b. Những ưu, hạn chế và nguyên nhân.
3.3.2.4 Phê chuẩn, tham gia các công ước quốc tế liên quan đến giao nhận vận tải.
Hiện nay, Việt Nam đang xem xét việc gia nhập các công ước quốc tế về vận chuyển hàng hóa bằng đường biển, chủ yếu là ba công ước: Công ước quốc tế thống nhất một số quy tắc pháp luật liên quan đến vận đơn đường biển (Hague-Visby) thì quyền lợi của chủ tàu được đảm bảo hơn, Công ước của Liên hiệp quốc về vận chuyển hàng hóa bằng đường biển (Hamburg) thì lại bảo vệ quyền lợi cho chủ hàng nhiều hơn và Công ước Liên hiệp quốc về Hợp đồng vận chuyển hàng hóa một phần hoặc toàn bộ bằng đường biển (Rotterdam) thì dung hòa cả 2 công ước nói trên và mang tính chuyên nghiệp cao nhưng lại có ít nước tham gia. Với việc kí kết và tham gia các công ước rất có ý nghĩa cho ngành giao nhận ở Viêt Nam. Tuy nhiên, để lựa chọn công ước nào thì Việt Nam cần phải nghiên cứu kỹ những nội dung bao hàm trong nó và có sự so sánh với thực tế kinh tế và pháp luật hiện hành.
Trích lời Ông Phạm Đình Thưởng, Trưởng phòng xây dựng pháp luật, Bộ Công Thương “ nói rằng khi tham gia các công ước quốc tế trong việc vận chuyển hàng hóa bằng đường biển thì các doanh nghiệp sẽ có cơ hội được hội nhập thương mại quốc tế. Nhà vận chuyển sẽ được tham gia cạnh tranh công bằng hơn với các hãng tàu lớn và hơn thế nữa khi mà Việt Nam đã có đội tàu lớn mạnh vào năm 2020 khi đó tham gia thì sẽ có lợi hơn”
Theo “Ông David Luff, Công ty Luật Appleton Luff - International Lawyers, Chuyên gia Dự án Mutrap” thì việc tham gia các công ước quốc tế không cần gấp gáp. Tuy nhiên, để tạo niềm tin cho những người gửi hàng nước ngoài sử dụng dịch vụ vận tải Việt Nam, theo tôi các bạn nên tham gia vào công ước, đây là vấn đề mang tính chiến lược. Vì vậy, việc gia nhập các công ước quốc tế là điều mà bất kì quốc gia nào cũng luôn hướng tới. Cho nên, để giúp các doanh nghiệp mang tính cạnh tranh cao trong ngành vận tải biển thì về phía nhà nước càng phải nâng cao luật hàng hải của Việt Nam, nhiều điểm không tương thích với các điều luật của các công ước quốc tế nên khi gặp trường hợp tranh chấp, chủ hàng hoặc chủ tàu của Việt Nam thường bị thua kiện do họ áp dụng theo công ước quốc tế.