Đặc điểm vận tải hàng hóa bằng đường hàng không và quá trình phát triển hiện

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN VẬN TẢI HÀNG HOÁ BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG CỦA TỔNG CÔNG TY HÀNG KHÔNG VIỆT NAM.doc (Trang 39 - 43)

hiện nay

1.1. Đặc điểm vận tải hàng hóa bằng đường hàng không

-Vận tải hàng không là ngành vận tải non trẻ nhất. Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, vận tải hàng không mới bắt đầu phát triển và nhờ các tiến bộ của khoa học kỹ thuật mà ngành vận tải hàng không ngày càng được phát triển nhanh chóng. Trước đây, nó chủ yếu phục vụ chuyên chở hành khách, ngày nay vận tải hàng không đã được sử dụng rộng rãi vào chuyên chở hàng hóa trong phạm vi nội địa cũng như quốc tế.

- Ưu điểm:

+ Tốc độ nhanh: vận tải hàng không có tốc độ khai thác lớn nhất so với tất cả các ngành vận tải khác cho nên vận tải hàng không phục vụ tốt nhất chuyên chở hành khách và hàng hóa ( đặc biệt là hàng giá trị cao, có yêu cầu vận chuyển nhanh).

+ Tuyến đường hoàn toàn tự nhiên: khoảng cách vận chuyển giữa hai điểm gần như một đường thẳng, không phải đầu tư xây dựng tuyến đường ( trừ việc xây dựng sân bay), khả năng thông qua trên một tuyến đường gần như không hạn chế.

+ Vận tải hàng không có tính cơ động cao, nó có thể đáp ứng nhanh chóng nhu cầu chuyên chở hàng hóa về mặt thời gian giao hàng, khối lượng chuyên chở và số lượt bay trên một tuyến đường.

- Nhược điểm:

+ Giá cước rất đắt: giá thành của vận tải hàng không cao hơn rất nhiều so với các ngành vận tải khác (gấp 5-6 lần vận tải biển). Nguyên nhân dẫn đến giá cước đắt: do giá máy bay cao, chi phí khấu hao lớn, lượng tiêu hao nhiên liệu lớn, trọng tải nhỏ (ví dụ: một chiếc Boeing 747 giá 100 triệu USD chỉ chở được 400 người, tương đương với 80-100T).

+ Vận tải hàng không phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện khí hậu thời tiết cho nên ảnh hưởng đến lịch trình và tính chất đều đặn của vận tải hàng không. Ví dụ:

Nguyễn Đặng Tam Hoàng TMQT 47

máy bay từ Tân Sơn Nhất ra Nội Bài gặp thời tiết xấu không hạ cánh được phải bay trở vào vừa tốn kém chi phí cho cả hai lượt, vừa không đảm bảo lịch trình ngày hôm đó.

+ Sức chở hạn chế lại hay gặp rủi ro tai nạn và khi tai nạn xảy ra thiệt hại thường rất lớn.

+ Đòi hỏi công nhân, phi công, kỹ sư, hoa tiêu… có trình độ kĩ thuật cao và giàu kinh nghiệm.

- Từ những đặc điểm trên, ta có thể rút ra phạm vi áp dụng thích hợp của vận tải hàng không như sau:

+ Vận tải hàng không thích hợp với chuyên chở hàng hóa trên khoảng cách xa và yêu cầu thời gian vận chuyển nhanh.

+ Thích hợp với chuyên chở hàng hóa ở những nơi mà các ngành vận tải hàng hóa khác không có khả năng thực hiện được hoặc thực hiện được nhưng gặp nhiều khó khăn.

+ Vận tải hàng không thích hợp với chuyên chở hàng lẻ, giá trị cao, hàng mau hỏng, có nhu cầu vận chuyển gấp.

Chuyên đề tốt nghiệp ĐH Kinh tế Quốc dân

1.2. Quá trình phát triển hiện nay của vận tải hàng hóa bằng đường hàng không

Bảng 1: Số liệu tổng thị trường vận chuyển hàng không Việt Nam từ 2001 đến 2008

Năm Hàng hóa (tấn) Tốc độ tăng trưởng so với năm trước

2001 115958 13.2% 2002 149602 29% 2003 186344 24.6% 2004 211302 13.4% 2005 230911 9.3% 2006 263961 14.3% 2007 307682 16.6% 2008 348318 13.2%

Bảng 2: biểu về số lượng hàng hóa và tốc độ tăng trưởng từ 2004 đến 2008

Bảng 3: Khối lượng hàng hóa luân chuyển phân theo ngành vận tải

Năm Tổng số Đường Đường bộ Đường Đường Đường

Nguyễn Đặng Tam Hoàng TMQT 47

sắt sông biển không 2001 63164.4 2054,4 9184,9 16937,1 34829,8 158,2 2002 69417,9 2391,5 10667,6 15936,9 40250,1 171,8 2003 80029,5 2725,4 12338,0 15492,3 49263,2 210,6 2004 90504,8 2745,3 14938,8 16415,1 56169,8 235,8 2005 100728,3 2949,3 17668,3 17999,0 61872,4 239,3 2006 113550,0 3446,6 20537,1 18843, 70453,2 269,4 2007 124229,5 3888,4 23617,7 96440,7 282,7 Đơn vị:triệu tấn.km

Dù là ngành vận tải non trẻ nhưng vận tải hàng hóa đường hàng không đã nhanh chóng chứng minh được vai trò của mình trong hệ thống vận tải hàng hóa của Việt Nam. Với tốc độ tăng trưởng trung bình từ năm 2001 đến 2008 đạt mức 16,7%, vận tải hàng hóa bằng đường hàng không hứa hẹn sẽ trở thành ngành vận tải quan trọng thứ nhì sau vận tải đường biển.

Hiện tại, Việt Nam đứng thứ sáu trong ASEAN, thứ 42- 43 trên thế giới về vận tải hàng không với 4 hãng hàng không Vietnam Airlines, JetStar Pacific, VASCO, Tổng công ty bay dịch vụ (SFC) và 43 hãng hàng không nước ngoài khai thác đến Việt Nam. Hệ thống sân bay gồm 22 cảng hàng không, trong đó có 3 cảng quốc tế và 19 cảng nội địa.

Định hướng phát triển hàng hóa của ngành hàng không đến năm 2020 sẽ có mức tăng trưởng 11-14%/năm, đạt 0,8 triệu tấn hàng hóa, mạng đường bay được mở rộng với tần suất khai thác cao, dịch vụ trung chuyển tốt tại 2 trung tâm Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, phát triển đội tàu bay lên 140- 150 chiếc ( trong đó sở hữu 70- 80 chiếc). Đến năm 2020, sẽ mở rộng hoạt động kinh doanh vận tải hàng không, xóa độc quyền, bảo đảm cạnh tranh lành mạnh, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội, phấn đấu đứng trong top3 của ASEAN về vận tải hàng không với tối đa 10 hãng hàng không. Đồng thời nâng công suất, năng lực khai thác của toàn mạng cảng hàng không lên gấp 4 lần so với hiện tại vào năm 2020.

Ngành hàng không dân dụng có vai trò cao trong việc bảo đảm hạ tầng cho tăng trưởng kinh tế xã hội của đất nước. Chính vì vậy ngành cần có định hướng phát triển

Chuyên đề tốt nghiệp ĐH Kinh tế Quốc dân

phù hợp, tháo gỡ những điểm thắt nút để đẩy nhanh được tốc độ phát triển. Hàng không cần phát triển trước một bước để đảm bảo hạ tầng cho tăng trưởng kinh tế.

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN VẬN TẢI HÀNG HOÁ BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG CỦA TỔNG CÔNG TY HÀNG KHÔNG VIỆT NAM.doc (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w