Phân tích tình hình vận tải hàng hóa bằng đường hàng không của Vietnam

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN VẬN TẢI HÀNG HOÁ BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG CỦA TỔNG CÔNG TY HÀNG KHÔNG VIỆT NAM.doc (Trang 51 - 61)

2. Thực trạng vận tải hàng hóa bằng đường hàng không của VietnamAirlines từ

2.3. Phân tích tình hình vận tải hàng hóa bằng đường hàng không của Vietnam

+ Nhóm ULD (Unit Load Device: thiết bị chất xếp dành cho máy bay, về bản chất cũng giống như Container trong vận tải đường bộ).

• Xây dựng dự thảo các quy định, quy trình về quản lý và điều phối ULD trên toàn mạng.

• Phân bổ stock ULD cho các sân bay phù hợp với tình hình thực tế và đảm bảo khai thác.

• Thực hiện các công việc về kiểm soát và điều phối ULD hàng ngày.

• Theo dõi, đánh giá việc thực hiện các quy định, quy trình quản lý và sử dụng ULD. Đề xuất ý kiến, chỉnh sửa quy định, quy trình cho phù hợp nhằm tăng hiệu quả sử dụng ULD.

• Lập kế hoạch đầu tư và thực hiện đầu tư mua sắm ULD. Tìm hiểu cập nhật thông tin về ULD phục vụ công tác đầu tư ULD.

• Lập kế hoạch và thực hiện công tác đào tạo về quản lý và sử dụng ULD cho các đơn vị.

• Sửa chữa, bảo dưỡng và thanh lý ULD.

2.3. Phân tích tình hình vận tải hàng hóa bằng đường hàng không của Vietnam Airlines Airlines

Bảng 4: số liệu vận chuyển của các hãng hàng không tại Việt Nam giai đoạn 2001-2007(trước khi gia nhập WTO)

Nguyễn Đặng Tam Hoàng TMQT 47

Năm Hãng khai thác Hàng hoá (tấn) Quốc tế tăng

trưởng Nội địa

tăng trưởng Tổng tăng trưởng 2001 VN 24,983 12.9% 24,246 20.7% 49,229 16.6% BL 3,307 146.1% 9,285 216.0% 12,592 194.1% OT 54,137 -3.2% 54,137 -3.2% HKVN 28,290 20.5% 33,531 45.6% 61,821 32.9% Tổng 82,427 3.8% 33,531 45.6% 115,958 13.2% 2002 VN 28,047 12.3% 31,112 28.3% 59,159 20.2% BL 4,529 37.0% 11,566 24.6% 16,095 27.8% OT 74,348 37.3% 74,348 37.3% HKVN 32,576 15.2% 42,678 27.3% 75,254 21.7% Tổng 106,924 29.7% 42,678 27.3% 149,602 29.0% 2003 VN 31,421 12.0% 38,202 22.8% 69,623 17.7% BL 2,801 -38.2% 9,903 -14.4% 12,704 -21.1% OT 104,017 39.9% 104,017 39.9% HKVN 34,222 5.1% 48,105 12.7% 82,327 9.4% Tổng 138,239 29.3% 48,105 12.7% 186,344 24.6% 2004 VN 46,002 46.4% 44,859 17.4% 90,861 30.5% BL 3,366 20.2% 9,280 -6.3% 12,646 -0.5% OT 107,795 3.6% 107,795 3.6% HKVN 49,368 44.3% 54,139 12.5% 103,507 25.7% Tổng 157,163 13.7% 54,139 12.5% 211,302 13.4% 2005 VN 53,284 15.8% 55,851 24.5% 109,135 20.1% BL 1,876 -44.3% 9,329 0.5% 11,205 -11.4% OT 110,651 2.6% 110,651 2.6% HKVN 55,160 11.7% 65,180 20.4% 120,340 16.3% Tổng 165,811 5.5% 65,180 20.4% 230,991 9.3%

Chuyên đề tốt nghiệp ĐH Kinh tế Quốc dân 19.1% 18.1% 18.8% 2006 VN 61,160 14.8% 62,715 12.3% 123,875 13.5% BL 1,321 -29.6% 12,901 38.3% 14,222 26.9% OT 125,864 13.7% 125,864 13.7% HKVN 62,481 13.3% 75,616 16.0% 138,097 14.8% Tổng 188,345 13.6% 75,616 16.0% 263,961 14.3% 2007 VN 39,500 -35.4% 73,981 18.0% 113,481 -8.4% BL 269 -79.6% 9,437 -26.9% 9,706 -31.8% OT 184,495 46.6% 184,495 46.6% HKVN 39,769 -36.3% 83,418 10.3% 123,187 -10.8% Tổng 224,265 19.1% 83,418 10.3% 307,682 16.6% TB 2002-2007 12.9% 14.8% 13.4%

VN: kí hiệu của Vietnam Airlines BL: kí hiệu của JetStar Pacific OT: các hãng hàng không khác

Năm 2008, tổng khối lượng vận chuyển đường hàng không tại Việt Nam đạt 348318 tấn hàng hóa trong đó Vietnam Airlines vận chuyển được 124262 tấn hàng hóa. Doanh thu từ vận tải hàng hóa của Vietnam Airlines đạt 1641 tỷ VND, trong đó, doanh thu vận chuyển nội địa là 341,8 tỷ VND, doanh thu từ vận chuyển quốc tế là 1299,4 tỷ VND với doanh thu hàng xuất khẩu là 718,1 tỷ VND, doanh thu hàng nhập khẩu là 581,3 tỷ VND.

Bảng 5: số liệu về Marketshare của Vietnam Airlines tại thị trường Việt Nam Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 Marketshare của Vietnam Airlines 42.45% 39.54% 37.36% 43% 47.25% 46.93% 36.88% 35.67% Marketshare của JetStar 10.86% 10.76% 6.81% 5.98% 4.85% 5.38% 3.15% 4.1%

Nguyễn Đặng Tam Hoàng TMQT 47

Marketshare của các hãng khác

46.69% 47.7% 55.83% 51.02% 47.9% 47.69% 59.97% 60.23%

Với thị phần tại thị trường Việt Nam khoảng trên 41% trong vòng 8 năm qua, Vietnam Airlines là hãng có thị phần vận tải hàng hóa bằng đường hàng không lớn nhất tại Việt Nam hiện nay, vượt xa so với JetStar Pacific từ 4 đến 5 lần, có lúc lên tới hơn 10 lần. Tuy nhiên nếu so với số lượng thị phần còn lại đang bị các hãng hàng không nước ngoài nắm giữ thì lượng Marketshare của 2 hãng hàng không Việt Nam ngay trên thị trường nước nhà lại không thực sự nắm giữ ưu thế, nguyên nhân mà vận tải hàng hóa bằng đường hàng không của Vietnam Airlines hiện nay chưa có được thị phần lớn chủ yếu là do Vietnam Airlines chưa có đội bay riêng phục vụ chuyên chở hàng hóa (đội bay freighter) mà vận chuyển hàng hóa của Vietnam Airlines chỉ là một phần nhỏ phụ thuộc vào các chuyến bay chở khách và cũng chỉ là phần thu nhập tăng thêm cho Vietnam Airlines chứ chưa thực sự được đánh giá là bộ phận chính của vận tải hàng không. Và do chưa có chủ trọng vào vận tải hàng hóa nên dù ngày trên sân nhà thì Vietnam Airlines vẫn chưa thể tận dụng tối đa lượng tải hàng hóa đi/đến Việt Nam.

Trên thị trường quốc tế, do đặc trưng về xuất nhập khẩu của Việt Nam, Vietnam Airlines có 3 thị trường vận tải chính là thị trường châu Âu, Nhật Bản và Mỹ.

- Tại thị trường châu Âu, Vietnam Airlines có 3 đường bay chính: Hà Nội- Sài Gòn- Pháp, Hà Nội- Sài Gòn- Đức, Hà Nội- Sài Gòn- Nga.

Đường bay đi Đức, Pháp: Vietnam Airlines bay bằng Boeing 777 tầm xa, tải 10-12 tấn/ chuyến.

Đường bay đi Nga: bay bằng Boeing 777 tầm trung, tải 2- 5 tấn/ chuyến.

Trong 3 đường bay trên thì hàng khai thác chính trên chiều đi của Vietnam Airlines chủ yếu là đi Đức và Pháp, trong đó nhiều nhất là hàng may mặc, giày, hàng mau hỏng. Hàng nhập gồm có: thiết bị máy móc, dược phẩm, thực phẩm, hàng gom.

Thị trường có tốc độ phát triển cao, tuy nhiên Vietnam Airlines phải cạnh tranh với nhiều hãng lớn như Luthansa của Đức, Air Frace của Pháp. Nhưng hai hãng này không cạnh tranh mạnh bằng những hãng bay vòng như C.A (Chinese Airlines) hay E.A (một hãng hàng không của Thái Lan).

Chuyên đề tốt nghiệp ĐH Kinh tế Quốc dân

Cao điểm thị trường châu Âu vào tháng 4 và tháng 9,10,11. Thấp điểm của thị trường vào tháng 1 và 2.

Mức tăng trưởng của thị trường tương đối cao, từ 2001 đến 2007 mức tăng trưởng trung bình của Vietnam Airlines tại thị trường châu Âu có thể đạt tới 10%/ năm. Tuy nhiên từ 2008 với khó khăn chung của nền kinh tế thế giới thì dự báo trong giai đoạn 2009- 2010 lượng hàng hóa vận chuyển của Vietnam Airlines đi/đến châu Âu chỉ đạt 80-85% so với cùng kì năm 2008.

- Thị trường Nhật Bản: được đánh giá là đường bay vàng của Vietnam Airlines hiện nay, các chuyến bay của Vietnam Airlines tới Nhật Bản gồm 5 đường bay: Sài Gòn- Narita, Hà Nội- Narira, Hà Nội- Nagoia, Sài Gòn- Fukuoka, Sài Gòn- Ôsaka. Trong 5 đường bay này thì lượng hàng chủ yếu được chuyên chở là ở 2 đường bay đầu tiên, vì vậy 2 đường bay này sử dụng Boeing 777 bay, tải cung ứng xấp xỉ 14 tấn. Những đường bay sau đều là các đường bay mới mở, chủ yếu là bay bằng các máy bay nhỏ như A321, A322, tải cung ứng khoảng từ 2-3 tấn/ chuyến.

Tổng thị trường hàng hóa bằng đường hàng không chiều đi từ Việt Nam tới Nhật Bản từ 16000 tới 17000 tấn/ năm. Trong đó, lượng hàng đi, đến Narita chiếm khoảng 60%, lượng hàng tới Ôsaka khoảng 30-35% và các đường bay còn lại chiếm xấp xỉ 10%.

Các tháng cao điểm của thị trường Nhật Bản là tháng 3, tháng 8,9,10 trong khi đó khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng 7 là những tháng thấp điểm.

Hàng xuất đi của Vietnam Airlines gồm có: hàng tươi sống 1800 tấn chiếm 18% tỷ trọng, dệt may 9%, điện tử 6%, linh kiện máy móc 5%, hàng gom và các loại hàng khác đạt trên 5000 tấn chiếm tỷ trọng 51%... Thị phần của Vietnam Airlines trên chiều từ Việt Nam tới Nhật Bản đạt khoảng 50% và có thị phần lớn nhất trong các hãng lấy hàng từ Việt Nam tới Nhật Bản. Tiếp sau Vietnam Airlines là Japan Airlines với khoảng 18% thị phần… Tốc độ tăng trưởng chiều hàng đi không lớn, khoảng 3,4%/năm. Năm 2009, do khoảng hoảng kinh tế, dự báo đường bay này lượng hàng sẽ sụt giảm 15% so với 2008.

Hàng nhập bằng đường hàng không từ Nhật Bản, tổng thị trường khoảng 13000 tấn/năm. Hàng về gồm có hàng gom đạt trên 20%, nguyên vật liệu dệt may 12%, máy móc 8%… Cao điểm của thị trường từ tháng 8 cho tới tháng 12. Tốc độ tăng trưởng

Nguyễn Đặng Tam Hoàng TMQT 47

của thị trường là từ 5-7%/ năm. Thị phần của Vietnam Airlines trên chiều về đạt xấp xỉ 48%.

Bảng 6: số liệu về Marketshare của Vietnam Airlines chiều đi/ đến thị trường Nhật Bản so với các hãng khác trong khu vực

Chuyên đề tốt nghiệp ĐH Kinh tế Quốc dân

Chiều hàng từ Nhật Bản về Việt Nam

Xét trên toàn diện thì thị trường Nhật Bản là thị trường lớn nhất của Vietnam Airlines hiện nay, tải cung ứng thường không đáp ứng được cầu về tải vận chuyển. Tại những khoảng thời gian cao điểm, hệ số sử dụng tải của đường bay có thể lên tới 90- 99% mỗi chuyến bay. Hệ số sử dụng tải trung bình mỗi năm của đường bay này khoảng 60- 70%, một con số đáng mơ ước đối với các đường bay khác.

- Thị trường Mỹ: hiện nay, do còn nhiều hạn chế về con người và kỹ thuật nên Vietnam Airlines chưa có đường bay thẳng khai thác thị trường này. Chính vì vậy nên dù tổng khối lượng hàng hóa của thị trường là rất lớn nhưng thị phần của Vietnam Airlines lại chỉ chiếm một lượng rất nhỏ. Tổng thị trường hàng hóa của Việt Nam đi thị trường Mỹ khoảng 32000 tấn/năm và chiều về khoảng 7000 tấn/ năm, thị phần của Vietnam Airlines chiếm khoảng 4-6%.

Hàng từ Việt Nam đi Mỹ được Vietnam Airlines mua tải của các hãng KE (Hàn Quốc), BR, CI (Đài Loan) vận chuyển chủ yếu tới Los Angerles, Chicago và New York. Tốc độ tăng trưởng của Vietnam Airlines trên thị trường khoảng 12-15%/năm, cao điểm vận chuyển vào tháng 3,4,5,6 và tháng 9,10.

Hàng xuất đi chủ yếu là hàng dệt may, giày dép, thủy sản, chiếm 60% hàng từ Việt Nam đi Mỹ bằng đường hàng không.

Hàng từ Mỹ về Việt Nam chủ yếu là nguyên vật liệu, máy móc, tốc độ tăng trưởng chiều về đạt 10-15% trong những năm trước.

Năm 2009, do khủng hoảng kinh tế thế giới nên Tổng Công ty Hàng không Việt Nam dự báo thị trường Mỹ sẽ sụt giảm 20% về khối lượng hàng hóa vận chuyển bằng đường hàng không so với năm 2008.

- Một số đường bay và thị trường nhỏ khác:

• Đường bay của Vietnam Airlines đi Singapore: đường bay đi Singapore gồm có 2 chuyến là Hà Nội- Singapore và Sài Gòn- Singapore, tải cung ứng thường xê dịch từ 2 đến 3 tấn nhưng tải thường trống do hàng của đường bay này ít. Hàng đi Singapore gồm có hàng gom, hàng khô.. Hàng về chủ yếu là linh kiện máy tính. Hệ số sử dụng tải của đường bay đi Singapore tương đối thấp, chỉ từ 30- 40%.

Nguyễn Đặng Tam Hoàng TMQT 47

• Đường bay của Vietnam Airlines quanh khu vực Đông Dương thì tải cung ứng khoảng từ 2 tấn rưỡi đến 3 tấn, hàng đi và hàng về đều chủ yếu là hàng thương quyền 6, hàng về Việt Nam không nhiều. Hệ số sử dụng tải của đường bay quanh Đông Dương khoảng 70 -80%.

• Đường bay đi Hàn Quốc: 7 chuyến/ tuần từ Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, tải cung ứng mỗi chuyến từ 8 đến 10 tấn, hàng đi gồm hàng gom và quần áo xuất khẩu, hàng về gồm quần áo và hàng điện tử là chính. Hệ số sử dụng tải của đường bay trung bình, khoảng xấp xỉ 50%.

• Đường bay đi Trung Quốc: Vietnam Airlines có 3 điểm đến tại Trung Quốc là Bắc Kinh, Quảng Châu và Côn Minh. Lượng tải cung ứng cho mỗi đường bay khoảng từ 500Kg cho đến 2 tấn. Hàng đi từ Việt Nam gồm có hải sản, linh kiện, hàng gom… Hàng từ Trung Quốc về chủ yếu là quần áo vải vóc và hàng thương quyền 6 đi châu Âu và quanh Đông Dương. Hệ số sử dụng tải trên đường bay này tương đối tốt, đạt khoảng 60-70%.

• Đường bay Úc: tải cung ứng cho mỗi chuyến bay ở trên đường này khoảng 10 tấn, hàng đi Úc chủ yếu là hàng thương quyền 6 từ châu Âu về và hàng từ Úc về cũng phần lớn là hàng thương quyền 6 xuất đi châu Âu.

• Các đường bay nội địa: chủ yếu hàng đi giữa hai trung tâm lớn của đất nước. Hàng từ Sài Gòn tới Hà Nội gồm hoa tươi và hải sản, hàng từ Hà Nội vào Sài Gòn thì gồm hàng gom, hoa và hàng tươi sống. Cao điểm của đường bay nội địa vào thời điểm gần tết.

- Một vấn đề khác là chất lượng của lịch bay: Theo số liệu của Ban Điều hành bay, chất lượng lịch bay năm 2008 tăng so với năm 2007. Hệ số tin cậy khai thác đạt 87%, tăng 5 điểm so với năm 2007, mức cao nhất từ năm 2000 đến nay. Nguyên nhân là do số chuyến bay chậm giảm mạnh cả về số tuyệt đối (2.201 chuyến, tương đương 23%) và giảm về tỷ trọng so với số chuyến bay kế hoạch (5%)

Đồ thị 1: Tỷ lệ chuyến bay huỷ, tăng, chậm giờ trong tổng số chuyến bay thực hiện

Chuyên đề tốt nghiệp ĐH Kinh tế Quốc dân 0% 5% 10% 15% 20% Huỷ Tăng Chậm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008

* Nguồn: Ban ĐHB (số liệu tính đến ngày 30/12/08)

Đồ thị 2: Hệ số tin cậy khai thác

2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 74% 76% 78% 80% 82% 84% 86% 88% 90% HSTC

* Nguồn: Ban ĐHB (số liệu tính đến ngày 30/12/08)

Theo số liệu thống kê, tỷ lệ chuyến bay chậm do nguyên nhân phục vụ mặt đất năm nay đã giảm 9% so với năm 2007. Tiếp theo là hai nguyên nhân làm chậm chuyến bay là lý do kỹ thuật giảm 19% và chặng trước giảm 32% so với năm 2007. Tuy nhiên, tỷ lệ các chuyến bay bị huỷ vì lý do kỹ thuật vẫn tăng so với năm trước (xem bảng 6).

Nguyên nhân chính ảnh hưởng đến ổn định của lịch bay trong năm 2008 gồm:

- Kỹ thuật: Số ngày dừng khai thác của các loại máy bay để làm công tác kỹ thuật theo kế hoạch cũng như bất thường tăng lên đáng kể đã ảnh hưởng đến lịch khai thác của VN. Thống kê có 504 chuyến bay huỷ và 1647 chuyến bay chậm vì lý do kỹ thuật. Tổng số ngày dừng khai thác của các loại máy bay (không tính dừng theo kế hoạch dài ngày): B777 619 ngày (gần tương đương 1,7 máy bay); A330 284 ngày (tương đương với 0,8 máy bay); A321/320 863 ngày (tương

Nguyễn Đặng Tam Hoàng TMQT 47

đương với 2,4 máy bay); AT7 441 ngày (tương đương với 1,2 máy bay); F70 98 ngày.

- Thời tiết: Thời tiết xấu đã hạn chế khai thác tới các sân bay Điện Biên, Hải Phòng, Vinh, Cam Ranh, Phú Quốc. Thống kê có 130 chuyến bay bị huỷ, 234 chuyến bay chậm.

Bảng 7: Tình hình khai thác năm 2008 So với 2007

Chỉ tiêu 2008 Số chuyến %

1. Số chuyến bay kế hoạch 68297 10433 18% 2. Số chuyến bay thực hiện 67108 9952 17% 3. Số chuyến bay huỷ 2082 293 16% 4. Số chuyến bay tăng 893 -188 -17% 5. Số chuyến bay chậm 7391 -2201 -23%

Nguồn: Ban ĐHB (từ 1/1/08 đến 30/12/08)

Bảng 8: Tỷ lệ các nguyên nhân chậm, huỷ chuyến bay trong năm 2008

Nguyên nhân

Huỷ chuyến Chậm chuyến

Số chuyến % 2007(% ) Số chuyến % 2007 (%) 1. Do kỹ thuật 504 24,2 33 1647 22 -19 2. Do thương mại 1026 49,3 13 0 0 0 3. Thời tiết 130 6,2 13 234 3 13 4. Tổ bay 63 3,0 -25 398 5 -13 5. Phục vụ mặt đất 0 0 0 788 11 -9 6. Nhà chức trách 0 0 0 332 4 25 7. Chặng trước 0 0 0 3475 47 -32 8. Lý do khai thác 65 3,1 76 74 1 -19 9. VIP 12 0,6 -52 0 0 0

Chuyên đề tốt nghiệp ĐH Kinh tế Quốc dân

10. Khác 282 13,5 18 443 6 -24

Tổng 2082 100 16 7391 100 -23

Nguồn: Ban ĐHB ( từ 1/1/08 đến 30/12/08)

Đồ thị 3: Thống kê dừng bay vì lý do kỹ thuật và định kỳ trong năm 2008

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN VẬN TẢI HÀNG HOÁ BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG CỦA TỔNG CÔNG TY HÀNG KHÔNG VIỆT NAM.doc (Trang 51 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w