăng làm cho tốc độ tăng chi phí lớn hơn tốc độ tăng doanh thu do vậy làm giảm lợi nhuận của công ty.

3.2.2. Thiếu vốn ngoại tệ để nhập khẩu

Trong những năm qua, chính sách của Nhà nước là kiểm soát chặt chẽ nguồn ngoại tệ, hạn chế tối đa nguồn ngoại tệ ra nước ngoài tức là khuyến khích xuất khẩu và đầu tư nước ngoài vào trong nước, hạn chế nhập khẩu và đầu tư ra nước ngoài. Nhưng do Việt nam xuất khẩu ít nên lượng ngoại tệ lại càng hạn chế làm cho cung ngoại tệ giảm tỷ giá tăng do vậy các doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu như VINACIMEX gặp rất nhiều khó khăn trong việc

huy động nguồn vốn ngoại tệ. Công ty phải vay ngân hàng tiền VNĐ để đổi lấy USĐ điều này làm tăng chi phí kinh doanh dẫn đến giảm hiệu quả kinh doanh

3.2.3. Cơ chế, thủ tục nhập khẩu còn rườm rà

Thủ tục xin giấy phép nhập khẩu cũng như các thủ tục thông quan hải quan gặp rất nhiều khó khăn, phải qua rất nhiều khâu làm phức tạp gây lãng phí thời gian, làm chậm tiến độ nhập khẩu. Một số cán bộ hải quan có những hành vi tiêu cực do đó để xin được giấy phép nhập khẩu và các thủ tục thông quan hải quan nhanh, kịp tiến độ thì lại phải tốn một khoản phí, làm ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của công ty.

3.2.4. Do sự biến động giá cả của thị trường

Do giá cả thị trường thay đổi thất thường như giá cả xăng dầu trên thế giới tăng mạnh kéo theo giá cả các mặt hàng khác có liên quan cũng tăng theo, dẫn đến chi phí nhập khẩu cũng tăng nên đây cũng là nguyên nhân khách quan ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của công ty. Khi nhập khẩu thì mua với giá cao nhưng đến khi bán hàng thì giá hàng hoá lại giảm mạnh làm cho làm cho công ty bị thua lỗ, lợi nhuận giảm đáng kể.

KẾT LUẬN CHƯƠNG II (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Qua những phân tích về thực trạng của công ty cho ta thấy rằng hoạt động kinh doanh của công ty qua các năm đều có lãi. Việc sử dụng các nguồn lực đều mang lại hiệu quả cho công ty. Nhưng hiệu quả đó qua các năm không ổn định, có sự biến động thất thường do nhiều yếu tố cả chủ quan và khách quan tác động đến doanh nghiệp. Do vậy công ty cần phải có những biện pháp khắc phục để kinh doanh có hiệu quả và không ngừng duy trì, nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty.

CHƯƠNG III

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH NHẬP KHẨU PHỤ TÙNG, THIẾT BỊ VÀ VẬT TƯ CỦA

CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU XI MĂNG

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh NK của công ty xuất nhập khẩu xi măng.doc (Trang 69 - 74)