Đặc điểm nơi bán cà phê của nông dân

Một phần của tài liệu Một số giải pháp Marketing nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Trung Tâm Giao Dịch Cà Phê Buôn Ma Thuật.pdf (Trang 44)

7 Bố cục của đề tài

2.3.3.1.1 Đặc điểm nơi bán cà phê của nông dân

a) Lựa chọn nơi bán ( Xem thêm phụ lục 14 đến 16)

Những nông dân được khảo sát hầu như có diện tích đất trồng cà phê nhỏ (dưới 3 ha). Với quy mô nhỏ lẻ như vậy nên có đến hơn 70% số nông dân bán cà phê cho

đại lý, gần 18% bán cho lái buôn, số còn lại bán cho công ty chế biến và xuất khẩu, và không ai bán qua sàn.

Hơn 50% biết được nơi này để bán chủ yếu là do tự tìm hiểu, gần 30% là do người mua tìm đến hỏi mua, 20% là do người quen giới thiệu. Cho thấy rằng, đa số nông dân đều chủ động trong việc tìm hiểu nơi để bán cà phê, ít khi bị động chờ người đến hỏi mua cũng như ít bị ảnh hưởng bởi lời giới thiệu của người khác trong việc quyết định nơi bán.

b) Dịch vụ hỗ trợ tại nơi bán ( Xem thêm phụ lục 17 đến 20)

Một nửa số lượng nông dân được phỏng vấn trả lời rằng người mua có đưa phương tiện đến để lấy hàng. Chỉ có khoảng 30% trả lời là mình tự mang đến cho người mua vì khoảng cách thuận tiện. Số còn lại thì tùy vào khối lượng muốn bán mà tự mang đến giao cho người mua hay gọi người mua đến lấy. Như vậy, việc vận chuyển cà phê đến nơi thu mua hiện nay không còn là vấn đề khó khăn đối với nông dân. Đa số nông dân đều được hỗ trợ phí vận chuyển (59.2%), còn lại là do thỏa thuận giữa hai bên tức là bên nào giao hay đến lấy cà phê thì lo luôn phần chi phí.

Khi bán qua phương thức truyền thống, hơn 67% số nông dân đồng ý rằng thời gian làm thủ tục giao hàng nhận tiền nhanh gọn, chỉ 7% nông đân thấy thủ tục giao nhận tốn nhiều thời gian, và số còn lại đưa ra ý kiến trung lập.

Về dịch vụ hỗ trợ, đa số nông dân được cung cấp những dịch vụ hỗ trợ cho vay, ứng trước (78.6%), vận chuyển (75.7%) tại nơi họ đang bán; rất ít nông dân được hỗ trợ về kho bãi để ký gửi (41.7%) và hầu như không có ai được hỗ trợ về thu hoạch, chế biến khi có nhu cầu.

c) Giá cả ( Xem thêm phụ lục 21 đến 23)

Đối với yếu tố giá cả, hơn một nửa số nông dân (59.2%) đồng ý với nhận định “giá cả hầu như do bên mua quyết định”, 30% số người không đồng ý với nhận định này, số còn lại có ý kiến trung lập.

Cũng liên quan đến yếu tố này, nhận định “ bên mua hay ép giá nông dân” có số lượng nông dân không đồng ý nhiều hơn là đồng ý (41.7% so với 32%) và 25.2% số nông dân đưa ra ý kiến trung lập đối với nhận định này.

Tiến hành kiểm định trị trung bình của hai mẫu theo cặp với độ tin cậy 95% cho thấy có sự khác biệt giữa mức độ đồng ý của nông dân đối với 2 nhận định trên.

Điều này có nghĩa, nông dân cho rằng giá cả do bên mua quyết định không liên quan đến việc bên mua ép giá nông dân.

d) Yêu cầu chất lượng (Xem thêm phụ lục 24)

Đối với yêu cầu chất lượng, có 32% nông dân đồng ý với nhận định “bên mua đòi hỏi cao về chất lượng cà phê”, số còn lại thì hơn một nửa đưa ra ý kiến trung lập và gần một nửa không đồng ý với nhận định trên, tức tại nơi bán hiện tại không yêu cầu cao về chất lượng cà phê. Cho thấy rằng, chất lượng cà phê thu mua chưa thật sự được coi trọng trong phương thức giao dịch truyền thống.

Tóm lại, nông dân hiện nay có quy mô diện tích trồng cà phê nhỏ. Lượng cà phê bán chủ yếu cho các đại lý thu mua là chính. Tại những nơi bán hầu như đều có dịch vụ hỗ trợ về vận chuyển, cho vay, ứng trước cho nông dân. Giá cả mua bán được quyết định vừa dựa trên sự thỏa thuận của cả hai bên và vừa do bên thu mua đưa ra. Hiện tượng ép giá người nông dân của bên thu mua vẫn xảy ra nhưng không còn phổ biến khi bán cà phê qua phương thức truyền thống.

2.3.3.1.2 Đặc điểm mua bán của các đại lý

a) Đặc điểm bán của đại lý ( Xem thêm phụ lục 25, 26, 27)

Trong số các đại lý được khảo sát có gần một nửa là bán cà phê cho nhiều công ty khác nhau và không cố định, điều này cho thấy các đại lý có mức độ trung thành với người mua không cao. Gần 1/4 số đại lý bán cho nhiều công ty cố định; đại lý sẽ xem xét giá cả, sự hỗ trợ,… từ các công ty thu mua để lựa chọn nơi bán. Còn lại hơn 1/4 đại lý bán cà phê cho duy nhất một công ty.

Gần 50% đại lý biết đến công ty thu mua để bán cà phê là do tự tìm hiểu, hơn 25% chọn nơi bán theo lời giới thiệu của người quen và gần ¼ còn lại được công ty tìm đến hỏi mua.

Cách thức thỏa thuận mua bán phổ biến nhất giữa đại lý và các công ty thu mua, chế biến, xuất khẩu là đặt hàng và xác định giá cả,…thông qua gọi điện thoại (gần 2/3 số đại lý sử dụng cách này), tiếp theo là gọi điện thoại thỏa thuận trước, sau đó ký hợp đồng qua fax (1/3 đại lý sử dụng cách này); và không có đại lý nào tiến hành ký hợp đồng trực tiếp với bên công ty. Điều này tiềm ẩn rủi ro lớn vì việc thỏa thuận qua điện thoại không hề có cơ sở pháp lý đảm bảo và khi giá cả thị trường thay đổi một bên có thể đơn phương chối bỏ trách nhiệm.

b) Giá cả và thời gian thanh toán tiền (Xem thêm phụ lục 28 đến 31)

Đối với yếu tố giá cả, 60% đại lý bán cho công ty với mức giá dựa trên sự thỏa thuận giữa hai bên, hơn 40% đại lý còn lại xem xét và bán dựa theo giá công ty đưa ra. Các đại lý bán cho những công ty cố định thì giá cả thường do công ty đưa ra (60%), còn đối với đại lý bán cà phê cho nhiều công ty khác nhau giá cả do thỏa thuận giữa các bên (78%). Cho thấy mức độ chủ động trong việc đưa ra giá cả của đại lý bán cho nhiều công ty cao hơn so với đại lý chỉ bán cho một hoặc một số công ty cố định.

Còn với giá thu mua của đại lý từ nông dân thì hơn một nửa là do hai bên thỏa thuận với nhau, gần 50% còn lại bán theo giá đại lý đưa ra.

Thời gian thanh toán tiền cho đại lý thể hiện uy tín của công ty thu mua. Hơn 50% số đại lý được khảo sát đồng ý với nhận định công ty luôn thanh toán tiền đúng hạn. Tuy nhiên vẫn còn hơn 1/3 đại lý cho biết thời gian thanh toán tiền là không cố định, tùy thuộc vào tình hình hoạt động của công ty nên đưa ra ý kiến trung lập; còn lại là không đồng ý. Chứng tỏ, chỉ có một số lượng rất ít các đại lý hiện bán cho những công ty có uy tín thấp.

c) Yêu cầu chất lượng ( Xem thêm phụ lục 32)

Gần 85% số đại lý được hỏi đồng ý rằng “công ty đòi hỏi cao về chất lượng sản phẩm”, 8% không đồng ý và số còn lại đưa ra ý kiến trung lập. Trong đó, tất cả các đại lý bán cà phê cho những công ty cố định đều đồng ý với nhận định trên và những đại lý bán cà phê cho nhiều công ty khác nhau thì chỉ có khoảng 1/3 đồng ý với nhận định trên. Điều này cho thấy các công ty, chế biến xuất nhập khẩu hiện nay rất quan tâm đến chất lượng cà phê thu mua tại các đại lý.

d) Nguồn hàng thu mua từ nông dân ( Xem thêm phụ lục 33)

Hơn 60% đại lý đưa ra ý kiến trung lập đối với nhận định “ Đại lý không chủ động được nguồn hàng”, hơn 30% đồng ý và chỉ có hơn 5% là phản đối. Chứng tỏ, vẫn có nhiều đại lý không thể kiểm soát được số lượng thu mua từ nông dân, tùy vào từng thời điểm thu mua mà có thể đủ hoặc không đủ lượng hàng giao cho bên công ty như đã thỏa thuận.

Tóm lại, số lượng lớn các đại lý hiện nay bán cà phê cho nhiều công ty khác nhau, có rất ít đại lý bán chỉ cho một công ty cố định. Việc thỏa thuận mua bán giữa các đại lý và công ty chủ yếu được thực hiện thông qua điện thoại, chứa đựng rủi ro

rất lớn cho cả hai bên. Giá bán của đại lý bán duy nhất cho một công ty thường chủ yếu là do công ty đưa ra, giá bán của đại lý bán cho nhiều công ty khác nhau đa phần là do thỏa thuận. Các công ty hiện nay đều yêu cầu cao về chất lượng cà phê thu mua từ đại lý. Và một trong những khó khăn của nhiều đại lý hiện nay là không chủ động được lượng hàng thu mua từ nông dân.

2.3.3.1.3 Đặc điểm mua của các công ty kinh doanh, chế biến, xuất khẩu

Khảo sát 11 công ty kinh doanh, chế biến, xuất khẩu cà phê tại địa bàn tỉnh Đắc Lắc về vấn đề thu mua cà phê của các công ty này hiện nay và biết được các công ty đều tham gia thu mua từ đại lý và trực tiếp từ nông dân nhưng mua chủ yếu vẫn là từ các đại lý bên ngoài; ngoại trừ 2 công ty 100% vốn nước ngoài chỉ mua tại các đại lý vì không được phép thu mua trực tiếp từ nông dân.

Tại các công ty này đều có hỗ trợ vận chuyển, cho vay, ứng trước cho các đại lý, có nơi còn ứng trước 100% giá trị hợp đồng để hỗ trợ đại lý trong việc thu mua cà phê trực tiếp từ nông dân.

Các công ty này đều đồng ý rằng đại lý thường giao đủ số lượng hàng và đúng yêu cầu chất lượng do phía công ty đặt ra khi đến thời điểm đáo hạn hợp đồng, chỉ có 1 công ty là không đồng ý với điều này. Như vậy, hầu như việc mua bán giữa các công ty và đại lý không còn xảy ra những vấn đề vi phạm hợp đồng mặc dù việc thỏa thuận hợp đồng của các công ty này với các đại lý chủ yếu thực hiện thông qua điện thoại.

Những khó khăn hiện tại mà các công ty khi thu mua cà phê gặp phải chủ yếu là do vốn hoạt động ít nên khi đại lý đưa ra mức giá cao các công ty không có khả năng mua do đó không chủ động được nguồn hàng; và tốn nhiều thời gian cũng như chi phí thu mua cà phê do phải thu mua tại các đại lý ở nhiều nơi khác nhau.

2.3.3.2 Các yếu tố tác động đến quyết định nơi mua bán cà phê của các đối tượng. 2.3.3.2.1 Các yếu tố tác động đến quyết định nơi bán cà phê của đối tượng bán 2.3.3.2.1 Các yếu tố tác động đến quyết định nơi bán cà phê của đối tượng bán

Thông qua khảo sát định tính 15 đối tượng bán cà phê gồm nông dân và đại lý tại các huyện trong tỉnh Đắc Lắc nhóm nghiên cứu đã rút ra được 7 yếu tố tác động đến lựa chọn nơi bán cà phê của đối tượng bán. Đó là: Giá thu mua cà phê của bên mua; thời gian thanh toán tiền; dịch vụ hỗ trợ như: cho vay, ứng trước, vận chuyển,

nhận lưu giữ bảo quản cà phê,…; địa điểm thuận tiện; uy tín; mối quan hệ thân thiết giữa bên mua với nông dân và thái độ đón tiếp của bên mua

a) Đánh giá của nông dân về mức độ quan trọng của các yếu tố tác động đến quyết định nơi bán cà phê ( Xem thêm phụ lục 34)

Trong 7 yếu tố được đưa ra để người nông dân xếp hạng về tầm quan trọng của các yếu tố đó khi quyết định nơi bán cà phê thì đa số nông dân trả lời uy tín và giá cả là hai đặc điểm quan trọng nhất. Uy tín được đánh giá cao hơn giá cả một chút, rất ít người xếp giá cả và uy tín nằm trong 3 mức độ kém quan trọng nhất. Thời gian thanh toán tiền xếp sau uy tín và giá cả khi có đến 70% nông dân xếp yếu tố này nằm trong 3 mức quan trọng hàng đầu. Tuy nhiên cũng có gần 14% cho rằng yếu tố này không thật sự đáng quan tâm và chỉ xếp ở 3 mức kém quan trọng nhất.

Các yếu tố như địa điểm thuận tiện, dịch vụ hỗ trợ, thái độ của bên mua không được xếp hạng cao về tầm quan trọng. Hơn một nửa người dân đều xếp các yếu tố này ở 3 mức kém quan trọng nhất.

Yếu tố mối quan hệ thân thiết với người mua tuy có 35% nông dân xếp ở 3 mức quan trọng hàng đầu nhưng có tới trên 50% cho rằng yếu tố này chỉ nằm trong 3 mức kém quan trọng nhất.

Hình 2.6 : Biểu đồ thể hiện mức độ quan trọng của các yếu tố khi nông dân quyết định nơi bán cà phê

Như vậy, trước khi đi đến quyết định lựa chọn nơi bán cà phê, đa số nông dân quan tâm nhất đến các yếu tố theo thứ tự lần lượt là uy tín, giá cả thu mua, thời gian

0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100

uy tín giá cả thời gian thanh

toán

mối

quan hệ địa điểm hỗ trợ thái độ

3 mức quan trọng hàng đầu

3 mức kém quan trọng nhất

thanh toán tiền, mối quan hệ thân thiết với bên mua, địa điểm thuận tiện, dịch vụ hỗ trợ và thái độ đón tiếp của bên mua.

b) Đánh giá của các đại lý về mức độ quan trọng của các yếu tố tác động đến quyết định nơi bán cà phê ( Xem thêm phụ lục 35)

Trong 7 yếu tố được đưa ra, uy tín và giá cả là hai yếu tố được các đại lý đặt lên hàng đầu khi quyết định nơi bán cà phê, 100% đại lý được khảo sát xếp giá cả và uy tín vào ba mức quan trọng hàng đầu. Giá cả và uy tín đều được đánh giá ngang bằng nhau về mức độ quan trọng. Thời gian thanh toán tiền là yếu tố quan trọng tiếp theo với 95.5% đại lý xếp yếu tố này vào ba mức quan trọng hàng đầu và có 5.3% đại lý xếp yếu tố này nằm trong ba mức độ kém quan trọng nhất. Các yếu tố như thái độ và mối quan hệ thân thiết với người mua hầu như được xếp vào ba mức kém quan trọng nhất. Yếu tố địa điểm thuận tiện cũng không được các đại lý đề cao vì chi phí vận chuyển hàng lên tổng công ty hầu hết do công ty chi trả.

Tóm lại, không có sự khác nhau về việc đánh giá thứ tự mức độ quan trọng giữa nông dân và đại lý khi quyết định nơi bán. Nông dân và đại lý có cùng chung đánh giá yếu tố giá cả và uy tín là hai yếu tố quan trọng nhất. Nông dân đánh giá uy tín quan trọng hơn yếu tố giá cả, còn đại lý thì đánh giá mức độ quan trọng ngang nhau đối với hai yếu tố này. Thời gian thanh toán tiền cũng được hai đối tượng này đánh giá là mức độ quan trọng thứ ba. Mối quan hệ thân thiết với người mua, dịch vụ hỗ trợ, địa điểm thuận tiện không được cả hai đối tượng xếp hạng cao về tầm quan trọng nhưng yếu tố này cũng chi phối một số lượng nông dân khi quyết định nơi bán hơn là đại lý.

2.3.3.2.2 Các yếu tố tác động đến quyết định nơi mua cà phê của đối tượng mua

Khảo sát định tính 11 công ty biết được 6 yếu tố tác động đến quyết định nơi mua cà phê của công ty là: giá bán của đại lý, uy tín, chất lượng cà phê, mối quan hệ thân thiết với người bán, địa điểm thuận tiện và thời gian giao hàng.

Trong những yếu tố này thì ba yếu tố được công ty đánh giá quan trọng nhất là giá cả, uy tín và chất lượng cà phê. Uy tín là yếu tố quan trọng nhất, có 7 công ty xếp uy tín là yếu tố quan trọng hàng đầu, tất cả các công ty đều xếp uy tín vào 3 yếu tố quan trọng hàng đầu. Chất lượng cà phê được các công ty đề cao, có 3 công ty cho rằng đây là yếu tố quan trọng hàng đầu và 10/11 công ty xếp chất lượng vào nhóm 3

yếu tố quan trọng nhất. Giả cả cũng được đề cập nhưng không bằng 2 yếu tố trên. Chỉ

Một phần của tài liệu Một số giải pháp Marketing nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Trung Tâm Giao Dịch Cà Phê Buôn Ma Thuật.pdf (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(165 trang)