7 Bố cục của đề tài
2.5 Bài học kinh nghiệm từ các sàn giao dịch hàng hóa trên thế giới
Malaysia là nước sản xuất và xuất khẩu dầu cọ lớn thứ hai của thế giới chỉ sau Indonesia, lượng dầu cọ Malaysia sản xuất chiếm 41.3% lượng dầu cọ của thế giới.
Điều này đã tạo lợi thế cho hợp đồng giao sau dầu cọ của Malaysia phát triển và trở thành kênh tham chiếu cho giá dầu cọ của thế giới.
Hợp đồng giao sau dầu cọ của Malaysia được niêm yết tại Bursa Malaysia Derivatives Berhard vào tháng 11/1980. Đây là công ty con của Sở giao dịch Bursa Malaysia được sát nhập vào ngày 17/4/1993. Công ty kinh doanh 3 loại hợp đồng về dầu cọ là hợp đồng FCPO, FPKO niêm yết bằng đồng nội tệ và FUPO niêm yết bằng đồng đôla Mỹ. Hoạt động giao dịch hợp đồng giao sau dầu cọ trên sàn Bursa diễn ra rất sôi nổi: số lượng hợp đồng giao dịch lên đến 4.1 triệu hợp đồng trong năm 2010 tăng 2.5% so với năm 2009 và tăng 86% so với năm 2006. Số lượng hợp đồng giao dịch trung bình mỗi ngày khoảng 24.800 hợp đồng.
Sự thành công vượt bậc này được tạo ra không chỉ bắt nguồn từ kinh nghiệm hơn 30 năm kinh doanh trong lĩnh vực hợp đồng giao sau dầu cọ mà còn từ việc không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ thông qua việc phát triển công nghệ, cũng như hoạt động truyền thông được tổ chức hàng năm nhằm phổ cập giáo dục cho người dân kiến thức về hoạt động giao dịch hàng hóa, quảng bá công khai, lôi kéo người dân tham gia. Đặc biêt hơn Bursa đã có định hướng đúng đắn: luôn mở rộng cửa cho các nhà đầu tư đặc biệt là nhà đầu tư nước ngoài tham gia giao dịch trên sàn. Định hướng này thể hiện rõ thông qua sự hợp tác với Sở giao dịch Chicago (CME) vào ngày 17/9/2009. Chiến lược hợp tác với CME đã đóng góp tích cực cho sự phát triển toàn diện của thị trường giao sau dầu cọ của Malaysia cũng như các công cụ phái sinh khác, đưa hợp đồng giao sau của Bursa lên sàn giao dịch CME Globex, từ đó góp phần gia tăng số lượng các nhà đầu tư tại Bursa. Bên cạnh đó, từ tháng 12/2010 trung tâm thanh toán bù trừ còn bổ sung thêm đồng nhân dân tệ, đôla Hong Kong bên cạnh các đồng Đôla Mỹ, Yên Nhật, Đôla Singapore dùng để thanh toán và ký quỹ cho hợp đồng giao sau.
Những hoạt động truyền thông của Bursa:
Phân khúc chính mà Bursa hướng đến là những nhà đầu tư cá nhân. Bursa luôn cố gắng duy trì, phát triển, mở rộng phân khúc này thông qua những chương trình truyền thông nhằm nâng cao sự nhận thức và thúc đẩy số lượng các nhà đầu tư tham gia giao dịch trên sàn. Trong những năm qua, Bursa Malaysia đã tổ chức nhiều hoạt động khác nhau như tổ chức diễn đàn cho những nhà lãnh đạo trong các ngành công
nghiệp với tên gọi “ Rethink Retail”; diễn đàn này được thiết kế nhằm phát triển môi trường đầu tư cá nhân bằng cách hướng đến những nhà đầu tư trẻ và khắc phục những quan niệm sai lầm thông qua hình thức giáo dục và truyền thông; ngoài ra còn kết hợp với ngân hàng đầu tư địa phương tổ chức những buổi hội thảo chuyên đề dành cho những nhà đầu tư cá nhân; tổ chức những road show mang tên Talk Futures với mục đích để thu thút những nhà đầu tư mới tham gia vào thị trường giao sau. Trong suốt 6 tháng của năm 2010, Bursa đã phối hợp với 9 nhà môi giới tổ chức thành công 61 buổi road show Talk Futures thu hút hơn 1800 người tham gia.
Tương tác với những người trẻ ở Malaysia là nổ lực quan trọng của Bursa nhằm phát triển mở rộng số lượng các nhà đầu tư. Cho nên hàng năm Bursa đều tổ chức những buổi nói chuyện dành cho những sinh viên từ các trường đại học trong và ngoài nước. Ngoài ra, Bursa Malaysia còn tham gia tài trợ cho chương trình “ Young Corporate Malaysians Summit” và chuỗi chương trình YCM CEO được tổ chức hàng năm dành cho những đối tượng từ 21 đến 35 tuổi. Những sự kiện này nhằm nâng cao kiến thức của sinh viên, những nhà đầu tư trẻ trong hoạt động đầu tư trên thị trường.
Bursa cũng xác định doanh nghiệp, tổ chức là những nhà đầu tư quan trọng trên thị trường phái sinh, Bursa cùng phối hợp với đối tác CME để tổ chức những sự kiện khác nhau bàn về: quá trình phát triển của thị trường phái sinh, sự hợp tác với CME và giới thiệu những sản phẩm mà Bursa cung cấp.
Ngoài những hoạt động truyền thông được tổ chức cho những nhà đầu tư cá nhân và tổ chức, Bursa còn tổ chức Hội nghị thường niên Palm & Lauric Oils tại Kualalumpur bắt đầu từ năm 1990. Trong năm 2011 hội nghị này thu hút hơn 2000 đại diện đến từ hơn 40 nước sản xuất dầu cọ lớn, trở thành hội nghị về dầu cọ lớn nhất trên thế giới. Vấn đề chính được đưa ra tại hội nghị này là bàn về sự phát triển của ngành dầu cọ thế giới trong tương lai, những cơ hội, thách thức của ngành…
Chính những hoạt động truyền thông của Bursa đã mang lại sự nhận thức đúng đắn cho các nhà đầu tư cá nhân, tổ chức, đặc biệt là cung cấp kiến thức trong lĩnh vực đầu tư cho những người trẻ, là những người quan trọng mà Bursa hướng đến ngay từ bây giờ thông qua những chương trình giáo dục, đào tạo. Những hội nghị quốc tế do Bursa tổ chức cũng phần nào nâng cao uy tín, thương hiệu dầu cọ của Malaysia.
Bursa đã thật sự thành công khi đưa hợp đồng giao sau dầu cọ trở thành mức giá tham chiếu chính thức cho hoạt động mua bán dầu cọ trên thế giới.
2.5.2 Sở giao dịch hàng hóa Singapore ( SICOM)
Sở giao dịch hàng hóa Singapore ( SICOM) là công ty con của Sở giao dịch Singapore (SGX) từ tháng 6/2008. SICOM kinh doanh hợp đồng giao sau của các loại hàng hóa: cao su, vàng và cà phê.
SICOM chính thức ra mắt hợp đồng giao dịch cà phê giao sau vào ngày 22/4/2010. Việc đưa hợp đồng giao sau vào giao dịch nhằm mục đích thiết lập kênh tham chiếu giá cà phê Robusta cho các quốc gia sản xuất cà phê lớn như Việt Nam, Indonesia và nhiều nhà xuất khẩu, kinh doanh cà phê khác ở châu Á. Mặc dù đã có nhiều nổ lực trong hoạt động nâng cao hiệu quả của thị trường giao sau cà phê như xây dựng kho ngoại quan tại Singapore cũng như tp. Hồ Chí Minh tạo điều kiện thuận lợi trong việc giao nhận hàng thực; tổ chức các buổi hội thảo giới thiệu, tuyên truyền tại Việt Nam, Indonesia, và Singapore nhưng từ khi niêm yết trên sàn đến đầu năm 2011, số lượng hợp đồng cà phê giao sau của SICOM giao dịch không đáng kể. Một trong những lý do dẫn đến việc hoạt động không hiệu quả của giao dịch hợp đồng cà phê giao sau tại SICOM là:
- Phân khúc mà SICOM hướng đến là các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê của Việt Nam, Indonesia sang thị trường Singapore, doanh nghiệp xuất nhập khẩu tại Singapore, các nhà đầu tư có kinh nghiệm hoặc những nhà đầu tư được cấp giấy chứng nhận. Do đó SICOM chỉ tổ chức một số các hoạt động hội thảo, tuyên truyền tại Indonesia, Singapore và Việt Nam nhắm đến những đối tượng trên mà chưa tổ chức tuyên truyền rộng rãi đến các đối tượng khác. Điều này đã hạn chế số lượng doanh nghiệp, nhà đầu tư tham gia giao dịch trên sàn.
- Singapore không có lợi thế trong sản xuất cà phê, cũng như không phải là nơi tiêu thụ cà phê lớn của thế giới. Thêm vào đó hợp đồng giao sau ra đời muộn trong khi các nhà nhập khẩu tại Singapore, cũng như ở châu Á đã quen giao dịch hợp đồng giao sau trên sàn Luân Đôn, New York và một số các quốc gia sản xuất, xuất nhập khẩu cà phê lớn tại châu Á như Nhật Bản, Ấn Độ đã tổ chức hoạt động mua bán hợp đồng giao sau tại sàn giao dịch hàng hóa của quốc gia mình.
- Hợp đồng cà phê giao sau của SICOM mang lại lợi ích không mấy khác biệt so với các hợp đồng giao sau của các sàn giao dịch khác trên thế giới nên không thu hút các nhà đầu tư quốc tế tham gia vào thị trường này.
Vì hoạt động không hiệu quả nên hợp đồng cà phê giao sau đã ngưng giao dịch trên sàn SICOM vào đầu năm 2011 và được chuyển sang sàn SGX với mục đích nhằm đưa hợp đồng này đến đông đảo các nhà đầu tư trên thế giới. Hợp đồng giao sau cà phê niêm yết hiện tại trên sàn SGX có nhiều thay đổi như không đưa ra quy định hạn chế các nhà đầu tư, giảm khối lượng hợp đồng, xây dựng thêm cơ sở kiểm tra, phân loại chất lượng cà phê tại Việt Nam... Bên cạnh những sự thay đổi này còn cho thấy SGX không chỉ hướng đến các nhà xuất nhập khẩu cà phê, các nhà đầu tư trong nước, tại châu Á mà còn hướng đến thị trường toàn cầu khi tăng thời gian giao dịch để trùng với giờ làm việc của các ngân hàng ở các nước châu Âu. Nhưng hiện nay tình hình giao dịch hợp đồng cà phê giao sau trên sàn SGX vẫn chưa được cải thiện.
Kết luận chương 2
Thị trường cà phê Việt Nam trong những năm qua đã có những bước phát triển vượt bậc: sản lượng sản xuất và xuất khẩu, giá trị xuất khẩu,...gia tăng nhanh chóng; đóng góp vào sự phát triển chung của nền kinh tế cả nước. Nhưng bên cạnh đó vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn, bất cập, đặc biệt là rủi ro gây ra cho đối tượng sản xuất, kinh doanh cà phê khi giá cả biến động, cũng như khi mua bán qua phương thức truyền thống, ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của ngành cà phê Việt Nam. Ngoài ra các tổ chức, cá nhân kinh doanh cà phê có nhu cầu sử dụng hợp đồng kỳ hạn để bảo hộ giá đều phải giao dịch trên các sàn thế giới thông qua nhiều nhà môi giới. Điều này không những không mang lại lợi ích cho thị trường cà phê trong nước, làm giảm nguồn ngoại tệ mà còn chứa đựng nhiều rủi ro cho các đối tượng này.
Chính vì thế, trung tâm giao dịch cà phê Buôn Ma Thuột ra đời như một lẽ tất yếu của quá trình phát triển- một khởi đầu cho chuyển biến từ thị trường trao đổi cà phê truyền thống sang thị trường hiện đại. Tuy nhiên, sau hơn 2 năm hoạt động Trung tâm vẫn chưa phát huy được vai trò của mình. Hoạt động giao dịch hợp đồng giao ngay và kỳ hạn khá trầm lắng. Nguyên nhân là do hoạt động tuyên truyền của Trung tâm chưa được tổ chức sâu rộng nên chưa được các đối tượng sản xuất, kinh doanh cà phê biết đến, dịch vụ hỗ trợ còn rất hạn chế, hơn nữa các đối tượng này đã quen với lối mua bán truyền thống từ trước đến nay; Ngoài ra, thi trường hàng hóa giao sau tại Việt Nam còn khá mới mẻ chưa có nhiều nhà đầu tư am hiểu cũng như quan tâm đến hoạt động của thị trường này. Do đó, để nâng cao hiệu quả hoạt động giao dịch Trung tâm cần phải đẩy mạnh hơn nữa hoạt động quảng bá, tuyên truyền đến mỗi đối tượng nhằm nâng cao nhận thức của họ về lợi ích của Trung tâm; mở rộng dịch vụ hỗ trợ như vận chuyển, cho vay, ứng trước... đáp ứng nhu cầu của nông dân,... Trên cơ sở đó thu hút đông đảo các đối tượng tham gia giao dịch qua sàn
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP MARKETING NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TẠI TRUNG TÂM GIAO DỊCH CÀ PHÊ BUÔN MA THUỘT
3.1 Mục đích xây dựng giải pháp:
Quảng bá rộng rãi hình ảnh của Trung tâm đến các đối tượng sản xuất kinh doanh cà phê và các nhà đầu tư tài chính; từ đó thu hút đông đảo các đối tượng tham gia giao dịch tại Trung tâm để tăng tính thanh khoản cho các hợp đồng giao dịch.
Khắc phụ những khó khăn đang tồn tại và phát huy những điểm mạnh cũng như khẳng định vai trò của Trung tâm đối với nền kinh tế, đóng góp vào sự phát triển bền vững của ngành cà phê Việt Nam.
3.2Căn cứ xây dựng giải pháp
Căn cứ vào thực trạng hoạt động của BCEC, kết quả phân tích bản câu hỏi khảo sát về vị thế và tiềm năng của BCEC (chương 2), từ kinh nghiệm của hai sàn giao dịch hàng hóa trên thế giới, cùng với kiến thức về Marketing, nhóm đề ra giải pháp Marketing Mix để nâng cao hiệu quả hoạt động giao dịch tại Trung tâm Giao dịch Cà phê Buôn Ma Thuột.
3.3 Giải pháp Marketing mix 3.3.1 Sản phẩm dịch vụ 3.3.1 Sản phẩm dịch vụ
Khi các yếu tố giá cả, thời gian thanh toán tiền, uy tín là như nhau tại những nơi thu mua cà phê thì yếu tố quyết định đến nơi bán cà phê của nông dân đó là những dịch vụ hỗ trợ. Bên cạnh sản phẩm chính của BCEC là hợp đồng giao ngay và hợp đồng kỳ hạn, Trung tâm nên đưa ra nhiều sản phẩm kèm theo để nâng cao mức độ thỏa mãn hơn nữa của nông dân khi tham gia giao dịch qua sàn. Từ kết quả nghiên cứu ở trên nhóm đề xuất một số dịch vụ hỗ trợ nâng cao mức độ thỏa mãn cho nông dân. Đó là:
3.3.1.1 Dịch vụ vận chuyển: 3.3.1.1.1 Nội dung thực hiện: 3.3.1.1.1 Nội dung thực hiện:
Qua tìm hiểu của nhóm nghiên cứu, những vùng trồng nhiều cà phê tập trung chủ yếu ở các huyện xa thành phố, và người dân ở các huyện này đều có mong muốn gửi hàng tại những nơi an toàn, tin cậy. Kho hàng của Trung tâm đảm bảo an toàn, tin cậy nhưng lại chỉ được xây dựng duy nhất tại Buôn Ma Thuột nên đã phần nào cản trở nông dân ở xa thực hiện gửi hàng tại kho của Trung tâm. Đây cũng chính là lý do tại
sao số lượng cà phê được gửi tại kho của Trung tâm trong những năm qua không đáng kể. Để giải quyết khó khăn này, Trung tâm nên cung cấp dịch vụ vận chuyển cho những nông dân ở các huyện trên địa bàn tỉnh Đắc Lắc.
Về trước mắt, khi điều kiện tài chính còn hạn chế, dịch vụ vận chuyển nên được tập trung thực hiện tại hai đến ba huyện trong địa bàn tỉnh chứ chưa nên cung cấp rộng rãi trên tất cả các huyện. Để xác định các huyện nào nên được ưu tiên hỗ trợ dịch vụ vận chuyển cần tiến hành khảo sát tập quán mua bán của nông dân tại các huyện này để xác định nhu cầu gửi và bán cà phê của họ, đặc biệt ưu tiên những huyện có sản lượng trồng cà phê lớn của tỉnh. Nhằm tiết kiệm thời gian, chi phí khảo sát Trung tâm nên kết hợp cuộc khảo sát với các buổi hội thảo tuyên truyền tổ chức tại các huyện này.
Hiện tại, Trung tâm nên hợp tác với một hãng vận tải chở hàng tại Đắc Lắc hoặc có thể hợp tác với kho ngoại quan của tỉnh tiến hành chuyển hàng từ nơi ở của nông dân đến kho của Trung tâm.
Tiếp đó, Trung Tâm thông báo về dịch vụ vận chuyển đến các huyện đã được ưu tiên thực hiện dịch vụ hỗ trợ này và cung cấp đường dây nóng để nông dân khi có nhu cầu ký gửi tại kho hoặc bán tại Trung tâm đều có thể gọi điện ngay đến cho Trung tâm để yêu cầu hỗ trợ.
Trung tâm xác định thời gian, địa điểm tiến hành thu gom và thông báo ngay cho nông dân. Về thời gian thu gom nên thực hiện vào một số ngày cố định trong tuần để dễ dàng thông báo; về địa điểm, Trung tâm liên hệ mượn sân các công ty thu mua cà phê hoặc Hợp tác xã,… tại các xã, huyện để nông dân tập trung mang cà phê đến.
Việc kiểm tra chất lượng và cấp giấy chứng nhận đăng ký lưu kho sẽ được thực hiện ngay tại nơi Trung tâm tiến hành thu gom. Nếu số lượng nông dân gửi cà phê quá đông, cần phân chia thời gian hợp lý để tránh tình trạng phải chờ đợi lâu mà vẫn chưa