Dự báo về sự vận động của thị trường và ảnh hưởng của môi trường đến việc kinh doanh mặt hàng điện tử tin học và thiết bị tin học.

Một phần của tài liệu hoàn thiện chính sách phân phối tại công ty TNHH TIC.doc (Trang 53 - 58)

15 Lợi nhuận sau thuế thu nhập

3.1.1. Dự báo về sự vận động của thị trường và ảnh hưởng của môi trường đến việc kinh doanh mặt hàng điện tử tin học và thiết bị tin học.

đến việc kinh doanh mặt hàng điện tử tin học và thiết bị tin học.

a. Xu thế phát triển của hệ thống phân phối.

Nước ta đã có cam kết về mở cửa thị trường phân phối cho hai nước là Mỹ (BTA) và Nhật Bản (Hiệp định bảo hộ và xúc tiến đầu tư Việt-Nhật) vào tháng 3 năm 2005, gia nhập vào tổ chức Thương mại thế giới WTO vào tháng 11/2006, tiến hành đàm phán về dịch vụ phân phối trong khuôn khổ các Khu vực mậu dịch tự do ASEAN với các đối tác (ASEAN Cộng). Với các cam kết quốc tế, Việt Nam sẽ từng bước mở cửa thị trường dịch vụ phân phối cho các nước, trước hết là Mỹ và Nhật Bản, sau đó là các thành viên khác của WTO. Thời gian gần đây đã xuất hiện một làn sóng các nhà phân phối nước ngoài thâm nhập vào thị trường Việt Nam-một thị trường năng động, dân số đông và trẻ hứa hẹn nhu cầu tiêu dùng lớn. Và cuộc đua kiểm soát kênh phân phối giữa các nhà phân phối trong và ngoài nước đã bắt đầu nhen nhóm. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, nhu cầu của người dân sử dụng các loại hình phân phối hiện đại văn minh ở các thành phố lớn có xu hướng tăng lên, dẫn đến sự thay đổi trong cơ cấu các loại hình phân phối và các nhà phân phối nước ngoài đã nhanh chóng nắm bắt và đáp ứng được xu thế này. Người dân đã chán phong cách bán hàng nhỏ lẻ manh mún, chất lượng, giá cả không ổn định ở các điểm bán hàng nhỏ và các chợ và họ sẽ đổ xô đến các cửa hàng lớn để mua hàng với cơ sở hạ tầng hiện đại, hàng hóa đa dạng, chất lượng giá cả ổn định và có nhiều hình thức khuyến mãi. Số lượng các điểm phân phối nhỏ lẻ sẽ giảm dần và được thay thế bằng các hình thức phân phối mới như siêu thị, trung tâm thương mại. Tuy nhiên, trong vòng 10 năm tới, hình thức phân phối nhỏ lẻ vẫn giữ được vai trò của mình ngay cả trong các thành phố lớn do tập quán tiêu dùng

của người Việt Nam và vị trí nằm sát khu vực có nhiều dân cư sinh sống do đó có thể bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng cuối cùng. Phân phối qua mạng cũng đang thu hút được sự quan tâm vì những tiện ích đáng kể của nó. Hiện nay ở Việt Nam đang có một làn sóng phân phối trực tuyến vừa chính thức vừa ngầm nhưng rất mạnh mẽ, có vô số trang web tiếng Việt khác nhau thực hiện các giao dịch trên mạng. Nhìn chung, đối với những loại hình phân phối hiện đại, hiển nhiên đây là một thế mạnh của các nhà phân phối nước ngoài. Gần đây, tuy các nhà phân phối Việt Nam có nhiều động thái củng cố lại hệ thống của mình để chống lại áp lực cạnh tranh từ các nhà phân phối nước ngoài, nhưng đây có thể là một cuộc đua không cân sức vì các tập đoàn phân phối nước ngoài đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm kinh doanh trên thị trường các nước đang phát triển, nguồn vốn rất lớn; họ lại tiến hành các hoạt động nghiên cứu thị trường, tổ chức kinh doanh, thậm chí vận động hành lang rất bài bản và đưa ra giá bán buôn thấp hơn nhiều so với các nhà bán buôn trong nước, các dịch vụ bán hàng thuận tiện và các chương trình khuyến mại hấp dẫn.

Có thể đánh giá, ngành phân phối ở nước ta trong thời gian tới sẽ phát triển theo hướng sau:

1/ Các rào cản về việc gia nhập và rút khỏi hệ thống phân phối sẽ dần được loại bỏ theo lộ trình thực hiện các cam kết quốc tế (WTO, BTA, Hiệp định bảo hộ và xúc tiến đầu tư Việt-Nhật, ASEAN Cộng) và các cải cách của chính phủ nhằm tạo môi trường đầu tư và kinh doanh thông thoáng cho các nhà đầu tư nước ngoài.

2/ Sự thâm nhập ngày càng nhiều các Tập đoàn phân phối đa quốc gia trên thị trường Việt Nam,tạo nên một bức tranh đa dạng trong hệ thống phân phối trong nước. Hệ thống phân phối không còn là mảnh đất đặc quyền của các doanh nghiệp trong nước, buộc các doanh nghiệp trong nước phải động não chủ động tham gia nếu không muốn bị loại “ra rìa”

3/ Quá trình tích tụ và tập trung sẽ diễn ra mạnh mẽ giữa các nhà phân phối trong nước tạo thành các chuỗi liên kết với các nhà sản xuất, các ngân hàng để tăng cường sức cạnh tranh (đại lý phân phối độc quyền cho thương hiệu Việt Nam, đặt các điểm giao dịch, máy ATM tại các siêu thị, chợ...). Một

số nhà phân phối có tiềm lực sẽ mở rộng hoạt động phân phối ra nước ngoài thông qua liên doanh, liên kết với các tập đoàn phân phối nước ngoài hoặc thông qua các trung tâm giới thiệu sản phẩm, trung tâm thương mại của Việt Nam ở nước ngoài. Lực lượng người Việt Nam kinh doanh ở Nga và các nước Đông Âu cũng sẽ trở thành những mắt xích quan trọng trong hệ thống dây phân phối hàng “made in Viet Nam” nhưng mang thương hiệu quốc tế thay vì hàng Trung Quốc như hiện nay. Nhiều doanh nghiệp, các hộ nông dân, ngư dân, các làng nghề truyền thống do không đủ khả năng xây dựng hệ thống phân phối riêng sẽ tìm cách vươn ra thị trường thế giới bằng hình thức giao dịch điện tử.

4/ Phương thức phân phối truyền thống, mua đứt bán đoạn vẫn tồn tại song song với các hình thức phân phối hiện đại nhưng sẽ dần thu hẹp và suy yếu, các nhà phân phối trong nước sẽ trưởng thành và học hỏi được nhiều kinh nghiệm tổ chức quản lý và hiện đại hóa hệ thống của các nhà phân phối nước ngoài để tự củng cố hệ thống của mình. Người tiêu dùng sẽ được hưởng lợi nhiều nhất từ những cải cách này. Trước mắt, các Tập đoàn phân phối nước ngoài sẽ tập trung vào mở các siêu thị bán buôn và bán lẻ, nhưng dân dần họ sẽ mở rộng sang các hình thức bán lẻ không có cửa hàng, chuyên kinh doanh bán hàng qua catalogue, điện thoại, internet, máy bán hàng và giao hàng tận nhà... Các hình thức này sẽ được du nhập, từng bước hình thành và phát triển ở nước ta. Các công ty sản xuất trong nước, đặc biệt là các công ty sản xuất và xuất khẩu nông thủy sản sẽ phân phối qua thị trường nước ngoài dưới các hình thức mới như hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai, hợp đồng chọn ...

Tóm lại, hệ thống phân phối ở nước ta đang chuyển mình theo hướng hiện đại hóa nhưng vẫn còn mang nặng đặc điểm của một nền thương nghiệp quy mô nhỏ. Cùng với quá trình thực hiện các cam kết quốc tế và chính sách thu hút đầu tư nước ngoài, trên thị trường sẽ xuất hiện nhiều công ty lớn đến từ nước ngoài, các loại hình phân phối cũng sẽ phát triển đa dạng. Trong bối cảnh đó, yếu tố sống còn quyết định sự tồn tại của hệ thống phân phối quốc gia là ý thức liên kết của các doanh nghiệp và vai trò hỗ trợ của Nhà nước. Sự liên kết giữa các nhà sản xuất, các nhà phân phối trong nước cộng với ý thức thay đổi trong phương thức kinh doanh tập hợp thành một khối, đủ sức làm đối trọng với các nhà phân phối nước ngoài.

b. Dự báo về thị trường điện tử tin học và thiết bị văn phòng trong những năm tới. Hiện tại, nền kinh tế nước ta có mức tăng trường khá ổn định, thu nhập của người dân ngày càng cao và mức sống cũng được nâng lên đáng kể. Kéo theo nó là nhu cầu về sử dụng các trang thiết bị công nghệ cao ngày càng tăng. Đặc biệt, việc gia nhập WTO trong tháng 11 vừa qua càng khiến cho thị trường mặt hàng này thêm sôi động, người tiêu dùng cũng có nhiều lựa chọn hơn. Trong năm 2006, các đề án quốc gia về CNTT như Đề án phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2006-2010, Đề án hỗ trợ doanh nghiệp phát triển và ứng dụng CNTT (Đề án 191) đã bắt đầu đi vào thực chất. Doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNV&N) Việt Nam đang đẩy mạnh tin học hóa, ứng dụng giải pháp CNTT- TT nhằm hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Các DN trang bị thêm máy tính xách tay, cho phép nhân viên làm việc ngoài văn phòng - tăng giờ làm thực tế của nhân viên; Đưa công ty lên mạng - tham gia TMĐT, thực chất là quảng cáo hình ảnh DN; Làm việc theo nhóm - kết nối mạng DN, thực hành chia sẻ thông tin và cần trang bị máy tính mạnh cho DN để có thể chạy nhiều ứng dụng mạnh; Bảo vệ công ty - bảo vệ mạng gồm tài sản cố định là máy móc và tài sản thông tin dữ liệu, trang bị phần cứng bảo mật, chống virus. Môi trường đầu tư tại VN đang có đà phát triển tốt và với một hệ thống pháp lý tốt, rõ ràng, cụ thể và hạ tầng cơ sở càng ngày càng tốt hơn. Đó là những yếu tố quan trọng để các nhà đầu tư đưa ra quyết định. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tìm kiếm đối tác liên doanh, mở rộng quy mô kinh doanh, đồng thời cũng tạo cho doanh nghiệp một sức ép cạnh tranh tương đối lớn. Bên cạnh đó, Việt Nam đang trong quá trình hội nhập kinh tế với thế giới, trong đó công nghệ thông tin (CNTT) được xác định là ngành mũi nhọn, không thể thiếu. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế ấy, Việt Nam đã mở rộng đón nhận nhiều nhà đầu tư, tập đoàn và công ty lớn trên thế giới. Thị trường Công nghệ thông tin - Viễn thông - Truyền thông Việt Nam hiện nay đã hội tụ hầu hết các tập đoàn kinh tế lớn nước ngoài như: Intel, AMD, Hewlett - Packard, IBM, Cisco Systems, IDG, Nokia, Ericsson,... và hàng trăm công ty, doanh nghiệp ưu tú của thế giới. Hiện nay Việt Nam chưa sản xuất được linh kiện máy tính mà phải nhập khẩu toàn bộ, từ con chíp đến vỏ máy. Linh kiện máy tính để lắp ráp

trên thị trường Việt Nam phần lớn được nhập từ Đài Loan, Malaysia, Thái Lan và Trung Quốc. Đặc biệt là linh kiện máy tính của Trung Quốc và Đài Loan, hai nước có rất nhiều lợi thế về sản xuất linh kiện máy tính với giá thành rất rẻ, tính cạnh tranh rất cao. Đầu tư cho công nghiệp CNTT năm 2006 đã tăng vọt với hai điển hình là Canon và Intel. Dự án đầu tư của hai ông lớn này chắc chắn sẽ thu hút thêm nhiều đầu tư phụ trợ trong thời gian tới. Dự án xây dựng nhà máy của Intel sẽ khởi công vào tháng 3/2007 và 2 năm sau sẽ đi vào sản xuất với số lượng lao động cần tới 4.000 người và dự kiến sẽ xuất khẩu từ đây mỗi năm 1,5-2 tỷ USD. Tuy nhiên, công nghiệp phần cứng trong nước quá yếu và manh mún, với quy mô các doanh nghiệp nhỏ và tản mạn. FPT ELead và CMS là hai doanh nghiệp đầu đàn trong lĩnh vực sản xuất và lắp ráp máy tính thương hiệu Việt Nam. Nhưng trong năm 2006, doanh số của hai “đại gia” này chỉ đạt trên dưới 30.000 máy tính, ước tính chỉ chiếm 5% thị trường máy tính Việt nam. Hiện tại, thuế nhập khầu linh kiện máy tính đang ở mức 0-10%, CPU và RAM được miễn thuế từ khá lâu, trong khi mainboard chịu thuế chỉ 5%. Đến năm 2010, thuế xuất nhập khẩu linh kiện còn 0 - 5%. Điều này không đồng nghĩa với việc thuế linh kiện máy tính sẽ giảm ngay khi Việt Nam là thành viên của WTO, giá máy tính sẽ không giảm hơn được nữa, đặc biệt là desktop bởi giá linh kiện độc lập, thuế nhập khẩu không thay đổi nhiều, thuế phần mềm đã là 0% trong khi dịch vụ cũng giảm ở mức tối thiểu để cạnh tranh nhau. Theo dự đoán của Gartner, từ năm 2006 đến năm 2008, thị trường PC sẽ tăng trưởng trung bình mỗi năm là 5,7%, bằng khoảng một nửa thời kỳ đỉnh cao từ năm 2003 đến cuối 2004 vừa qua. Còn về doanh thu, tỷ lệ tăng trưởng trung bình sẽ chỉ dừng lại ở con số khiêm tốn 2%, so với 4,7% trong giai đoạn 2003 - 2005. Cuộc chiến cạnh tranh về giá máy tính sẽ vô cùng nóng bỏng. Tuy nhiên, điều khiến các công ty máy tính lắp ráp tại Việt Nam thực sự lo ngại là khả năng cạnh tranh khi các nhà cung cấp lớn từ nước ngoài đổ vào, 80% thị trường máy tính để bàn thuộc về công ty máy tính Việt Nam đang đối diện với nguy cơ lấn lướt từ laptop, mà phần lớn thị trường máy tính xách tay thuộc về các hãng nước ngoài. Khi cánh cửa WTO đã rộng mở thì bản quyền phần mềm cũng là một thách thức lớn với các doanh nghiệp nhưng đồng thời cũng là cơ hội kinh doanh cho các nhà cung cấp giải pháp phần mềm.

Theo ông Gerald J. Greeve - Phó Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Intel Châu Á - Thái Bình Dương nhận xét thì Việt Nam có một nền công nghiệp CNTT, các công ty phần mềm, các công ty viễn thông và các công ty sản xuất máy tính chất lượng cao và Việt Nam đang trong quá trình chuyển mình trở thành một trong nước dẫn đầu trong khu vực châu Á về lĩnh vực công nghệ. Theo các nhà chuyên môn đánh giá, Việt Nam có rất nhiều tiềm năng thu hút đầu tư nước ngoài và sẽ trở thành một thị trường máy tính lớn nhất Đông Nam Á. Như vậy có thể thấy thị trường máy tính Việt Nam là một thị trường đầy tiềm năng và ngành kinh doanh máy tính đang là một trong những ngành hấp dẫn nhất hiện nay.

Một phần của tài liệu hoàn thiện chính sách phân phối tại công ty TNHH TIC.doc (Trang 53 - 58)