b. Luật buôn bán quốc tế (xem phụ lục)
2.2.2.6.2 Nhận xét chung.
Trường hợp lô hàng Expandable Polystyrene của công ty Polylystyrene xuất khẩu sang cảng Laem Chabang của Thái Lan, công ty ATL gặp phải khó khăn trong quá trình thực hiện thủ tục chứng từ. Cụ thể, do công ty Polystyrene viết nhầm số container từ KMTU 8206357 thành IMTU 8206357, nhưng ATL đã không xác nhận lại thông tin mà công ty Polystyrene gửi có chính xác hay không. Vì thế, khi hãng tàu thông báo sai thông tin số container thì công ty ATL mới phát hiện và phản ứng khá bị động khi thời hạn chỉnh sửa MB/L của hãng tàu đã hết. Do đó, công ty ATL đã bị hãng tàu KMTC phạt vì thông báo chỉnh sửa MB/L trễ với mức phạt là 500,000 VNĐ cho một lần sửa MB/L.
Từ thiếu sót của công ty ATL trong việc bị động tiếp nhận thông tin, ta thấy công ty ATL cần nâng cao trách nhiệm của mình trong quá trình thực hiện thủ tục chứng từ. Cụ thể, bất kỳ thông tin nào được gửi đến, công ty ATL cần kiểm tra và liên hệ với các bên tham gia trong nghiệp vụ chứng từ để xác nhận, làm rõ các thông tin đó. Có như vậy, các nguy cơ, rủi ro do sai lệch thông tin trong quá trình thực hiện nghiệp vụ chứng từ sẽ giảm một cách đáng kể.
2.2.3 Phân tích, đánh giá hoạt động giao nhận hàng xuất của công ty ATL. 2.2.3.1 Nhu cầu giao nhận.
Ra đời trong xu hướng thế giới đã gần như hồi phục hoàn toàn sau cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008. Chính vì thế, nhu cầu tiêu thụ hàng hóa của các nước trên thế giới cũng gia tăng lên và diễn ra liên tục. Vì vậy, việc tìm hiểu và nắm bắt cơ hội này công ty ATL đã ra đời và góp phần vận tải hàng hóa của công ty tăng lên. Cho nên, tính hết tháng 4 năm 2011 lượng hàng hóa của công ty tăng lên đáng kể chủ yếu tập trung ở các hàng nguyên container (FCL), hàng lẻ (LCL) va hàng Air…
SVTT: Nguyễn Ngọc Thanh
Hình 2.7: Nhu cầu giao nhận hàng xuất và hàng nhập của công ty ATL trong thời gian
qua.
% hàng xuất khẩu của bộ phận sales % hàng nhập khẩu của bộ phận sales
Nguồn: bộ phận sales và chứng từ
Nhìn vào hình trên ta thấy được nhu cầu giao nhận của công ty tăng cao, trong đó tập trung nhiều ở mặt hàng FCL và hàng Air vì hai mặt hàng này thường xuyên có nhiều đơn hàng và hơn nữa là các tuyến vận tải qua các nước này nhiều và công ty bán giá cước cao mang nhiều doanh thu cho công ty. Vì thế, hợp đồng vận chuyển các đơn hàng này lớn và nhiều. Còn về hàng lẻ (LCL) thì cũng nhiều đơn hàng nhưng chủ yếu tập trung các lô hàng có giá trị không cao và giá cước thấp và tuyến vận tải gần.
2.2.3.2 Thị trường giao nhận. 2.2.3.2.1Từ thị trường nội địa.
Thị trường giao nhận hàng hóa tại Việt Nam chiếm vị trí rất mạnh trong ngành giao nhận .Vì thế, việc giao nhận hàng hóa của công ty cũng được mở rộng hơn và nhiều đơn hàng hơn. Tuy nhiện, khối lượng hàng vận chuyển không nhiều chủ yếu là tập trung ở các tuyến vận tải miền Bắc như Đà Nẵng, Hải Phòng, Hà Nội và ngược lại chỉ chiếm khoảng trên 1% giá trị mang về không cao. Vì vậy, thế mạnh của công ty chủ yếu là các tuyến vận tải quốc tế.
2.2.3.2.2 Từ thị trường quốc tế.
Tạo được uy tín và chất lượng dịch vụ cũng như cung cách phục vụ công ty ATL không những có được lượng đơn hàng giao nhận ở trong nước mà còn mở rộng phạm vi sang cả các quốc gia khác. Thị trường mà ATL vận tải hàng hóa ra nước ngoài là các nước Đông Nam Á, châu Á, Châu Âu, Châu Phi và cả Châu Mỹ.
SVTT: Nguyễn Ngọc Thanh 45 9% 48% 43% FCL LCL Air 61% 7% 32% FCL LCL Air
Hình 2.8: Thị trường xuất khẩu hàng hóa của công ty ATL qua các nước và châu lục.
Nguồn: Bộ phận chứng từ
Nhìn vào hình trên thì các nước mà ATL trực tiếp vận chuyển giao nhận hàng hóa như ở Đông Nam Á gồm (Thái Lan, Singapore, Philippine, Indonesia, Malaysia), Châu Âu gồm các nước có cảng chính như (Đức, Hà Lan, Anh, Pháp…), Châu Á gồm (Nhật, Đài Loan, Hàn Quốc, Trung Quốc..), Châu Mỹ thì có hai bờ: Bờ Đông và bờ Tây đây là hai bờ có tuyến vận tải nhiều nhất và diễn ra liên tục, Châu Phi nhưng lượng đơn hàng này rất ít, nhưng việc bán giá cước qua các nước này rất cao vì các tuyến này rất nguy hiểm và nhiều hãng tàu hay từ chối chỉ có những hãng tàu của chính các nước này làm đại diện tại Việt Nam mới có thể vận chuyển qua các tuyến vận tải này và cuối cùng là Châu Úc tuyến đường này thời gian vận chuyển dài nhưng giá cước đi các tuyến này nhiều nên nhiều công ty giao nhận vận tải thích các tuyến đường này đặc biệt là qua nước Úc.
Hơn nữa, với nhu cầu giao nhận hàng hóa ngày càng nhiều và diễn ra liên tục cho nên các tuyến vận tải vận tải cũng tăng lên. Biểu đồ dưới đây cho thấy, công ty ATL đang có thế mạnh trong vận tải xuất nhập khẩu bằng đường biển với tỷ trọng là 39.12% cho hàng xuất và 35.36% cho hàng nhập. Trong khi đó, vận tải xuất nhập khẩu bằng đường hàng không chiếm tỷ trọng thấp hơn với 3.37% cho hàng xuất và 22.15% cho hàng nhập.
Import & Export
Import
Hình 2.9: Biểu đồ tỉ trọng các dịch vụ của công ty ATL.
Điều này phù hợp với xu thế giao nhận vận tải hiện nay vì vận tải hàng hóa bằng đường biển là phương thức vận tải tiết kiệm nhất với chi phí thấp hơn 5 lần so với vận tải bằng đường hàng không. Nắm bắt được xu hướng này cũng như nhu cầu của thị trường, công ty ATL không ngừng mở rộng các tuyến đường vận tải biển bằng cách thỏa thuận giá cước tốt nhất với các hãng tàu.