2. Hình thức vận tải hàng hóa bằng đường hàng không và hệ thống chỉ tiêu đánh
2.1.5. Cước hàng không
a. Công bố biểu cước
Cước hàng không bao gồm giá cước, quy tắc, thủ tục được ấn hành trong biểu cước hàng không (TACT- The Air Cargo Tariff) do các hãng hàng không cùng nhau ấn hành. TACT được chia làm 3 cuốn:
Nguyễn Đặng Tam Hoàng TMQT 47
Quy tắc TACT (TACT Rule) màu cam, trong đó ghi rõ quy tắc, thể lệ, thủ tục chung. Mỗi năm xuất bản 2 lần.
Cước TACT (TACT Rate) cứ 2 tháng xuất bản một lần, mỗi lần 2 cuốn: màu đỏ và xanh lá cây. Màu đỏ dành cho khu vực Bắc Mỹ gồm cước đi và cước đến, màu xanh lá cây: cước đi và cước đến trên toàn thế giới trừ Bắc Mỹ.
b. Cơ sở tính cước
- Tính theo trọng lượng cả bì thực tế nếu như hàng nhỏ và nặng. - Tính theo khối lượng nếu như hàng nhẹ và cồng kềnh.
c. Cơ sở giá cước và các loại giá cước
- Cơ cấu giá cước: cơ cấu giá cước phụ thuộc vào những nhân tố sau: + Khối lượng giao lưu.
+ Cạnh tranh.
+ Loại và số lượng hàng. + Trị giá hàng.
+ Nhu cầu về làm hàng đặc biệt.
- Các loại giá cước: giá cước có thể phân loại như sau:
+ Cước hàng bách hóa (GCR- General Cargo Rate): đây là những giá cước áp dụng cho hàng di chuyển giữa 2 địa điểm mà không có giá cước đặc biệt. Cước này tùy thuộc vào chiết khấu và số lượng, nghĩa là cước được giảm đối với những loại hàng có trọng lượng đã định- giảm một phần trăm nhất định đối với một số trọng lượng đầu và giảm nhiều lần cho những mức trọng lượng sau. Cước bình thường đã ấn hành áp dụng cho những lô hàng lên tới 45kg.
+ Cước tối thiểu: cước tối thiểu thể hiện một mức mà thấp hơn thể thì các hãng hàng không coi là không kinh tế đối với việc vận chuyển một lô hàng, có tính đến giá cố định về bốc dỡ, thậm chí cho một kiện hàng nhỏ. Cho nên tính cước một lô hàng, nhận trọng lượng chịu cước với giá cước áp dụng có thể không bao giờ thấp hơn giá cước tối thiểu đã ấn hành. Mức độ tính phí tối thiểu phụ thuộc vào các khu vực IATA trong đó, hay giữa các khu vực đó việc vận tải được thực hiện.
+ Cước hàng đặc biệt (SCR- Special Cargo Rate): loại cước này thường thấp hơn giá cước hàng bách hóa và áp dụng hàng đặc biệt từ điểm xuất phát đã quy định đến điểm đến quy định. Cước này tùy thuộc vào trọng lượng tối thiểu được ấn hành
Chuyên đề tốt nghiệp ĐH Kinh tế Quốc dân
cùng với giá cước. Cước này cũng có thể thay đổi tùy thuộc vào những điều kiện riêng có liên quan đến cước tối thiểu và những yêu cầu về tỷ trọng. Mục đích chính của cước hàng hóa đặc biệt là để chào cho người gửi hàng giá cạnh tranh nhằm tiết kiệm cho họ khi gửi hàng bằng đường hàng không và tạo cho họ mức sử dụng tối đa về khả năng vận tải hàng không. Người gửi hàng có thể xin áp dụng giá cước cho mặt hàng riêng nào đó với những hãng hàng không và hãng hàng không sau đó trình IATA, cùng với kiến nghị của riêng mình. Sau khi tham khảo ý kiến của các thành viên hàng không, IATA hoặc từ chối cho việc áp dụng hoặc ấn hành giá cước đặc biệt.
+ Cước phân hàng theo bậc (Class Rates Or Commodity Classification Rates): loại này được biểu hiện bằng cách tính chiết khấu hay tăng thu theo phần trăm trên cước hàng bách hóa đối với hàng hóa nhất định trong khu vực đã định sẵn. Những cước này được áp dụng khi không có cước riêng đối với mặt hàng nào đó.
Những hàng chính có thể áp dụng là:
• Súc vật sống, container nhốt súc vật.
• Hàng quý như vàng
• Sách báo, tạp chí, catalogue, thiết bị chữ nổi và sách cho người mù.
• Hành lý được gửi đi như hàng hóa.
• Di hài
+ Cước cho tất cả các loại hàng (FAK- Freight All Kind): loại này ra đời trong những năm gần đây nhằm đơn giản hóa cơ cấu giá cước. Cước FAK là loại cước tính cho khối lượng đóng trong container bất kể loại hàng chuyên chở.
+ Cước container: nếu gửi hàng trong container theo thiết kế được chấp nhận, những hãng hàng không thường giảm cước. Container thường là của người gửi hàng và khi sử dụng những container đó người giử hàng được hưởng một khoản tiền trợ cấp về trọng lượng rỗng của container.
+ Cước hàng linh tinh: có một số giá cước do các hãng hàng không đánh vào những dịch vụ đặc biệt hay trong những hoàn cảnh đặc biệt, dù chúng không ở trong bất cứ loại cước vận tải nào trong quá trình vận chuyển hàng không thông thường.
+ Cước ULD: đây không phải là cước vận chuyển nhưng là phí di chuyển container hay pallet có thiết kế nhất định, không phân biệt chủng loại hay số lượng
Nguyễn Đặng Tam Hoàng TMQT 47
hàng thực chở. Trọng lượng vượt sẽ tính thêm, càng vượt cao thì mức cước càng giảm cho tới mức tối thiểu tuyệt đối cho phép.
+ Giá cước hàng đi chậm: giá này thấp hơn giá bình thường và được tính khi việc vận chuyển một lô hàng không khẩn cấp và có thể chờ cho đến khi máy bay có chỗ để xếp.
+ Giá cước gộp toàn chặng: khi một lô hàng được một hay một số người chuyên chở vận chuyển qua những chặng khác nhau, người chuyên chở có thể tính phí thấp hơn tổng giá cước phải trả cho từng chặng.
+ Cước theo nhóm: kể từ khi có cuộc họp về vận chuyển tổ chức ở Athens năm 1969, IATA đã xác nhận tập quán cảu các công ty là đồng ý giảm giá cho khách hàng khi họ gửi hàng pallet hay container trên cùng chuyến. Cước này thường nhằm dành cho những người vận tải chuyên nghiệp như người giao nhận hay đại lý gửi hàng hóa hàng không.