2.3.1 Điều kiện yếu tố sản xuất
2.3.1.1 Lao động
Theo số liệu thống kê tính đến 0 giờ ngày 1/4/2009, dân số của Việt Nam là 85.789.573 ngƣời, tăng 9,47 triệu ngƣời so với năm 1999 (với sai số thuần là 0,3%). Tỷ lệ tăng dân số bình quân năm trong giai đoạn 1999-2009 là 1,2%/năm. Ở Việt Nam, không chỉ quy mô dân số tăng lên không ngừng mà cả “Tỷ lệ dân số từ 15 đến 59 tuổi" (trong độ tuổi lao động) cũng tăng nhanh. Do vậy, số ngƣời trong độ tuổi lao động tăng lên với tốc độ thƣờng cao hơn nhiều so với tốc độ tăng dân số.
2.3.1.1.1 Tình hình đào tạo nhân lực cho kinh doanh Selling Online: thiếu và yếu yếu
Selling Online tại Việt Nam trong thời gian qua đã có những bƣớc phát triển nhất định, Chính phủ và doanh nghiệp đang nỗ lực đầu tƣ cho hạ tầng kỹ thuật và hoàn chỉnh khung pháp lý, riêng yếu tố đào tạo nhân lực cho ngành này hầu nhƣ còn bỏ ngỏ.
Theo khảo sát của cục thì chỉ có 2 trƣờng thành lập khoa thƣơng mại điện tử, 11 trƣờng có bộ môn thƣơng mại điện tử. Số trƣờng đào tạo chƣa nhiều và chất lƣợng giảng viên thực sự đáng lo ngại. Hiện chỉ có 15% trƣờng có giảng viên đƣợc đào tạo chuyên ngành về thƣơng mại điện tử, 45% trƣờng có giảng viên đƣợc bồi dƣỡng thêm, còn lại là giảng viên tự nghiên cứu giảng dạy. Sau 3 năm thực hiện Kế hoạch tổng thể phát triển thƣơng mại điện tử giai đoạn 2006–2010, có 49 trƣờng đang triển khai đào tạo về thƣơng mại điện tử, trong đó có 30 trƣờng đại học và 19 trƣờng cao đẳng.
Về phƣơng pháp tiếp cận đào tạo, có 30 trƣờng theo hƣớng kinh doanh và 19 trƣờng theo hƣớng công nghệ thông tin. Còn đối với giáo trình giảng dạy, chỉ có 13 trƣờng có quy định thống nhất, 36 trƣờng do giảng viên tự biên soạn.