Sơ lược về VietnamAirlines

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN VẬN TẢI HÀNG HOÁ BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG CỦA TỔNG CÔNG TY HÀNG KHÔNG VIỆT NAM.doc (Trang 43 - 45)

2. Thực trạng vận tải hàng hóa bằng đường hàng không của VietnamAirlines từ

2.1. Sơ lược về VietnamAirlines

Tổng Công ty Hàng Không Việt Nam

200 Nguyễn Sơn, quận Long Biên, Hà Nội, Việt Nam

Số đăng kí kinh doanh: 106000844 cấp ngày 26/1/2007 tại Sở Kế hoạch Đầu tư Hà Nội

Mã số thuế: 0100107518

Thời kì đầu tiên

Lịch sử của hãng hàng không quốc gia Việt Nam bắt đầu từ tháng giêng năm 1956, khi Cục Hàng không dân dụng được Chính phủ thành lập, đánh dấu sự ra đời của Ngành Hàng không Dân dụng ở Việt Nam. Vào thời điểm đó, đội bay còn rất nhỏ, với vỏn vẹn 5 chiếc máy bay cánh quạt IL 14, AN 2, Aero 45… Chuyến bay nội địa đầu tiên được khai trương vào tháng 9/1956.

Giai đoạn 1976- 1980 đánh dấu việc mở rộng và khai thác hiệu quả nhiều chuyến bay quốc tế đến các nước châu Á như Lào, Campuchia, Trung Quốc, Thái Lan, Philippin, Malaysia và Singapore. Cuối giai đoạn này, hàng không dân dụng Việt Nam trở thành thành viên của Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế (ICAO). Tháng 4 năm 1993 chính là thời điểm lịch sử khi Hãng Hàng không Quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) chính thức hình thành với tư cách là một tập đoàn kinh doanh vận tải hàng không có quy mô lớn của Nhà nước. Vào ngày 27/05/1996, Tổng Công ty Hàng Không Việt Nam được thành lập trên cơ sở liên kết 20 doanh nghiệp hoạt động kinh doanh dịch vụ hàng không, lấy Vietnam Airlines làm nòng cốt.

Tiến trình phát triển

Vào ngày 20/10/2002, Vietnam Airlines giới thiệu biểu tượng mới- Bông Sen Vàng, thể hiện sự phát triển của Vietnam Airlines để trở thành Hãng hàng không tầm cỡ và bản sắc trong khu vực và trên thế giới. Đây là sự khởi đầu cho chương trình định hướng toàn diện về chiến lược thương hiệu của Vietnam Airlines, kết hợp với

Nguyễn Đặng Tam Hoàng TMQT 47

những cải tiến vượt trội về chất lượng dịch vụ, mở rộng mạng đường bay và đặc biệt là nâng cấp đội bay.

Tháng 10/2003, Vietnam Airlines tiếp nhận và đưa vào khai thác chiếc máy bay hiện đại với nhiều tính năng ưu việt Boeing 777 đầu tiên trong số 6 chiếc Boeing 777 đặt mua của Boeing. Sự kiện này đánh dấu sự khởi đầu của chương trình hiện đại hóa đội bay của hãng. Ba năm sau đó, Vietnam Airlines trở thành một trong những hãng hàng không có đội bay trẻ và hiện đại nhất trong khu vực.

Hãng hàng không đẳng cấp thế giới

Trong vòng 15 năm qua, với tốc độ tăng trưởng trung bình hơn 10%/năm (trừ giai đoạn khủng hoảng tài chính ở châu Á năm 2007), Tổng Công ty Hàng Không Việt Nam đã không ngừng lớn mạnh và vươn lên trở thành một hãng hàng không có uy tín trong khu vực châu Á nhớ thế mạnh về đội bay hiện đại, mạng bay rộng khắp và lịch nối chuyến thuận lợi, đặc biệt là tại Đông Dương.

Khởi đầu với những chuyến bay nội địa không thường lệ, ngày nay mạng đường bay của Vietnam Airlines đã mở rộng đến 19 tỉnh, thành phố trên cả nước và 23 điểm đến quốc tế tại Mỹ, châu Âu, Úc và châu Á.

Năm 2006, sau khi đạt được chứng chỉ uy tín về an toàn khai thác của Hiệp hội vận tải Hàng không quốc tế (IATA), Vietnam Airlines đã chính thức trở thành thành viên của Hiệp hội Vận tải Hàng không quốc tế và khẳng định chất lượng dịch vụ mang tiêu chuẩn quốc tế của mình.

Hướng tới tương lai

Nhằm khẳng định thương hiệu quốc tế và thế mạnh về đội bay trẻ, hiện đại, Vietnam Airlines đã để lại ấn tượng mạnh mẽ khi cùng với công ty cho thuê tàu bay Việt Nam (VALC) mà Vietnam Airlines là một trong những thành viên sáng lập, ký một hợp đồng mua máy bay lớn gồm 12 chiếc Boeing 787, 10 chiếc Airbus A350- 900, 20 chiếc Airbus A321 và 5 chiếc ATR72-500 trong năm 2007. Vietnam Airlines hi vọng sẽ mở rộng đội bay lên mức 104 chiếc máy bay hiện đại vào năm 2015 và 150 chiếc vào năm 2020.

Chuyên đề tốt nghiệp ĐH Kinh tế Quốc dân

Vietnam Airlines do chính phủ Việt Nam sở hữu, hãng có công ty con là Công ty Bay dịch vụ Việt Nam VASCO. Hãng đã từng nắm giữ đến 86% cổ phần của hãng hàng không cổ phần Pacific Airlines.

Vietnam Airlines tăng trưởng tốt với số lượng vận tải tăng 37% mỗi năm cho đến 1997 khi cuộc khủng hoảng kinh tế châu Á và những yếu tố tiêu cực khác làm giảm hiệu quả kinh doanh của hãng. Tuy vậy, hãng vẫn có lợi nhuận trong suốt cuộc khủng hoảng. Trong hai năm 1996 và 1997, hãng thông báo lợi nhuận lên tới hơn 100 triệu USD mỗi năm. Năm 1998, lợi nhuận giảm xuống chỉ còn khoảng 7 triệu USD. Lợi nhuận tăng lên 59 triệu USD vào năm 1999. Sau vụ tấn công 11 tháng 9 vào Hoa Kỳ, trong lúc nhiều hãng hàng không phải vật lộn, thu nhập từ vận tải của Vietnam Airlines lại tăng đột ngột. Hãng đã vận chuyển hơn 4 triệu hành khách năm 2002, tăng 18% so với năm trước. Vận chuyển hàng hóa tăng 20% trong cùng thời kì đó. Và kết quả là năm 2002, lợi nhuận của hãng tăng lên 35,77 triệu USD. Bất chấp sự bùng phát của dịch SARS, hãng đã thông báo lợi nhuận 26,2 triệu USD trong năm 2003. Trong vòng 11 tháng đầu năm 2005, hãng vận chuyển 6,8 lượt khách và 109135 tấn hàng hóa với thu nhập gần 1,37 tỷ USD. Năm 2007, hãng đã vận chuyển 8,1 triệu lượt khách và 113481 tấn hàng hóa.

Tình hình tài chính của Vietnam Airlines tăng trưởng khá tốt. Hãng đang có kế hoạch tăng số máy bay và số điểm đến trong những năm tới.

Vietnam Airlines nắm giữ 40% thị phần khách du lịch bay đến và rời Việt Nam và khoảng 41% tổng khối lượng hàng hóa vận chuyển bằng đường hàng không của Việt Nam. Điều này rất có ý nghĩa đối với hãng vì hai phần ba thu nhập của hãng là từ hành khách quốc tế.

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN VẬN TẢI HÀNG HOÁ BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG CỦA TỔNG CÔNG TY HÀNG KHÔNG VIỆT NAM.doc (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(82 trang)
w