Tình hình thị trường cà phê Việt Nam

Một phần của tài liệu Một số giải pháp Marketing nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Trung Tâm Giao Dịch Cà Phê Buôn Ma Thuật.pdf (Trang 28)

7 Bố cục của đề tài

2.1.1 Tình hình thị trường cà phê Việt Nam

2.1.1.1 Tình hình sản xuất

2.1.1.1.1 Diện tích, năng suất ( Xem thêm phụ lục 1)

Trong những năm qua diện tích và năng suất cà phê của Việt Nam không ngừng tăng nhanh. Theo số liệu của Vicofa, năm 1990, cả nước chỉ có 119.3 ngàn ha, năng suất 0.8 tấn/ha, nhưng đến năm 2010 diện tích đã được mở rộng ra gấp 5 lần, năng suất tăng gấp 2.5 lần. Tuy nhiên, diện tích đất trồng gia tăng nhưng không theo quy hoạch và không kiểm soát được dẫn đến tình trạng suy giảm nguồn nước, gia tăng nạn phá rừng tác động xấu đến môi trường. Thêm vào đó, diện tích cà phê già cỗi, năng suất thấp (dưới 1.5 tấn/ha) chiếm số lượng lớn. Do đó, Chính phủ đang cố gắng hạn chế việc mở rộng diện tích canh tác và tập trung vào cải thiện năng suất nhằm nâng cao hơn nữa sản lượng và duy trì tính bền vững trong sản xuất.

2.1.1.1.2 Sản lượng

Năng suất cao và diện tích được mở rộng đã giúp cho sản lượng cà phê ngày càng gia tăng, đưa Việt Nam vươn lên vị trí thứ hai thế giới về sản lượng cà phê và đứng đầu thế giới về sản lượng cà phê Robusta.

Hình 2.1 Biểu đồ thể hiện sản lượng cà phê Việt Nam từ năm 1990 đến nay

Sản lượng cà phê Việt Nam gia tăng nhanh chóng. Trong năm 1990, sản lượng đạt được là 92 nghìn tấn nhưng đến năm 2010 sản lượng ước tính tăng lên đến 1,41 triệu tấn, tăng gấp 10 lần. Tuy nhiên sản lượng tăng không ổn định qua các năm nguyên nhân là do điều kiện thời tiết diễn biến thất thường. Theo Vicofa dự báo, trong

0 200 400 600 800 1000 1200

năm 2011 sản lượng cà phê Việt Nam sẽ đạt được là 1.1 triệu tấn và mức sản lượng này được duy trì ổn định trong những năm kế tiếp.

2.1.1.2 Tình hình tiêu thụ 2.1.1.2.1 Trong nước

Việt Nam là một trong những nước sản xuất cà phê lớn của thế giới nhưng nhu cầu tiêu dùng cà phê trong nước lại không đáng kể. Phần lớn sản lượng sản xuất ra chỉ tập trung để xuất khẩu.

Hình 2.2: Biểu đồ thể hiện sản lượng và lượng cà phê tiêu thụ trong nước từ năm 2006 đến năm 2010

Năm 2010 sản lượng của cả nước đạt 1.041 triệu tấn nhưng lượng cà phê tiêu thụ trong nước chỉ đạt 66.06 nghìn tấn, chỉ chiếm 6.3% sản lượng. Tuy lượng cà phê tiêu thụ có tăng qua mỗi năm nhưng lượng tăng không đáng kể, năm 2010 chỉ tăng so với năm 2009 là 3.5%. Việt Nam nên có những giải pháp để thúc đẩy nhu cầu tiêu dùng nội địa như các nước trồng cà phê lớn trên thế giới đang thực hiện nhằm góp phần làm giảm mức độ ảnh hưởng của giá cả cà phê thế giới lên giá cà phê trong nước.

2.1.1.2.2 Xuất khẩu

Trong những năm qua, sản lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam tăng nhanh và cà phê đã trở thành mặt hàng chiến lược của Việt Nam với giá trị kim ngạch xuất khẩu tương đối cao. Hiện nay cà phê đứng thứ hai sau gạo về kim ngạch xuất khẩu nông sản. 0 200 400 600 800 1000 1200 2006 2007 2008 2009 2010 sản lượng tiêu thụ

Hình 2.3 Biểu đồ thể hiện tình hình sản xuất và xuất khẩu cà phê trong 5 vụ cà phê 2005/06 đến 2009/10

Khối lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam tăng đều qua các năm nhưng giá trị xuất khẩu không ổn định. Từ năm 2008 đến 2010 tuy sản lượng tăng nhưng giá trị xuất khẩu lại giảm. Trong năm 2010, Việt Nam xuất khẩu hơn 1.1 triệu tấn cà phê ( xấp xỉ so với năm trước) nhưng kim ngạch xuất khẩu chỉ đạt được 1.6 tỷ USD, thấp hơn rất nhiều so với năm 2008, mặc dù lượng xuất khẩu chỉ là 1.08 triệu tấn nhưng giá trị kim ngạch lên đến 2.087 tỷ USD. Sản lượng năm 2010 tăng 1.85%, kim ngạch giảm 23.07% so với năm 2008. Nguyên nhân của nghịch lý trên là do giá xuất khẩu cà phê Việt Nam trong ba năm gần đây giảm xuống rõ rệt từ 1937 USD/tấn( năm 2008) xuống còn 1436.9 (năm 2010), dù sản lượng tăng vẫn không bù đắp được lượng giá trị giảm xuống.

2.1.1.3 Giá cả (Xem thêm phụ lục 3)

Sau giai đoạn khủng hoảng cà phê từ 2001-2005, thị trường thế giới có xu hướng phục hồi trở lại, bắt đầu từ cuối năm 2005. Đặc biệt vào những tháng cuối năm 2006, giá cà phê tăng đột biến. 5 tháng cuối năm 2006, giá cà phê thế giới tăng hơn giá trung bình 6 tháng đầu năm đến 32%. Giá trong nước và giá xuất khẩu cà phê của Việt Nam luôn theo sát mức giá thế giới, vì vậy, khi giá thế giới tăng cao, giá trong nước và giá xuất khẩu cà phê của Việt Nam cũng tăng tương ứng, năm 2006 đã đạt tới đỉnh điểm trong vòng 10 năm, sau đó giá cà phê tiếp tục tăng trưởng với mức hơn

30% từ năm 2001 đến 2008. Tuy có phần sụt giảm trong năm 2008 và 2009 do sản lượng cà phê thế giới tăng và ảnh hưởng của cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu nhưng giá cà phê đã nhanh chóng hồi phục trong năm 2010 và đạt được mức kỷ lục trong năm 2011. Tính đến thời điểm hiện nay giá cà phê trong nước có khi đạt mức trên 50.000 đồng/kg, một mức giá mà người trồng cà phê đã mong đợi từ lâu.

2.1.2 Khái quát về thị trường cà phê Đắc Lắc 2.1.2.1 Tình hình sản xuất (Xem thêm phụ lục 4) 2.1.2.1 Tình hình sản xuất (Xem thêm phụ lục 4)

Đắc Lắc hiện có trên 180 nghìn ha cà phê, trong đó hơn 80% diện tích do các hộ nông dân quản lý, đầu tư, chăm sóc. Năng suất bình quân trên 2 tấn/ha, được xếp vào loại cao nhất thế giới. Theo thống kê của Tổ chức cà phê quốc tế (ICO) 2010 thì sản lượng cà phê của tỉnh Đak Lak so với tổng sản lượng cà phê toàn cầu 134 triệu bao, chiếm 5.2 % và so riêng với sản lượng cà phê robusta toàn cầu 49.247 triệu bao chiếm 14.2%. Có thể nói trong 30 năm ngành cà phê Đak Lak đã có những bước tiến nhanh, tiến mạnh và cung cấp cho thị trường thế giới một lượng cà phê đáng kể. Hiện Đak Lak có 54 công ty và nông trường sản xuất kinh doanh cà phê.

2.1.2.2 Tình hình xuất khẩu

Số lượng cà phê xuất khẩu của tỉnh trong niên vụ 2009-2010 đạt 356.937 tấn, tăng 2.2% so với niên vụ 2008-2009 và chiếm 30.83% trên tổng số lượng cà phê xuất khẩu của cả nước (niên vụ 2008-2009 chiếm 26.2%). Hiện nay kim ngạch xuất khẩu của Đắc Lắc đã lên đến trên 500 triệu USD mỗi năm, chiếm khoảng 80% kim ngạch xuất khẩu của tỉnh và chiếm hơn 40% kim ngạch xuất khẩu cà phê cả nước. Sản lượng cà phê nhân xuất khẩu tại tỉnh Đắc Lắc không tăng và có xu hướng giảm do nhu cầu chế biến tại chỗ tăng. Một số nhà máy chế biến sâu cà phê: chế biến cà phê hòa tan, chế biến cà phê bột, hòa tan đưa vào hoạt động nhằm tăng sản lượng xuất khẩu cà phê bột, hòa tan. Dự tính đến năm 2015 sản lượng cà phê bột, hòa tan xuất khẩu khoảng 15000 tấn/ năm. Dự báo kim ngạch xuất khẩu cà phê giai đoạn 2011-2015 tăng khoảng 5-10% do việc nâng cao chất lượng cà phê đang được quan tâm tại các doanh nghiệp và hộ nông dân trồng cà phê.

2.2 Phương thức giao dịch cà phê trong nước 2.2.1 Phương thức giao dịch truyền thống

Phương thức mua bán cà phê phổ biến từ xưa đến nay là phương thức mua bán cà phê trực tiếp giữa các đối tượng: nông dân, đại lý thu mua, lái buôn và công ty kinh doanh, chế biến, xuất khẩu cà phê.

Hình 2.4: Sơ đồ giao dịch cà phê qua phương thức truyền thống

Nông dân khi cần bán có thể mang cà phê đến bán ngay cho các đại lý, lái buôn gần nơi sinh sống. Sau khi thu mua được từ nông dân các đại lý, lái buôn sẽ bán lại cho các công ty kinh doanh, xuất khẩu cà phê. Quá trình mua bán diễn ra đơn giản, nhanh gọn, tiết kiệm thời gian cho các bên, đặc biệt là cho bên mua cuối cùng khi có thể thu gom từ các trung gian với số lượng lớn thay vì phải thu mua số lượng nhỏ lẻ từ nông dân.

Để thích nghi với tình hình giá cả biến động các đối tượng mua đều cho các đối tượng bán thực hiện “chốt giá” cà phê. Có nghĩa là, bên bán khi chưa muốn giao hàng ngay vẫn có thể thỏa thuận trước mức giá để bán. Nếu giá cà phê tại thời điểm giao hàng có biến động thì bên mua vẫn mua với mức giá đã chốt; nếu giá lên người hưởng lợi là bên mua, giá xuống người người hưởng lợi là bên bán.

Hiện nay các cơ sở thu mua xuất hiện đông đảo tại những vùng trồng cà phê làm gia tăng áp lực cạnh tranh cho nên để thu hút các đối tượng bán cà phê cho mình, các đối tượng thu mua cung cấp nhiều dịch vụ hỗ trợ khác nhau như: vận chuyển, cho vay, ứng trước, nhận ký gửi, bảo quản cà phê, cung cấp thông tin giá cả thị trường,... Ví dụ như khi nông dân muốn bán cà phê với số lượng lớn đại lý sẽ cho xe đến nhà thu gom thay vì nông dân tự mang cà phê đến; Hay đại lý cho nông dân ứng trước tiền theo giá chốt mà không cần phải thế chấp, tùy vào mức độ quen biết mà có nơi cho nông dân ứng trước đến 100% giá trị lượng mua vào; Thay vì ứng trước tiền các đại lý cũng có thể cho nông dân ứng trước lượng phân bón để hỗ trợ trong việc trồng trọt,

Nông dân Đại lý

Lái buôn

Công ty kinh doanh, chế biến,

sau này nông dân sẽ trả lại bằng cách giao cho đại lý lượng cà phê đúng bằng giá trị phân bón mà họ đã ứng...

Hoạt động mua bán truyền thống qua thời gian đã có những bước phát triển nhưng bên cạnh những ưu điểm của nó lại ẩn chứa rất nhiều yếu tố rủi ro cho các đối tượng tham gia. Đó là các rủi ro sau:

- Rủi ro khi bên bán thực hiện ký gửi cà phê

Phần đông bên bán không có điều kiện về kho bãi đều đến gửi cà phê tại kho của bên mua để chờ giá lên mà không có bằng chứng pháp lý xác nhận việc gửi cà phê. Bên mua có thể lấy số hàng mà bên bán gửi để bán ngay cho những đối tượng khác với mục đích kiếm lời khi họ dự đoán giá cà phê có xu hướng giảm và sẽ trả lại tiền cho bên bán sau đó. Nhưng không may giá cà phê tăng ngược với suy đoán của họ, lúc này bên bán cần bán và yêu cầu giao tiền khiến bên mua không thể xoay xở số tiền để giao vì lượng tiền đã thu trước đó không đủ để bù đắp cho lượng tiền phải trả. Dẫn đến rủi ro vỡ nợ, mất khả năng thanh toán của bên mua và rủi ro chậm được thanh toán và thậm chí là bị chiếm dụng luôn nguồn hàng mà bên bán đã gửi. Lúc này, bên bán muốn kiện cũng khó mà kiện được vì không có cơ sở pháp lý nào chứng mình họ đã gửi hàng.

- Rủi ro bên bán bị ép giá

Đây là hiện tượng phổ biến mà từ trước đến nay khi bán cà phê vào những vụ được mùa hay vào vụ thu hoạch bên bán ít nhiều đều gặp phải. Tới vụ thu hoạch lượng cà phê bán ra nhiều hơn, lúc này số lượng người cần bán thì nhiều nhưng số lượng người mua vẫn không đổi đẩy giá bán xuống thấp. Ở những vùng trồng cà phê có quy mô nhỏ hiện tượng ép giá xảy ra mạnh hơn vì bên bán không biết bán cho ai khác và họ đang rất cần tiền nên buộc phải bán với mức giá thấp hơn cả giá thị trường. Còn ở những vùng có quy mô lớn, bên mua có thể cạnh tranh nhau trong việc thu mua nên hiện tượng ép giá diễn ra ít hơn, nhưng không phải là không có. Nếu bên mua cấu kết với nhau mua lại với giá thấp thì cũng buộc bên bán phải bán vì giá thu mua ở nơi nào cũng như nhau, không có sự lựa chọn nào khác hơn cho họ.

Với những đối tượng lâu năm chỉ bán cà phê cho một nơi cố định thì việc hỗ trợ ứng tiền trước của bên mua sẽ rất dễ dàng nhưng điều này đã vô tình biến bên bán

trở thành con nợ lớn của bên mua và bị bên mua ép bán cà phê với giá rẻ hơn cho mình để thực hiện trả nợ theo yêu cầu.

- Rủi ro bên mua không kiểm soát được nguồn hàng

Những đại lý thường cho nông dân ứng trước một lượng tiền hay lượng phân bón nhất định để đến ngày thu hoạch nông dân giao lại cà phê cho mình. Hay các công ty ứng trước cho đại lý để tiến hành thu gom cà phê từ nông dân. Việc ký kết mua bán như vậy dựa trên sự tin tưởng lẫn nhau là chính. Nên nhiều trường hợp như thời tiết diễn biến bất lợi ảnh hưởng tới sản lượng, người bán không thể giao đủ số lượng hàng như đã cam kết; hay có nơi thu mua với giá cao hơn, bên bán sẽ bán cho nơi đó… khiến bên mua không kiểm soát được nguồn hàng để giao cho đối tác như đã thỏa thuận, ảnh hưởng đến uy tín lâu dài của họ.

Hiện nay để giảm thiểu rủi ro không quản lý được nguồn hàng các công ty có thể trực tiếp thu mua cà phê từ các hộ nông dân trong một vùng nhất định thay vì phải qua những đại lý trung gian. Bằng những hỗ trợ trong việc cho thuê đất, cho vay, chăm sóc, trồng trọt, hộ nông dân sau đó sẽ trả cho công ty lượng cà phê dựa theo diện tích trồng do công ty quy định. Lượng còn lại người nông dân có thể bán cho công ty hay cho đại lý là tùy thuộc vào quyết định của họ. Việc mua bán trực tiếp này hiện nay chỉ được thực hiện ở một số ít các công ty vì nó đòi hỏi phải có quy mô lớn, uy tín cao, và phải có địa điểm gần khu vực hộ nông dân để thuận tiện trong việc thu mua cà phê.

- Rủi ro trong việc kiểm tra khối lượng, chất lượng cà phê

Nếu việc kiểm tra khối lượng, cũng như độ ẩm, tạp chất không chính xác do những nguyên nhân khách quan và chủ quan gây nên sẽ làm cho giá thu mua chênh lệch so với giá trị thực của lô hàng. Nếu bên mua cân thiếu, quá trình kiểm tra độ ẩm, tạp chất sai sẽ khiến cho giá bán bị trừ bớt đi một khoảng, gây thiệt hại cho bên bán.

2.2.2 Phương thức giao dịch cà phê hiện đại

Phương thức giao dịch hiện đại là giao dịch cà phê trên thị trường tập trung; tức qua sàn giao dịch. Giao dịch này hiện nay chỉ phổ biến đối với những công ty kinh doanh, xuất khẩu cà phê và vẫn còn rất mới mẻ đối với nông dân, các hộ kinh doanh cà phê nhỏ lẻ.

Sàn giao dịch

Hình 2.5: Sơ đồ giao dịch cà phê qua phương thức hiện đại

Các doanh nghiệp kinh doanh cà phê trong nước đã tham gia giao dịch qua sàn giao dịch thế giới như Sàn giao dịch New York (NYBOT) của Mỹ, sàn giao dịch Luân Đôn (LIFFE) của Anh,… Khi giao dịch trên sàn quốc tế, các doanh nghiệp kinh doanh, xuất khẩu gặp khó khăn do bị các nhà đầu cơ lớn trên thế giới thao túng, và cả vấn đề biến động tỷ giá USD/VND dẫn đến việc thua lỗ trong đầu tư tài chính thay vì mục đích bảo hiểm hàng hóa của mình.

Hiện nay, tại Việt Nam có hai sàn giao dịch cà phê kỳ hạn đó là Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam (VNX) và Trung Tâm Giao Dịch Cà Phê Buôn Ma Thuột (BCEC), mở thêm cơ hội không chỉ cho các doanh nghiệp kinh doanh, xuất khẩu cà phê; mà còn cho đại lý, nông dân tiếp cận với hình thức mua bán này.

Giao dịch cà phê qua sàn giao dịch có rất nhiều ưu điểm như: cung cấp cho các đối tượng sản xuất và kinh doanh cà phê công cụ phòng ngừa rủi ro biến động giá;

Một phần của tài liệu Một số giải pháp Marketing nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Trung Tâm Giao Dịch Cà Phê Buôn Ma Thuật.pdf (Trang 28)