Một số kiến nghị đối với Nhà nước

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN VẬN TẢI HÀNG HOÁ BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG CỦA TỔNG CÔNG TY HÀNG KHÔNG VIỆT NAM.doc (Trang 76 - 80)

- Cần hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp luật kết hợp với việc cải cách hành chính, đổi mới công tác quản lý chỉ đạo, điều hành theo hướng tăng cường, tập trung vào công tác giám sát, quản lý nhà nước đối với mọi hoạt động trong lĩnh vực hàng không dân dụng, đặc biệt trong công tác đảm bảo an ninh, an toàn hàng không.

- Tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh giữa các hãng hàng không, các doanh nghiệp tham gia hoạt động hàng không nói chung và vận tải hàng hóa bằng đường hàng không nói riêng.

- Thực hiện sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả các doanh nghiệp trong ngành. Khuyến khích việc thành lập các hãng hàng không mới trên cơ sở nhu cầu của thị trường và việc tham gia kinh doanh các dịch vụ hàng không của tất cả các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau.

- Tăng cường, đẩy nhanh hội nhập và cạnh tranh kinh tế quốc tế. Nhà nước cần có chính sách tổng thể phối hợp phát triển ngành hàng không với du lịch và xuất nhập khẩu hàng hóa.

- Đầu tư, phát triển có trọng điểm về vận tải hàng hóa bằng đường hàng không cho các địa phương, đặc biệt chú trọng phát triển các hoạt động bay và đầu tư hạ tầng tại các cảng hàng không nằm trong các khu vực hải đảo, Tây Nguyên, Tây Bắc, Tây

Chuyên đề tốt nghiệp ĐH Kinh tế Quốc dân

Nam Bộ, các khu vực có tiềm năng phát triển các khu công nghiệp và du lịch, đảm bảo tiếp nhận máy bay lớn cho cả ngày và đêm.

- Ưu tiên phát triển công nghiệp hàng không. Triển khai có hiệu quả các chương trình nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ trọng điểm của ngành phục vụ cho phát triển công nghiệp hàng không, xây dựng cơ sở hạ tầng thông tin, công nghệ phần mềm, mạng thông tin toàn ngành song song với đầu tư phát triển phải tăng cường công tác bảo vệ môi trường.

- Tập trung mọi nguồn lực, ưu tiên phát triển đội máy bay, hạ tầng cơ sở cảng hàng không (đặc biệt là các cảng hàng không có vai trò then chốt là những điểm trung chuyển cả về hàng hóa và hành khách như Nội Bài, Tân Sơn Nhất, Long Thành, Chu Lai) nhằm tạo ra những chuyển biến mạnh mẽ, cơ bản về năng lực, chất lượng phục vụ của Ngành trong những năm tới.

- Về nguồn nhân lực:

+ Đa dạng hóa các hình thức, phương thức đào tạo, ngắn hạn, dài hạn, đào tạo trong nước, đào tạo ngoài nước, đào tạo theo trường lớp và tự đào tạo. Song song với việc phát triển hợp lý các cơ sở đào tạo trong ngành, phải tận dụng tối đa năng lực, khả năng đào tạo của các cơ sở đào tạo trong nước đặc biệt đối với các ngành mở.

+ Áp dụng chế độ tuyển dụng công khai thông qua thi tuyển, thử việc trên cơ sở hệ thống tiêu chuẩn chặt chẽ, khoa học và công bằng cho mọi đối tượng. Ưu tiên sử dụng, phát triển nguồn nhân lực tại chỗ và thực hiện chế độ ưu đãi đối với các đối tượng lao động tại các cảng hàng không nội địa, vùng sâu, vùng xa, hải đảo.

- Các giải pháp tạo vốn phát triển

+ Nhà nước cần ưu tiên sử dụng nguồn ngân sách nhà nước cho phát triển kết cấu hạ tầng giao thông hàng không. Nguồn vốn đầu tư cho đội máy bay, phát triển công nghiệp hàng không, các cơ sở dịch vụ đồng bộ… chủ yếu huy động từ các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân.

+ Bộ giao thông vận tải cần xây dưng và trình thủ tướng chính phủ đề án thành lập quỹ tập trung của nhà nước cho bảo trì và đầu tư cơ sở hạ tầng tại các cảng hàng không huy động từ một phần nguồn nộp ngân sách của các doanh nghiệp thuộc Cục hàng không dân dụng Việt Nam, từ thu phí các đối tượng trực tiếp sử dụng hạ tầng

Nguyễn Đặng Tam Hoàng TMQT 47

giao thông ngành hàng không qua giá vé, lệ phí sân bay, phụ thu qua giá bán xăng dầu hàng không…

+ Đẩy mạnh huy động các nguồn vốn từ doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, cá nhân…, từ các hình thức cổ phần hóa, phát hành cổ phiếu, trái phiếu công trình phục vụ cho chương trình phát triển đội bay, mở rộng sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.

+ Đa dạng hóa các hình thức đầu tư, khuyến khích phương án hợp vốn đầu tư trong nước đối với tất cả các thành phần kinh tế, mở rộng đầu tư trực tiếp nước ngoài bằng nhiều hình thức khác nhau. Khuyến khích nguồn vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI) cho việc phát triển cảng hàng không Chu Lai, Long Thành, các cảng hàng không, sân bay mới, phát triển công nghiệp hàng không, các cơ sở kỹ thuật thương mại khác tại các cảng hàng không.

Chuyên đề tốt nghiệp ĐH Kinh tế Quốc dân

KẾT LUẬN

Ngày nay với những bước chuyển mình liên tiếp, Việt Nam đang đi trên con đường hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới. Với hành trang hơn hai thập kỷ phát triển vừa qua, Việt Nam đã có được những bước tiến dài trong phát triển kinh tế nói chung và phát triển dịch vụ hàng không nói riêng. Trong tình hình thị trường hiện nay, khi mà lực lượng cạnh tranh đang lớn mạnh và ngày càng gay gắt, khó khăn thị trường thúc ép sự phát triển và đi lên của Vietnam Airlines, đó vừa là khó khăn, vừa là cơ hội cho Vietnam Airlines thể hiện mình, từng bước khẳng định thương hiệu vươn tầm ra quốc tế, sánh cùng với các hãng hàng không tầm cỡ khác trong một thời gian không xa.

Tuy hiện tại vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không vẫn chưa phải là sản phẩm dịch vụ chính của Vietnam Airlines nhưng điều này sẽ sớm được khắc phục bằng việc nâng cao trang thiết bị máy bay, đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng, nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải hàng hóa.

Mong rằng chuyên đề này sẽ đóng góp được cho Vietnam Airlines những ý kiến tốt giúp Vietnam Airlines ngày càng nâng cao chất lượng dịch vụ vận chuyển hàng hóa, góp phần duy trì củng cố Vietnam Airlines không chỉ là hãng hàng không hàng đầu Việt Nam và còn vươn lên tầm khu vực và quốc tế trong thời gian tới.

Ngoài việc nêu ra những vấn đề về vận tải hàng hóa mà Vietnam Airlines đang gặp phải, chuyên đề cũng đã đưa ra cách khắc phục và những giải pháp Vietnam Airlines cần thực hiện để nâng cao chất lượng vận tải nói chung và vận tải hàng hóa nói riêng. Vì nguồn tài liệu và thời gian làm chuyên đề còn hạn chế, do đó chuyên đề không tránh khỏi có đôi chỗ sai sót, nhiều thông tin không chính xác… Chính vì vậy em mong thầy giúp đỡ để chuyên đề được hoàn thiện một cách tốt nhất.

Nguyễn Đặng Tam Hoàng TMQT 47

TÀI LIỆU THAM KHẢO

- Giáo trình thống kê kinh tế. Tác giả: tiến sĩ Phan Công Nghĩa. Nhà xuất bản giáo dục 2002.

- Sách: vận tải quốc tế và bảo hiểm vận tải quốc tế. Tác giả: Triệu Hồng Cẩm. Nhà xuất bản văn hóa Sài Gòn.

- Trang web: www.vietnamairlines.com.vn

- Các báo cáo hàng năm và nguồn số liệu của ban kế hoạch tiếp thị hàng hóa_Tổng công ty Hàng Không Việt Nam.

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN VẬN TẢI HÀNG HOÁ BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG CỦA TỔNG CÔNG TY HÀNG KHÔNG VIỆT NAM.doc (Trang 76 - 80)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w