Các căn cứ pháp lý

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN VẬN TẢI HÀNG HOÁ BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG CỦA TỔNG CÔNG TY HÀNG KHÔNG VIỆT NAM.doc (Trang 38 - 39)

3. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận tải hàng hóa đường hàng không

3.2.2. Các căn cứ pháp lý

Ở nước ta căn cứ pháp lý để xử lý về vận tải hàng không được Quốc hội thông qua ngày 26/12/1991, ban hành ngầy 4/1/1992.

Luật hàng không dân dụng Việt Nam quy định quyền hạn, nghĩa vụ, trách nhiệm của người chuyên chở trong điều 74: người chuyên chở có trách nhiệm bồi thường thiệt hại do mất mát, thiếu hụt hoặc hư hỏng hàng hóa trong quá trình chuyên chở bằng máy bay, trừ trường hợp thiệt hại xảy ra do đặc tính tự nhiên hoặc khuyết tật vốn có của hàng hóa, do hành động bắt giữ hoặc cưỡng chế của nhà chức trách hoặc tòa án, do xung đột vũ trang, do lỗi của người gửi hàng hoặc người nhận hàng. Mức bồi thường thiệt hại tính theo mức giá trị hàng hóa đã kê khai hoặc theo giá trị thiệt hại thực tế nếu không kê khai giá trị. Ngoài ra người chuyên chở còn phải hoàn lại cho người gửi hàng cước phí về số hàng bị thiệt hại. Người chuyên chở cũng có trách nhiệm bồi thường thiệt hại xảy ra do vận chuyển chậm trễ.

Điểm khác so với công ước quốc tế là mức bồi thường thiệt hại do mất mát, hư hỏng và cả thiệt hại do chậm trễ được giới hạn ở mức giới hạn dân sự của người chuyên chở. Tuy nhiên vận đơn hàng không của Vietnam Airlines đã ghi: có thể áp dụng công ước Warsaw và giới hạn trách nhiệm là 250 Francs như quy định của công ước này.

Về quyền hạn, nghĩa vụ của người gửi hàng và người nhận hàng được quy định trong luật hàng không dân dụng Việt Nam được áp dụng như trong công ước Warsaw.

Chuyên đề tốt nghiệp ĐH Kinh tế Quốc dân

Chương 2: Thực trạng hoạt động vận tải hàng hóa bằng đường hàng không của Tổng Công ty Hàng Không Việt Nam

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN VẬN TẢI HÀNG HOÁ BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG CỦA TỔNG CÔNG TY HÀNG KHÔNG VIỆT NAM.doc (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w