Đánh giá tình hình vận tải hàng hóa của VietnamAirlines thời gian qua

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN VẬN TẢI HÀNG HOÁ BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG CỦA TỔNG CÔNG TY HÀNG KHÔNG VIỆT NAM.doc (Trang 61 - 65)

3.1. Ưu điểm

- Nhờ có sự đầu tư kịp thời, Vietnam Airlines hiện là một trong những hãng có đội bay trẻ nhất trong khu vực với nhiều máy bay mới, hiện đại, mang tầm cỡ khu vực, điều này giúp cho tải cung ứng của Vietnam Airlines được đảm bảo ở mức độ cao nếu có thay đổi bất thường tăng khối lượng hàng hóa vận chuyển. VNA Có một hệ thống máy bay vào loại chuẩn công nghệ cao và hiện đại nhất thế giới, liên tục có những đợt đặt hàng các loại máy bay thế hệ mới, như Boeing 787, Airbus 350-900 có khả năng đáp ứng những đường bay dài, và liên tục, giảm chi phí bến bãi đáp , các sân bay trung gian, tạo ra lợi thế phục vụ khách hàng tốt hơn, đảm bảo thời gian, đồng thời lại tiết kiệm được xăng dầu, giúp VNA hạn chế tối đa chi phí đồng thời lại tạo ra uy tín cao hơn với khách hàng .

- Vietnam Airlines là hãng hàng không ở Việt Nam có lịch sử phát triển bền vững,có thương hiệu hình thành trong mỗi người dân Việt Nam, là doanh nghiệp đi đầu trong việc kinh doanh các dịch vụ hàng không , một chặng đường 15 năm phát triển, am hiểu thị trường nội địa là lợi thế không nhỏ cho Vietnam Airlines, ngoài ra Vietnam Airlines có hợp tác chặt chẽ và rộng rãi với nhiều hãng hàng không lớn trên

Nguyễn Đặng Tam Hoàng TMQT 47

thế giới, điều này giúp cho việc thương lượng để mua tải, chuyển tải, kí các hợp đồng vận tải liên chặng… giữa Vietnam Airlines với các hãng được thuận lợi hơn, nhờ đó mà hàng hóa của Vietnam Airlines được vận chuyển nhanh chóng và thuận lợi đến các điểm mà Vietnam Airlines không có đường bay thảng đến đó.

- Năng lực trình độ tương đối cao, thường xuyên cập nhật những thông tin và công nghệ mới. Hiện nay Vietnam Airlines đang đổi mới hệ thống quản lý thông tin về vận tải hàng hóa để đạt tiêu chuẩn của các nước trên thế giới.

- Phản ứng linh hoạt với tình hình thị trường, khi cần có thể upgrade hoặc downgrade các loại máy bay cho phù hợp với khối lượng hàng hóa và hành khách thực tế mỗi chuyến đi.

- Liên tục mua mới, bảo dưỡng các thiết bị phục vụ hàng hóa, làm hàng hóa giúp cho vận tải hàng hóa của Vietnam Airlines được thông suốt và hiệu quả cao (ULD).

- Nguồn tài chính luôn được đảm bảo: Vietnam Airlines được chính phủ hỗ trợ về nguồn vốn để nâng cấp công nghệ, kỹ thuật, đảm bảo an toàn an ninh hàng không. Từ những ngày đầu đi vào kinh doanh, Vietnam Airlines luôn được sự quan tâm rất lớn của chính phủ, là một công ty trực thuộc nhà nước ưu tiên hỗ trợ việc đi lại, thăm hỏi và giao lưu các đại biểu cấp cao của Việt Nam với nước ngoài, nói cách khác Vietnam Airlines là bộ mặt của Việt Nam khi đi giao lưu quốc tế. Vì vậy về nguồn tài chính, Vietnam Airlines luôn được bổ sung tài chính để thay mới, nâng cấp máy móc, mua thêm máy bay chính là một sự khẳng định trực tiếp cho sự lớn mạnh của Việt Nam.

3.2. Nhược điểm

- Vietnam Airlines chưa có đội bay chở hàng (freighter) riêng mà việc vận chuyển hàng hóa vẫn phụ thuộc vào các chuyến bay chở khách, do đó tải cung ứng cho các chuyến bay không được đảm bảo và nhiều lúc gây mất uy tín cho Vietnam Airlines. Không những thế, chở hàng trên các chuyến bay chở khách thường có những hạn chế như tải trọng chở hàng sẽ ít (thường nhỏ hơn 15 tấn/chuyến) và không thể chuyên chở được những hàng cồng kềnh, hàng nguy hiểm.

Chuyên đề tốt nghiệp ĐH Kinh tế Quốc dân

- Hạ tầng cơ sở vận tải hàng hóa của hãng hiện nay vẫn chưa được xây dựng đồng bộ thống nhất gây ảnh hưởng đến năng suất cũng như chất lượng dịch vụ vận tải của Vietnam Airlines.

- Hệ thống công nghệ thông tin nhiều bất cập, chương trình, số liệu thiếu chính xác, gây ảnh hưởng không tốt đến việc phân tích tình hình vận tải cũng như việc dự báo không đảm bảo chính xác.

- Chưa có hệ thống thương mại điện tử cho vận chuyển hàng hóa.

- Người gửi, người nhận hàng hóa chưa được cung cấp thông tin một cách cập nhật và chính xác về hàng hóa của họ.

- Chưa đáp ứng được yêu cầu và kỹ thuật và con người để có thể mở các chuyến bay đi những thị trường lớn, còn phải mua tải của nhiều hãng.

- Khả năng cạnh tranh giảm dần .

- Nguồn nhân lực trẻ vẫn chưa được trọng dụng, lề lối làm việc vẫn giữ lề thói cũ, chưa áp dụng chính sách thu hút nhân tài. Đây là vấn đề chung còn tồn tại của các doanh nghiệp trực thuộc nhà nước, là hệ quả tất yếu của sự bao cấp. Vietnam Airlines đang mất dần các cá nhân tài năng vì thiếu đi các chính sách gìn giữ con người, đặc biệt là những người tài. Nguồn nhân lực trẻ lại là những con người thiếu kinh nghiệm và thừa trong công việc, đây là lề thói cũ đã trở thành khó bỏ trong nội tại của Vietnam Airlines.

- Chậm thay đổi: thị trường biến động tương đối nhanh đang biến động từng giờ, mỗi chính sách của Vietnam Airlines đều được thực hiện rất chậm, khó bắt kịp với thị trường, tất yếu dẫn đến sự mất cân bằng trong kinh doanh.

3.3. Những nhận xét về tình hình vận tải hàng hóa của Vietnam Airlines

- Sản phẩm hàng hóa của Vietnam Airlines chủ yếu dựa vào máy bay chở khách và chịu ảnh hưởng lớn khi máy bay chở khách thay đổi máy bay. Tải cung ứng trên các chuyến bay mua tải là 4412 tấn, chỉ chiếm 4,8% tổng tải toàn mạng của Vietnam Airlines.

- Vietnam Airlines tiếp tục hợp tác với các hãng hàng không khác để tăng tải cung ứng đi Bắc Mỹ bằng mua tải, trao đổi tải.

- Hoàn thiện các sản phẩm vận tải mặt đất tại Nhật, Đức, Pháp.

Nguyễn Đặng Tam Hoàng TMQT 47

- Chất lượng phục vụ hàng hóa của các công ty phục vụ hàng hóa chưa được cải thiện, vẫn để xảy ra trường hợp bất thường ảnh hưởng đến sản phẩm của Vietnam Airlines. Do đó cần lựa chọn những công ty phục vụ hàng hóa tại các sân bay có uy tín và làm việc có hiệu quả để nâng cao sự tin tưởng của khách hàng đối với Vietnam Airlines.

- Một vấn đề khác là việc lệch đầu giữa điểm đi/đến của các chuyến bay của Vietnam Airlines: đây là một vấn đề cơ bản của vận tải hàng không nói chung và vận tải hàng hóa nói riêng vì nó ảnh hưởng lớn đến hạch toán chi phí và lợi nhuận của Vietnam Airlines. Ví dụ như 1 chuyến bay của Vietnam Airlines đi từ Hà Nội tới Narita(Nhật) có thể hàng đi lên tới 10 tấn hàng tuy nhiên hàng đi từ Nhật Bản về Việt Nam lại không có, do đó sẽ dẫn đến vấn đề lệch đầu, Vietnam Airlines vẫn phải chịu chi phí cho chuyến bay về dù không có hàng hóa.

Chuyên đề tốt nghiệp ĐH Kinh tế Quốc dân

Chương 3: Giải pháp phát triển vận tải hàng hóa bằng đường hàng không của Tổng công ty Hàng Không Việt Nam

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN VẬN TẢI HÀNG HOÁ BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG CỦA TỔNG CÔNG TY HÀNG KHÔNG VIỆT NAM.doc (Trang 61 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w