Thị trường giao dịch kỳ hạn

Một phần của tài liệu Một số giải pháp Marketing nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Trung Tâm Giao Dịch Cà Phê Buôn Ma Thuật.pdf (Trang 41 - 42)

7 Bố cục của đề tài

2.3.2.2 Thị trường giao dịch kỳ hạn

Trước khi chính thức đưa hợp đồng kỳ hạn vào giao dịch tại sàn, BCEC đã có đợt giao dịch thử nghiệm bắt đầu từ 1/11/2010 đến 6/12/2010 nhằm giúp cho các doanh nghiệp và cá nhân kinh doanh cà phê trên cả nước quen thuộc với sản phẩm của BCEC. Đợt giao dịch thử nghiệm này đã thu hút 105 Thành viên, Nhà đầu tư tham gia, tổng khối lượng giao dịch là 15.815 tấn và tổng giá trị giao dịch trên 1 tỷ đồng.

Ngày 15/3/2011, BCEC chính thức đưa sản phẩm giao dịch kỳ hạn vào giao dịch. Trong tháng 3, khối lượng giao dịch là 684 lô và giá trị giao dịch trên 64 triệu đồng; tháng 4, khối lượng giao dịch là 1.074 lô và giá trị giao dịch trên 100 triệu đồng, khối lượng và giá trị giao dịch tăng hơn 50% so với tháng trước. Khối lượng giao dịch trung bình một ngày chỉ đạt được 70 lô (140 tấn); tháng 5 khối lượng giao dịch là 439 lô và giá trị giao dịch là trên 44 triệu đồng. Tất cả các hợp đồng đến hạn giao hàng đều

được tất toán vào ngày giao dịch cuối cùng. Hoạt động giao dịch cà phê kỳ hạn trên sàn đã có nhiều lệnh đặt vào hệ thống nhưng không nhiều lệnh đối ứng để khớp. Đây cũng là bài toán khó đối với BCEC làm sao để tăng tính thanh khoản và sôi động của thị trường.

Hoạt động giao dịch tại BCEC khá trầm lắng, chỉ có một số ít người mua, người bán tham gia mua bán với khối lượng không đáng kể. Điều này đã hạn chế hiệu quả hoạt động của sàn giao dịch, chưa gia tăng được tính thanh khoản của sàn. Rõ ràng vai trò chủ động bình ổn giá cả và hơn thế là góp phần giảm thiểu rủi ro cho gười sản xuất, kinh doanh mà BCEC đặt ra khó có thể đạt được.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp Marketing nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Trung Tâm Giao Dịch Cà Phê Buôn Ma Thuật.pdf (Trang 41 - 42)