Với tốc độ tăng trƣởng kinh tế hiện nay (5%) thì nhu cầu đầu tƣ vào cơ sở hạ tầng phải gấp đôi sự phát triển kinh tế, nếu không cơ sở hạ tầng sẽ là lực cản, kết cấu hạ tầng nƣớc ta còn trong tình trạng yếu kém, qui mô nhỏ bé, hầu hết chƣa đạt yêu cầu kỹ thuật, năng lực hạn chế, chƣa tạo đƣợc kết nối liên hoàn. So với các nƣớc tiên tiến khác trong khu vực, kết cấu hạ tầng giao thông Việt Nam ở dƣới mức trung bình. Ngoài ra, các yếu tố phục vụ sản xuất kinh doanh nhƣ: Điện năng có thời điểm chƣa đáp ứng đủ nhu cầu sản xuất trong các trung tâm công nghiệp. Chi phí cho điện năng và viễn thông còn cao.
2.3.1.3 Công nghệ
Hiện đại hoá và ứng dụng công nghệ thông tin hiệu quả là điều kiện sống còn đối với mọi ngành sản xuất trong nƣớc sau khi Việt Nam gia nhập WTO đặc biệt là ngành thƣơng mại điện tử. Theo kết quả khảo sát, 100% doanh nghiệp tham gia khảo sát trang bị máy tính và trung bình mỗi doanh nghiệp có 25,8 máy tính. Có 98% doanh nghiệp kết nối Internet, trong đó 96% là kết nối bằng băng thông rộng (ADSL) và đƣờng truyền riêng (leased line). Các doanh nghiệp cũng đã chú trọng tới việc khai thác ứng dụng cơ bản của thƣơng mại điện tử là thƣ điện tử (email) với 86% doanh nghiệp sử dụng email cho mục đích kinh doanh.
Điểm nổi bật trong ứng dụng Selling Online năm 2009 là tỷ lệ sử dụng các phần mềm phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh có xu hƣớng tăng. Ngoài 92% doanh nghiệp sử dụng phần mềm kế toán, các doanh nghiệp cũng mạnh dạn đầu tƣ, triển khai nhiều phần mềm chuyên dụng khác nhƣ quản lý nhân sự (43%), quản lý chuỗi cung ứng (32%), quản lý khách hàng (27%), v.v... Việc triển khai những phần mềm này góp phần tối ƣu hóa hoạt động và nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.