b. Những ưu, hạn chế và nguyên nhân.
3.3.2.1 Hoàn thiện hệ thống chính sách, cơ chế quản lý của Nhà nước về giao nhận, thiết lập khung pháp lý phù hợp với điều kiện giao nhận tại Việt Nam.
thiết lập khung pháp lý phù hợp với điều kiện giao nhận tại Việt Nam.
Hiện thủ tục hải quan tại Việt Nam hầu hết vẫn được thực hiện theo hình thức thủ công và mang nặng tính giấy tờ. Chính điều này dẫn đến thời gian thực hiện họat động hải quan kéo dài, ảnh hưởng đến lưu thông hàng hóa quốc tế. Chính vì thế chi phí "ngầm" trong họat động hải quan rất cao làm giảm đi tính cạnh tranh của dịch vụ logistics cũng như của hàng hóa Việt Nam. Mặt khác, tàu ra vào cảng phải qua quá nhiều "cửa", từ bộ đội biên phòng, kiểm tra liên ngành, hoa tiêu, cảng vụ, hải quan, kiểm dịch y tế. Thủ tục khai báo lại phức tạp, các loại giấy tờ xuất trình và nộp còn quá nhiều và trùng lặp về nội dung . Trong khi đó, địa điểm làm thủ tục còn phân tán,
thời hạn làm thủ tục không thống nhất mà theo quy định riêng của từng cơ quan. Sau khi nghị định về cải cách thủ tục hành chính tại các cảng biển được ban hành (Nghị định số 160/2003/NĐ-CP về quản lý hoạt động hàng hải tại cảng biển và khu vực hàng hải của Việt Nam, ban hành ngày 18/12/2003) thì thủ tục hành chính tại các cảng biển cũng chỉ giảm đi được một phần, thực sự chưa đáp ứng được sự kỳ vọng của các khách hàng, hãng tàu. Cụ thể khi tàu vào cảng, chỉ còn phải nộp 9 loại giấy tờ và trình 11 loại giấy tờ tại một nơi duy nhất (một cửa), thời gian làm thủ tục cho tàu đến cảng và rời khỏi cảng đã giảm từ 2 giờ xuống còn 30 phút. Trong khi đó tại các cảng biển trong khu vực, các chủ tàu chỉ mất từ 3-5 phút để làm cùng một công việc tương tự. Như vậy, những hạn chế này đã làm giảm đi tính cạnh tranh của các cảng biển Việt Nam nói chung và dịch vụ logistics nói riêng. Vì thế, nhà nước cần phải nhanh chóng hoàn thiện các hệ thống thủ tục hành chính đặc biệt là khâu thủ tục hải quan nhằm giảm bớt các phụ phí đi kèm và giúp các doanh nghiệp làm thủ tục hải quan nhanh chóng, tiết kiệm được chi phí và thời gian.
Nhà nước cần phải hoàn thiện hơn về bộ Luật Hàng hải như sửa các điều khoản cho phù hợp với tình hình giao nhận hiện nay và trên thế giới, nhằm giúp ngành giao nhận vận tải cũng như các công ty giao nhận bảo vệ được quyền lợi của họ khi ngày càng các doanh nghiệp nước ngoài cũng như các hãng tàu nước ngoài ngày càng đầu tư mạnh vào Việt Nam.
Trong báo cáo của Bộ Công Thương, có đến 80% hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam xuất FOB, nhập CIF (mua tại cảng đến và bán tại cảng đi) với hình thức này thì chủ yếu có lợi cho đối với hàng rời, còn các hàng trong Container thì đây là hình thức gặp nhiều khó khăn và dẫn đến tình trạng ký kết hợp đồng xuất khẩu và nhập khẩu theo hình thức này đã loại bỏ tất cả nhà cung cấp dịch vụ nội địa và hơn thế nữa một số doanh nghiệp xuất nhập khẩu vẫn sợ rủi ro về hàng hoá khi mua FOB và bán CIF như: với hợp đồng vận chuyển, khi ký kết xuất khẩu theo hình thức FOB thì hãng vận chuyển sẽ thuộc quyền chỉ định của người mua nước ngoài, khi nhập khẩu theo hình thức CIF cũng vậy, tất cả các dịch vụ đi kèm như vận tải, bảo vệ hàng
hóa… đều rơi vào tay đối tác nước ngoài. Vì thế, các chức năng nhà nước cần phải có cơ chế quản lý về giao nhận cũng thiết lập khung pháp lý phù hợp với các điều kiện giao nhận hàng tại Việt Nam có thể ngoài hai điều kiện giao nhận hàng như FOB và CIF trong Incoterms miễn sao có lợi cho các nhà xuất nhập khẩu Việt Nam.