II. GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH
1. Giải pháp đối với công ty
1.1. Tăng cường công tác nghiên cứu thị trường
Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động kinh doanh của bất kỳ doanh nghiệp nào cũng phải gắn lấy thị trường. Thị trường có vai trò quan trọng hàng đầu đối với doanh nghiệp, mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đều diễn ra trên thị trường và lấy thị trường là mục tiêu hoạt động của mình. Do đó để doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả nhất là các doanh nghiệp xuất nhập khẩu thì công tác nghiên cứu thị trường là hết sức cần thiết nhằm có đưcợ những thông tin kịp thời, chính xác để phục vụ cho hoạt động kinh doanh của mình.
Thực tế trong những năm qua hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của công ty không ổn định là do hoạt động nghiên cứu thị trường của công ty còn yếu
mại của các nước xuất khẩu, chưa nắm bắt thông tin một cách nhanh nhạy và kịp thời. Do đó đôi khi công ty đã phải nhập khẩu hàng hoá với giá cả không tương xứng với giá trị của nó. Tuy công ty đã có bộ phận nghiên cứu thị trường nằm trong phòng kế hoạch nhưng hoạt động vẫn chưa có hiệu quả.
Công ty phải tăng cường công tác nghiên cứu thị trường, phải có một chương trình, kế hoạch cụ thể. Trong công ty nghiên cứu thị trường chúng ta phải nghiên cứu cả thị trường nhập khẩu lẫn thị trường trong nước.
Về nghiên cứu thị trường của các nước xuất khẩu:
Công ty phải xem xét, nghiên cứu đánh giá xem nước nào là thị trường triển vọng nhất để đáp ứng được nhu cầu cho việc nhập khẩu với điều kiện thuận lợi nhất. Để từ đó có thể tìm ra nguồn cung ứng phù hợp, giá cả cạnh tranh và chất lượng tốt… Bên cạnh việc thu thập nghiên cứu thị trường về thị trường truyền thống như Thái Lan, Brazin, Đức….thì chúng ta cũng phải không ngừng phân tích, tìm kiếm thị trường mới để có thể đa dạng hàng hoá kinh doanh nhập khẩu đáp ứng kịp nhu cầu thị trường đồng thời hạn chế được rủi ro do tập trung ở một số thị trường nhất định.
Thu thập thông tin chính xác, đầy đủ và kịp thời về tình hình thị trường gồm cả các thông tin về tình hình sản xuất, tình hình đầu tư, áp dụng kỹ thuật và công nghệ mới, chất lượng và số lượng sản phẩm hàng hoá của từng thị trường, thị trường về chính sách hải quan, thuế suất nhập khẩu, chế độ quản lý ngoại tệ của từng thị trường…
Phải dự báo những biến động của thị trường, dự báo về dung lượng thị trường, mức biến động giá cả giữa các thị trường với nhau, dự đoán tình hình kinh tế của các nước có vai trò quyết định đến thị trường các nước.
Khi quan hệ làm ăn với các thị trường nhập khẩu thị trường công ty cần phải tìm hiểu kỹ chính sách thương mại, phong tục tập quán, pháp lý, khả năng sử dụng tín dụng của nước đó trong hoạt động nhập khẩu.
Phải có những phương tiện xử lý thông tin hiện đại, kịp thời, chính xác từ đó đề ra những phương hướng cho hoạt động nhập khẩu hàng hoá của công ty.
Phải luôn chú trọng nâng cao trình độ của cán bộ nghiên cứu thị trường trường, tuyển chọn kỹ lưỡng những nhân viên có trình độ chuyên môn giỏi, có kinh nghiệm hiểu biết về lĩnh vực marketing, và tiếng anh thành thạo… để có thể phục vụ cho hoạt động kinh doanh nhập khẩu có hiệu quả cao.
Về nghiên cứu thị trường trong nước
Phải đánh giá mức độ cạnh tranh trên thị trường hiện tại và tương lai, phải tiến hành đánh giá tầm quan trọng và tình hình hoạt động của các đối thủ cạnh tranh về mặt kinh tế, trình độ khoa học, chất lượng hàng hoá…để từ đó ta đưa ra chính sách giá cả hợp lý, cơ cấu mặt hàng phù hợp.
Phải tìm hiểu nhu cầu của thị trường để công ty có thể phát triển hình thức nhập khẩu kinh doanh, có thể chủ động hơn trong việc nhập khẩu hàng hoá và cung cấp hàng hoá cho các đơn vị.
Việc nghiên cứu thị trường nếu được chú trọng và thực hiện tốt thì công ty sẽ luôn bám sát được diễn biến của thị trường, sẽ giúp công ty đưa ra những quyết định kinh doanh kịp thời dựa trên cơ sở thu thập và xử lý thông tin, hạn chế tối đa những rủi ro và tổn thất do thị trường gây ra. Biện pháp này tuy khá tốn kém nhưng nó mang lại hiệu quả lâu dài đảm bảo hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của công ty.