Mức độ nhận biết của các đối tượng đầu tư tài chính về BCEC

Một phần của tài liệu Một số giải pháp Marketing nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Trung Tâm Giao Dịch Cà Phê Buôn Ma Thuật.pdf (Trang 59)

7 Bố cục của đề tài

2.3.3.5.4 Mức độ nhận biết của các đối tượng đầu tư tài chính về BCEC

Nhóm nghiên cứu tiến hành khảo sát các nhà đầu tư tham gia vào thị trường chứng khoán để tìm hiểu mức độ nhận biết của họ về sở giao dịch hàng hóa nói chung cũng như về BCEC nói riêng.

Kết quả khảo sát cho thấy, hơn 50% các nhà đầu tư đồng ý với nhận định “ đầu tư vào thị trường hàng hóa là hình thức đầu tư mới mẻ” và 33.3% đưa ra ý kiến trung lập. Việc kiểm định mẫu độc lập với độ tin cậy 95% cũng cho ra kết quả không có sự khác biệt đáng kể giữa những nhà đầu tư chưa có kinh nghiệm và có nhiều kinh nghiệm; hay giữa thu nhập cao và thu nhập thấp hơn khi đánh giá nhận định “đầu tư vào thị trường hàng hóa là hình thức đầu tư mới mẻ”. Họ đều có thái độ trung lập đối với nhận định trên. Cho thấy, đầu tư vào thị trường hàng hóa vẫn còn là hình thức mới mẻ đối với các nhà đầu tư tài chính. Mặc dù từ trước đến nay tại Việt Nam đã có nhiều sàn giao dịch các loại hàng hóa bên cạnh sàn cà phê như thép, đường, cao su…nhưng

vẫn chưa thật sự thu hút được sự quan tâm, chú ý của các nhà đầu tư, chỉ có khoảng 23% cho rằng thị trường hàng hóa không mới mẻ đối với họ.

Do đó, khi được hỏi về Trung tâm Giao dịch cà phê Buôn Ma Thuột chỉ gần một nửa các nhà đầu tư chứng khoán (48.7%) biết đến Trung tâm. Hơn phân nửa còn lại thì chưa từng biết đến.

Tóm lại, ngoại trừ các công ty kinh doanh, chế biến, xuất khẩu cà phê thì hơn một nửa các đối tượng còn lại đều không biết đến BCEC. Mặc dù Trung tâm đã tổ chức nhiều buổi hội thảo thu hút thành viên hướng đến nông dân và đại lý nhưng công tác tuyên truyền cho buổi hội thảo không được chú trọng nên hầu như không ai biết đến để tham gia. Trung tâm chỉ chú trọng đến công tác tuyên truyền tại các doanh nghiệp chứ chưa thật sự chú trọng đến những đối tượng quan trọng nhất đó là nông dân. Do đó, cần phải đẩy mạnh hơn nữa hoạt động quảng cáo, tuyên truyền về Trung tâm và về hội thảo do Trung tâm tổ chức, đặc biệt là hướng đến đối tượng nông dân trước tiên, để gia tăng mức độ nhận biết về lợi ích, hiệu quả mà Trung tâm đem lại cho mỗi đối tượng.

2.3.3.6 Nhận thức của các đối tượng về lợi ích của BCEC

2.3.3.6.1 Nhận thức của nông dân chưa tham gia (Xem thêm phụ lục 47)

Để đánh giá mức độ nhận thức của nông dân về những lợi ích khi giao dịch qua sàn, nhóm nghiên cứu đã đưa ra những lợi ích cụ thể để nông dân lựa chọn. Hơn một nửa nông dân (51%) biết đến Trung tâm đồng ý rằng bán cà phê qua sàn mang lại độ an toàn cao. Số nông dân còn lại thì chưa xác định được và không ai khẳng định bán cà phê qua sàn là không an toàn.

Đối với những nhận định là bán cà phê qua sàn được thanh toán nhanh, không bị ép giá, cân đo chính xác thì người nông dân có mức độ đồng ý tương tự nhau. Trên 46% nông dân bày tỏ thái độ đồng tình, chỉ có đến 3% không đồng ý, và một tỷ lệ tương đối lớn (hơn 48%) nông dân chưa xác định được cụ thể lợi ích vì chưa được hiểu rõ về Trung tâm.

Khi hỏi ý kiến đánh giá của nông dân về việc Trung tâm giao dịch cà phê Buôn Ma Thuột đem lại lợi ích cho đối tượng nào nhận được kết quả như sau: BCEC mang lại lợi ích cho đối tượng nông dân được lựa chọn nhiều nhất (hơn 56%), tiếp theo là

cho chính Trung tâm ( hơn 50%), cho công ty kinh doanh, chế biến, xuất khẩu cà phê (gần 50%), cho Nhà nước (21%) và cuối cùng là cho đối tượng đại lý (13%).

Tuy chưa hiểu rõ về lợi ích của Trung tâm cũng như quá trình giao dịch tại Trung tâm nhưng phần đông nông dân đều nhận biết được Trung tâm lập ra nhằm đem lại lợi ích cho chính đối tượng này. Số lượng nông dân chưa xác định được ý kiến Trung tâm đem lại lợi ích cho đối tượng nông dân và chưa xác định được lợi ích cụ thể của Trung tâm chiếm số lượng lớn hơn rất nhiều so với số nông dân không đồng ý ( hơn 40% so với 3%). Như vậy, những thông tin về BCEC tiếp cận đến nông dân tuy còn hạn chế nhưng theo chiều hướng tốt, Trung tâm nên đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền hơn nữa, đưa hình ảnh của mình đến với nông dân một cách sâu rộng hơn để mọi nông dân đều nhận thấy được lợi ích cụ thể của mình khi tham gia qua sàn.

2.3.3.6.2 Nhận thức của thành viên bán ( Xem thêm phụ lục 48)

Thành viên bán được khảo sát những câu hỏi giống như nông dân chưa tham gia qua sàn về lợi ích của những đối tượng mà BCEC mang lại, thì có đến hơn 83% trong tổng số cho rằng BCEC không đem lại lợi ích gì cho nhà nước, chỉ chưa đến 17% xác định BCEC có đem lại lợi ích cho nhà nước. Đa số các thành viên này (75%) đồng ý rằng BCEC đem lại lợi ích cho doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu; đặc biệt có đến 90% thành viên bán khẳng định BCEC đem lại lợi ích cho chính Trung tâm. Thành viên bán cũng đánh giá hoạt động của Trung tâm hầu như không đem lại lợi ích cho các đại lý (có đến 83% không lựa chọn đáp án này). Và chỉ hơn một nửa trong số này (57%) cho là trung tâm có đem lại lợi ích cho nông dân, đây có thể là lý do khiến cho sau một thời gian giao dịch thì các thành viên này không muốn bán cà phê qua sàn nữa.

Gần như tất cả số thành viên bán (29/30) được khảo sát đều đồng tình với nhận định rằng bán cà phê qua sàn có độ an toàn cao. Tuy nhiên chỉ hơn một nửa thành viên cho rằng bán cà phê qua sàn được thanh toán nhanh và không bị ép giá. Việc cân đo chính xác của Trung tâm có 87% thành viên đồng ý.

Thành viên bán đã tham gia qua sàn nên cũng ít nhiều biết đến quá trình giao dịch cũng như lợi ích mà BCEC mang lại. Nhưng sau khi giao dịch, phần đông thành viên bán chỉ nhận thức được lợi ích BCEC mang lại cho các công ty tham gia mua qua sàn và Trung tâm là chủ yếu, chứ không nhiều thành viên nhận thức được lợi ích

mang đến cho họ. Hầu hết thành viên đều nhận thức được lợi ích cụ thể của Trung tâm là đem lại mức độ an toàn cao khi tham gia giao dịch; nhưng vẫn còn nhiều thành viên thấy rằng mua bán qua sàn có thời gian thanh toán tiền chậm và còn xảy ra hiện tượng bị ép giá; một số ít nhận thấy việc cân đo, kiểm tra chất lượng tại Trung tâm chưa chính xác. Những nhận thức này của thành viên bán bị tác động bởi hoạt động thực tiễn của Trung tâm cũng như hoạt động hội thảo tuyên truyền chưa hiệu quả khiến cho họ chưa nhận thức đúng và đủ đối với vai trò, lợi ích cụ thể của Trung tâm.

2.3.3.6.3 Nhận thức của công ty chế biến, kinh doanh, xuất khẩu cà phê

Trong số 11 công ty khảo sát thì phần lớn các công ty cho rằng hoạt động của BCEC nhằm mang lại lợi ích cho chính tổ chức này và cho nông dân; chỉ có 7 công ty cho rằng lợi ích BCEC mang đến cho chính đối tượng công ty kinh doanh cà phê và nhà nước; một số lượng ít các công ty cho rằng BCEC mang lại lợi ích cho các đại lý và các nhà đầu cơ. Đối với công ty đã tham gia giao dịch qua BCEC có 1 công ty cho rằng lợi ích chỉ dành cho BCEC và nông dân, và 1 công ty cho rằng lợi ích dành cho cả 4 đối tượng: nhà nước, BCEC, nông dân, công ty kinh doanh cà phê, còn với đối tượng nhà đầu tư tài chính thì vẫn chưa xác định đươc.

Khi được hỏi về lợi ích cụ thể cho chính đối tượng công ty khi giao dịch qua BCEC thì đa phần các công ty đều đồng ý về việc sàn giao dịch thanh toán và giao nhận hàng nhanh chóng, giúp công ty có đủ nguồn hàng có chất lượng tốt. Đối với lợi ích giúp công ty bảo hộ khi giá cả biến động và giảm chi phí, thời gian thu gom cà phê thì vẫn còn nhiều doanh nghiệp không đồng tình với ý kiến này. Số còn lại thì chưa xác định được lợi ích cụ thể vì chưa hiểu nhiều về BCEC. Trong số những ý kiến đánh giá của 11 công ty thì có 1 công ty đã tham gia vào BCEC không đồng ý với lợi ích giúp doanh nghiệp giảm chi phí và thời gian thu gom cà phê vì lượng cà phê bán qua sàn hiện tại vẫn rất thấp không đủ để thu mua nên vẫn phải thu mua từ đại lý, nông dân.

2.3.3.6.4 Nhận thức của nhà đầu tư tài chính (Xem thêm phụ lục 49)

Để đánh giá nhận thức của các nhà đầu tư tài chính về lợi ích của thị trường hàng hóa giao sau nói chung và BCEC nói riêng, nhóm nghiên cứu đã tiến hành đánh giá nhận thức chung của các nhà đầu tư tài chính đối với thị trường này.

Khi được hỏi ý kiến của các nhà đầu tư về nhận định “ đầu tư vào thị trường hàng hóa có mức độ rủi ro cao” có sự đánh giá khác nhau của các nhà đầu tư. Số lượng giữa các nhà đầu tư đồng ý hay không đồng ý hay tỏ thái độ trung lập với nhận định này là như nhau.

Đa số các nhà đầu tư đều có thái độ trung lập đối với những nhận định “ đầu tư hàng hóa có tỷ suất sinh lời cao”, “thị trường hàng hóa có thông tin minh bạch”, “thị trường hàng hóa có tính thanh khoản cao” .

Với nhận định “ đầu tư vào thị trường hàng hóa phải có vốn lớn” thì có trên 50% nhà đầu tư đồng ý với nhận định này, 15.4% đưa ra ý kiến trung lập và trên 33% các nhà đầu tư là không đồng ý. Tiến hành kiểm định mẫu độc lập với độ tin cậy 95% cho thấy không có sự khác biệt đáng kể giữa các nhà đầu tư chứng khoán có thu nhập cao (lớn hơn 10 triệu đồng/tháng) và những nhà đầu tư có thu nhập thấp hơn ( dưới 5 triệu đồng/tháng) với nhận định “ đầu tư vào thị trường hàng hóa cần phải có vốn lớn”. Những người có thu nhập dưới 5 triệu đồng/tháng thì ở gần mức đồng ý với nhận định này hơn (trị trung bình 3.64). Những người có thu nhập lớn hơn 10 triệu đồng/tháng thì ở giữa mức không đồng ý và trung lập (trị trung bình 2.77)

Những nhà đầu tư chứng khoán vẫn chưa có sự am hiểu nhất định về thị trường hàng hóa cũng như những lợi ích nhận được khi đầu tư vào loại thị trường này.

2.3.3.7 Tiềm năng của BCEC

2.3.3.7.1 Đối với nông dân (Xem thêm phụ lục 50)

Tuy chỉ có gần 40% số nông dân được hỏi biết đến Trung tâm nhưng khi được giới thiệu về lợi ích của BCEC thì có tới 46% mong muốn tìm hiều về BCEC cũng như cách thức tham gia qua sàn. Chỉ có hơn 10% khẳng định là không muốn tham gia. Số còn lại thì chưa xác định được có mong muốn tham gia giao dịch hay không. Nếu Trung tâm tạo điều kiện thuận lợi cho các đối tượng này trong việc tìm hiểu thông tin về sàn và nhận thức được lợi ích của sàn thì sẽ gỡ bỏ được phần nào những khó khăn gặp phải khi thu hút các đối tượng bán tham gia

2.3.3.7.2 Đối với đại lý (Xem thêm phụ lục 51)

Tất cả đại lý biết đến BCEC đều cho rằng sự ra đời và phát triển của BCEC không ảnh hưởng gì đến hoạt động thu mua của đại lý, tức là theo quan điểm của đại lý BCEC không phải là nơi cung cấp nguồn hàng cho mình và sự phát triển của BCEC

cũng không ảnh hưởng gì đến lượng cà phê của nông dân bán qua cho đại lý. Như vậy, mức độ sẵn sàng tham gia qua sàn của các đại lý còn thấp, hiện tại họ không có nhu cầu mua bán hàng hóa giao ngay qua sàn.

Để đánh giá khả năng đầu cơ của các đại lý từ đó rút ra được tiềm năng của sản phẩm cà phê kỳ hạn tại BCEC, nhóm nghiên cứu đã đưa ra câu hỏi nhằm thăm dò mức độ chấp nhận rủi ro của đối tượng này và nhận được kết quả như sau: có 76% đại lý chỉ muốn đầu tư vào những nơi có mức độ rủi ro thấp nhất như gửi tiền vào ngân hàng hơn là đầu tư vào các kênh rủi ro khác, khoảng 13% chấp nhận rủi ro ở mức vừa phải, còn lại hơn 10% chấp nhận rủi ro cao để được sinh lời nhiều. Như vậy, 23% đại lý dám chấp nhận rủi ro này chính là những đối tượng mua bán tiềm năng hợp đồng kỳ hạn tại BCEC. Nhưng điều này không có nghĩa là số lượng các đại lý tiềm năng tham gia đầu cơ thông qua sản phẩm kỳ hạn của BCEC sẽ dừng lại ở mức này, vì còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác như tính thanh khoản của hợp đồng, cũng như hỗ trợ của BCEC trong việc trang bị kiến thức cho họ khi tham gia hoạt động đầu cơ qua sàn.

2.3.3.7.3. Đối với công ty kinh doanh, chế biến, xuất khẩu cà phê

Tất cả các công ty được hỏi đều chưa có ý định tham gia qua sàn. Nhưng đa số các công ty trả lời rằng chờ xem sàn hoạt động như thế nào rồi mới có ý định tham gia. Và các công ty đều đồng ý sẵn sàng tham gia khi sàn hoạt động hiệu quả, thu hút được nhiều đối tượng bán qua sàn. Với những ý kiến đưa ra như vậy, cho thấy các doanh nghiệp chưa sẵn sàng tham gia qua sàn nếu như chưa thu hút đông đảo đối tượng bán. Cho nên, Trung tâm cần phải tập trung thu hút đối tương bán mà chủ yếu là người nông dân trước tiên thì lúc đó các doanh nghiệp sẽ tự động tham gia mua bán qua sàn.

2.3.3.7.4 Đối với nhà đầu tư tài chính

a) Đặc điểm đầu tư của các nhà đầu tư tài chính (Xem thêm phụ lục 52)

Nhóm nghiên cứu tiến hành khảo sát các nhà đầu tư chứng khoán trong đó chủ yếu là các nhà đầu tư vừa và nhỏ (có thu nhập dưới 5 triệu đồng/tháng đến 10 triệu đồng/tháng) và số lượng rất ít những nhà đầu tư lớn (thu nhập trên 10 triệu đồng/tháng). Sau khi khảo sát thì được biết hơn một nửa các nhà đầu tư (hơn 56%) khẳng định đầu tư qua thị trường chứng khoán là kênh đầu tư chính của họ. Một tỷ lệ ít hơn cho biết kênh đầu tư khác mới là kênh đầu tư chính (gần 44%).

Hiện có 55.6% các nhà đầu tư chứng khoán tham gia vào các kênh đầu tư khác. Trong số các nhà đầu tư đó thì phần lớn đang tham gia vào thị trường bất động sản (38%). Điều này cho thấy nếu không kể đến kênh đầu tư chứng khoán thì hiện tại kênh đầu tư bất động sản đang thu hút các nhà đầu tư nhiều hơn các hình thức khác. Một tỷ lệ nhỏ hơn tham gia vào thị trường vàng (23%). Đối với thị trường ngoại tệ thì có ít người tham gia hơn (hơn 10%) và có gần 8% tham gia đầu tư vào hình thức khác ngoài các hình thức đã nêu trên. Đặc biệt chưa có ai trong mẫu tham gia vào thị trường hàng hóa.

Gần 36% các nhà đầu tư tài chính xác định chiến lược đầu tư vào thị trường chứng khoán hiện nay của họ là đầu tư vào các công ty có rủi ro cao nhưng có tỷ suất sinh lợi cao. Những người này có mức độ chấp nhận rủi ro cao hơn hai nhóm còn lại. Chỉ có hơn 28% xác định chiến lược của họ là đầu tư vào các công ty có tỷ suất sinh lợi thấp nhưng ổn định. Các nhà đầu tư còn lại thì có chiến lược khác trong đó bao gồm cả chiến lược phối hợp hai hình thức đầu tư trên.

b) Đánh giá mức độ hấp dẫn của các kênh đầu tư (Xem thêm phụ lục 53)

Hình 2.11: Biểu đồ đánh giá mức độ hấp dẫn hiện nay của các kênh đầu tư

Trong số 5 kênh đầu tư phổ biến được đưa ra thì các nhà đầu tư tài chính trong mẫu đánh giá kênh đầu tư chứng khoán là kênh hấp dẫn nhất, 48.7% xếp kênh này ở

Một phần của tài liệu Một số giải pháp Marketing nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Trung Tâm Giao Dịch Cà Phê Buôn Ma Thuật.pdf (Trang 59)