Tăng cường quản lý Nhà nước đối với hoạt động giao nhận.

Một phần của tài liệu NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIAO NHẬN HÀNG HÓA XUẤT KHẨU BẰNG CONTAINER ĐƯỜNG BIỂN CỦA CÔNG TY TNHH GIAO NHẬN VẬN TẢI Á CHÂU – (ATL) TPHCM.doc (Trang 65 - 66)

b. Những ưu, hạn chế và nguyên nhân.

3.3.2.2 Tăng cường quản lý Nhà nước đối với hoạt động giao nhận.

 Nhà nước cần phải ra tay mạnh hơn giải quyết tình trạng cân bằng và phân bố hàng hóa các tàu, container…tại các cảng của nước ta. Nếu nói các cảng ở phía Nam và một vài cảng lớn ở phí Bắc như Hải Phòng… có tải trọng lượng hàng hóa cao và nhiều thì ngược lại các cảng ở miền Trung ngược lại chiếm đến hơn 2/3 tổng số cảng biển của cả nước. Bình quân mỗi tỉnh, thành ở miền trung có 2-3 cảng biển, nhưng hiệu quả hoạt động của các cảng biển không hề khả quan chỉ chiếm khoảng gần 10% số lượng TEU (năm 2006) và hơn thế nữa là mức giá cước tại các cảng này cao hơn các cảng ở phía Nam vì mức đầu tư vào các cảng rất cao. Vì thế, việc nhà nước cần phải tăng cường các công cụ quản lý hợp lý để phối hợp nhịp nhàng lượng hàng hóa luân chuyển tại các cảng ở các khu vực Bắc Trung Nam đều đặn và cân bằng nhằm tránh tình trạng cảng thì quá tải hàng hóa cảng thì thưa thớt đơn hàng.

 Việc quản lý giá cước chưa được chặt chẽ dẫn đến cạnh tranh bất bình đẳng. Các cảng biển đua nhau giảm giá dịch vụ, giá thấp đến mức tối thiểu vẫn không đủ sức cạnh tranh và nguy cơ "phá giá" đang tiềm ẩn của các doanh nghiệp cảng biển. Vấn đề này đã dẫn đến việc các cảng giảm chất lượng dịch vụ, giảm sức đầu tư và không còn khả năng để gánh nợ vốn vay trong và ngoài nước.

Ví dụ: Bằng chứng mới đây trên báo tuổi trẻ ngày 22/08/2011 có viết “Doanh nghiệp lại kêu về phí vận chuyển tàu biển”.Hiệp hội Điều Việt Nam (Vinacas) vừa có công văn đề nghị Bộ Công Thương có biện pháp can thiệp với Hiệp hội Chủ tàu châu Á (IADA) về các vấn đề liên quan đến việc có quá nhiều loại phí phát sinh vô lý và mức tăng phí quá cao thời gian gần đây. Theo Vinacas, trong khi hàng loạt các loại phụ phí cũ như B/L, D/O, THC, phí seal…đều đồng loạt tăng 15-20%, nhiều hãng tàu còn “đẻ” ra các loại phụ phí mới gây khó khăn cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam, như EBS cho hàng đi

châu Á ENS cho hàng đi châu Âu, phí truyền dữ liệu telex…Thậm chí có hãng tàu hiện nay thu thêm phụ phí mất cân bằng container CISD (có thể hiểu là “chuyển vỏ rỗng”) với mức phí lên tới 30 USD/container 20 feet và 40 feet, một loại phí rất vô lý theo kiểu đẩy gánh nặng lên vai khách hàng. Theo Vinacas, việc các hãng tàu thực hiện thu phí một cách thiếu minh bạch và hợp lý như hiện nay đã gây rất nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, đặ biệt là khi các doanh nghiệp đang rất vất vả để duy trì hoạt động.

(Tuoitre thứ hai, ngày 22/08/2011 Email:kinhte@tuoitre.com.vn).

Cho nên, về nhà nước cần phải có chính sách hợp lý về mức cước tàu biển rõ ràng cụ thể cho các doanh nghiệp vận tải biển ở các cảng Việt Nam và cần chỉ đạo kiểm tra rà soát để cước phí cảng biển nhằm tiến tới một mặt bằng chung về giá cước của khu vực.

Một phần của tài liệu NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIAO NHẬN HÀNG HÓA XUẤT KHẨU BẰNG CONTAINER ĐƯỜNG BIỂN CỦA CÔNG TY TNHH GIAO NHẬN VẬN TẢI Á CHÂU – (ATL) TPHCM.doc (Trang 65 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w