Các nhân tố thuộc môi trường vĩ mô.

Một phần của tài liệu hoàn thiện chính sách phân phối tại công ty TNHH TIC.doc (Trang 32 - 34)

15 Lợi nhuận sau thuế thu nhập

2.2.1. Các nhân tố thuộc môi trường vĩ mô.

a. Môi trường kinh tế.

Trong những năm gần đây, nền kinh tế nước ta tăng trường khá ổn định, thu nhập của người dân ngày càng cao và mức sống cũng được nâng lên đáng kể. Kéo theo nó là nhu cầu về sử dụng các trang thiết bị công nghệ cao ngày càng tăng. Đặc biệt, việc gia nhập WTO trong tháng 11 vừa qua càng khiến cho thị trường mặt hàng này thêm sôi động, người tiêu dùng cũng có nhiều lựa chọn hơn. Theo các nhà chuyên môn đánh giá, Việt Nam có rất nhiều tiềm năng thu hút đầu tư nước ngoài và sẽ trở thành một thị trường máy tính lớn nhất Đông Nam Á. Hơn nữa, do chính sách kinh tế của Nhà nước đã thông thoáng hơn nên trong thời gian gần đây rất nhiều công ty tư nhân cũng như liên doanh được

thành lập, hoạt động kinh doanh trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Do đó, nhu cầu về trang thiết bị văn phòng cũng tăng cao, bởi đây là những vật dụng thiết yếu và phải sử dụng thường xuyên của một công ty khi đi vào hoạt động.

Mặt khác, các doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNV&N) Việt Nam đang đẩy mạnh tin học hóa, ứng dụng giải pháp CNTT-TT nhằm hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Bởi vậy, có rất nhiều doanh nghiệp trang bị thêm máy tính xách tay, cho phép nhân viên làm việc ngoài văn phòng - tăng giờ làm thực tế của nhân viên; Đưa công ty lên mạng - tham gia thương mại điện tử, thực chất là quảng cáo hình ảnh của doanh nghiệp; Làm việc theo nhóm - kết nối mạng doanh nghiệp, thực hành chia sẻ thông tin và cần trang bị máy tính mạnh cho doanh nghiệp để có thể chạy nhiều ứng dụng mạnh; Bảo vệ công ty - bảo vệ mạng gồm tài sản cố định là máy móc và tài sản thông tin dữ liệu, trang bị phần cứng bảo mật, chống virus. Như vậy có thể thấy thị trường máy tính ViệtNam là một thị trường đầy tiềm năng và ngành kinh doanh máy tính là một ngành vô cùng hấp dẫn.

b. Môi trường chính trị - luật pháp.

Một yếu tố vô cùng thuận lợi đối với sự phát triển của công ty đó là hiện nay chính phủ đang có nhiều chính sách nhằm phát triển nghành công nghệ thông tin nhằm nâng cao trình độ hiểu biết của nhân dân về lĩnh vực này, ứng dụng nó nhiều hơn vào cuộc sống, phổ cập tin học cho toàn dân. Do đó, nhà nước có nhiều ưu đãi đối với các công ty kinh doanh lĩnh vực này. Mặt khác, thủ tục thành lập công ty cũng đuợc đơn giản hoá đi rất nhiều, không phức tạp, khó khăn như trước, các chế độ chính sách về thuế cũng hợp lý hơn, do đó tạo điều kiện cho việc thành lập các công ty mới, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của công ty.

c. Môi trường văn hóa – xã hội.

Văn hoá Phương Đông nói chung và văn hoá Việt Nam nói riêng có những nét đặc thù ảnh hưởng tới hoạt động của công ty:

Ở nước ta do thu nhập của người dân nói chung còn thấp nên những mặt hàng được ưa chuộng thường là những mặt hàng giá rẻ với chất lượng có thể chấp nhận được, không đòi hỏi chất lượng quá cao. Nắm được điều đó nên công ty chủ yếu nhập những mặt hàng phổ thông với giá bình dân khoảng 5 –

10 triệu VNĐ một chiếc, đó là mức giá mà người có thu nhập trung bình có thể mua được, còn những mặt hàng cao cấp với giá lên đến vài ngàn đôla thì chỉ nhập với số lượng rất hạn chế phục vụ cho những khách sộp khi họ có nhu cầu, tuy nhiên con số này là rất nhỏ.

Mặt khác, dân số nước ta thuộc hàng dân số trẻ, tầng lớp tri thức chiếm một tỷ trọng tương đối lớn nên những người biết và muốn sử dụng máy vi tính tương đối nhiều, nhu cầu về sử dụng các thiết bị văn phòng cũng khá lớn. Hơn nưa, người dân Việt Nam rất chuộng hàng công nghệ, đặc biệt là những mặt hàng có tính ứng dụng cao như máy vi tính. Với bản tính sáng tạo, không sợ thay đổi, biết chấp nhận những cái mới và không muốn mình thua kém hơn so với nước bạn khiến cho người dân Việt nam sẵn sàng bỏ tiền đầu tư các trang thiết bị công nghệ để đạt được hiệu quả công việc cao hơn. Đây là một thuận lợi lớn đối với công ty khi kinh doanh mặt hàng này.

d. Môi trường KHKT – CN.

Thế kỷ XXI là thế kỷ của khoa học – hay còn gọi là kỷ nguyên công nghệ. Sự phát triển vượt bậc của các ứng dụng công nghệ vào tất cả lĩnh vực đời sống đã và đang tạo ra sự phong phú của hàng hoá với chất lượng cao, thoả mãn tất cả các nhu cầu của khách hàng. Bên cạnh đó, Việt Nam đang trong quá trình hội nhập kinh tế với thế giới, trong đó công nghệ thông tin (CNTT) được xác định là ngành mũi nhọn, không thể thiếu. Trong bộn bề những công việc cần phải làm: gia công phần mềm, xuất khẩu phần mềm, lắp ráp phần cứng hay phát triển nguồn nhân lực,... công việc nào nào cũng cần được tăng tốc, đòi hỏi được đầu tư, để có thể nhanh chóng thúc đẩy ngành CNTT của Việt Nam phát triển. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế ấy, Việt Nam đã mở rộng đón nhận nhiều nhà đầu tư, tập đoàn và công ty lớn trên thế giới. Thị trường Công nghệ thông tin - Viễn thông - Truyền thông Việt Nam hiện nay đã hội tụ hầu hết các tập đoàn kinh tế lớn nước ngoài như: Intel, AMD, Hewlett - Packard, IBM, Cisco Systems, IDG, Nokia, Ericsson,... và hàng trăm công ty, doanh nghiệp ưu tú của thế giới. Những sản phẩm, công nghệ, kinh nghiệm mà các họ mang tới và chuyển giao lại cho Việt Nam là rất đáng kể.

Một phần của tài liệu hoàn thiện chính sách phân phối tại công ty TNHH TIC.doc (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w