Đặc điểm về sử dụng nguyên vật liệu

Một phần của tài liệu Xây dựng một số biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cho Công ty Bia NADA.docx (Trang 31 - 37)

Trong quá trình sản xuất, để tạo ra sản phẩm, nguyên vật liệu chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất và khi tham gia vào quá trình sản xuất thì nguyên liệu bị tiêu hao toàn bộ, không giữ nguyên được hình thái ban đầu. Giá trị nguyên vật liệu được chuyển toàn bộ vào giá trị thành phẩm. Căn cứ vào nội dung kinh tế, vai trò và tác dụng của chúng trong quá trình sản xuất nguyên vật liệu ở công ty bia NADA được chia thành:

Nguyên vật liệu chính: là đối tượng lao động chính của công ty, là cơ sở vật chất cấu thành nên thực thể chính của sản phẩm gồm Malt đại mạch, gạo, đường, hoa và cao hoa.

Nguyên vật liệu phụ: không cấu thành nên thực thể sản phẩm, nhưng có tác dụng làm tăng chất lượng sản phẩm và tạo điều kiện cho quá trình sản xuất diễn ra bình thường như bột, hồ gián, xà phòng...

Nhiên liệu: có tác dụng cung cấp nhiệt lượng cho quá trình sản xuất, nhiên liệu được sử dụng trực tiếp vào quy trình công nghệ sản xuất bia.

Phụ tùng thay thế; Vật tư, vật liệu xây dựng cơ bản; Phế liệu thu hồi; Giá thành nguyên vật liệu được tính như sau:

Giá thực tế nguyên vật liệu = Giá tính + Chi phí vận mua ngoài theo hoá đơn chuyển bốc dỡ

Giá cả mua nguyên vật liệu là một vấn đề quan tâm của công ty, làm sao để với chi phí ít nhất lại mua được khối lượng nguyên vật liệu nhiều nhất mà chất lượng vẫn đảm bảo. Do đó, đòi hỏi công ty phải tìm địa điểm thu mua thuận tiện nhằm hạ thấp chi phí thu mua góp phần hạ giá thành sản phẩm

Bảng 2.2: Thành phần nguyên vật liệu chính

Loại bia Sản lượng ( lít ) Malt ( kg ) Gaọ ( kg ) Đường ( kg ) Houblon ( kg ) Cao hoa ( kg ) Bia hơi 400.000 2.900 2.000 800 20 2 đến 3 Bia chai 400.000 3.100 2.000 800 20 2 đến 5

( Nguồn : Phòng KCS- Công ty Bia NADA)

Qua bảng trên ta thấy Malt và gạo chiếm một tỷ trọng rất lớn trong thành phần cấu tạo nên sản phẩm, điều này chứng tỏ bia là một loại nước giải khát có nhiều chất dinh dưỡng, rất bổ.

Hầu hết các nguyên vật liệu của công ty đều có nguồn gốc thực vật nên việc bảo quản các nguyên vật liệu phải tuân thủ theo các quy định nghiêm ngặt. Công ty tổ chức bảo quản nguyên vật liệu trong điều kiện sự thoáng mát của kho

chứa và độ ẩm dưới 10% (đặc biệt với Houblon thì độ ẩm luôn dưới 5%). Điều này nhằm tránh không để hư hao mất mát, giảm phẩm chất gây ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, tránh thiệt hại cho sản xuất.

Nguyên vật liệu thu mua phải đảm bảo đầy đủ về số lượng, chất lượng, chủng loại. Việc chỉ dùng nguyên vật liệu cho sản xuất được quản lý chặt chẽ và theo nguyên tắc: tất cả các nhu cầu về nguyên vật liệu đều phải xuất phát từ nhiệm vụ của sản xuất. Cụ thể là căn cứ vào lệnh sản xuất, vào định mức sử dụng nguyên vật liệu và trên từng phiếu xuất kho ghi rõ từng đối tượng chi phí sản xuất.

Ở công ty Bia NADA, nguyên vật liệu mua ngoài là chủ yếu. Theo quy định tất cả các nguyên vật liệu khi về đến công ty đều phải tiến hành thủ tục kiểm nghiệm nhập kho. Khi nguyên vật liệu về đến kho, nhân viên thu mua đem hoá đơn lên phòng nghiệp vụ, phòng nghiệp vụ tiến hành kiểm tra, đối chứng với hợp đồng, nếu nội dung phù hợp thì cho phép nhập nguyên vật liệu, đồng thời làm phiếu nhập kho và nhân viên thu mua đề nghị thủ kho nhập nguyên vật liệu đó. Sau đó ban kiểm tra tiến hành kiểm tra số lượng, chất lượng của từng loại nguyên vật liệu và ghi vào biên bản kiểm nghiệm. Nếu nguyên vật liệu mua về đúng quy cách, phẩm chất mẫu mã thì mới tiến hành thủ tục nhập kho.

Tóm lại, công tác tổ chức thu mua và sử dụng nguyên vật liệu tại công ty được quản lý rất chặt chẽ dưới sự điều hành và kiểm soát của phòng nghiệp vụ.

2.4.3. Đặc điểm tổ chức:

Hình 2.4: Sơ đồ tổ chức bộ phận quản lý +) Đại hội cổ đông. Gồm có : 500 cổ đông

Là cơ quan quyền lực cao nhất quyết định các công việc của công ty cổ phần. Đại hội gồm: Đại hội cổ đông thành lập công ty cổ phần; Đại hội cổ đông thường niên ( hằng năm); Đại hội cổ đông bất thường

+) Ban kiểm soát: Ban kiểm soát của công ty cổ phần do đại hội cổ đông bầu và bãi nhiệm. Số lượng thành viên trong ban là 2 người. Trong đó 1 trưởng ban do kiểm soát bầu cử, ban kiểm soát phải có ít nhất 1 kiểm soát viên am hiểu về tài chính kế toán nghiệp vụ sản xuất kinh doanh. Nhiệm vụ của ban kiểm soát là kiểm soát các hoạt động kinh doanh, tài chính của công ty cổ phần. Giám sát hội đồng quản trị và giám đốc trong việc chấp hành điều lệ, thanh lý tài sản, hoàn trả vốn hoặc tài sản cho các chủ nợ và cổ đông khi giải thể, phá sản, nhượng bán...

+) Hội đồng quản trị. Gồm có : 9 Thành viên

Hội đồng quản trị do đại hội cổ đông bầu ra bằng phương pháp bỏ phiếu kín, là cơ quan quản lý cao nhất của công ty cổ phần, có toàn quyền nhân danh công ty cổ phần để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội cổ đông. Nhiệm kỳ của Hội đồng quản trị là 3 năm. Các thành viên Hội đồng quản trị khi hết nhiệm kỳ cũ có thể được bầu lại nhiệm kỳ mới ( nếu vẫn đủ tiêu chuẩn).

+) Giám đốc điều hành. Gồm có : 1 người. Điều hành chung toàn bộ công việc sản xuất, kinh doanh của công ty.

Đề ra các chiến lược lâu dài, chính sách mục tiêu và lập kế hoạch chất lượng cho từng giai đoạn. Tuyển dụng và điều động nhân lực theo yêu cầu sản xuất và nhu cầu năng lực. Phê duyệt các dự án đầu tư, các nhà cung ứng được lựa chọn. Đảm bảo mọi nguồn lực cho các quá trình sản xuất, kinh donah để các hoạt động có hiệu quả. Duyệt các kế hoạch bảo dưỡng thiết bị

+) Phó giám đốc

- Phó giám đốc công nghệ: Phụ trách công nghệ sản xuất của toàn công ty và điều hành sản xuất theo kế hoạch. Đề xuất những đề tài thay đổi quy trình công nghệ hoặc quy trình cho ra sản phẩm mới. Lập kế hoạch thiết kế và phát triển. Giám sát sản xuất thử. Có quyền dừng các quá trình sản xuất khi phát hiện không tuân thủ quy trình công nghệ hoặc phát hiện thấy mất an toàn về con

người và thiết bị. Báo cáo Giám đốc những trường hợp sai phạm làm ảnh hưởng nghiêm trọng chất lượng sản phẩm.

- Phó giám đốc kinh doanh: Điều hành hoạt động các quầy dịch vụ. Kiểm tra, giám sát hoạt động bán sản phẩm. Đôn đốc việc vay vốn cho các dự án khi đã được phê duyệt và các thủ tục liên quan đến tài chính khi được Giám đốc phân công. Báo cáo Giám đốc những trường hợp vi phạm gây mất trật tự làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất kinh doanh.

+) Phòng kinh doanh. Gồm có : 31 người

Chịu trách nhiệm trước Ban giám đốc: Các hoạt động về bán sản phẩm khảo sát. Đề xuất mở các điểm đại lý mới. Thu thập ý kiến khách hàng, đề xuất hành động khắc phục, giải quyết các phàn nàn của khách hàng.Tổ chức tham gia các đợt hội chợ, các hội nghị khách hàng

+) Phòng kế toán. Gồm có : 6 người

Chịu trách nhiệm về thu, chi và hạch toán vật tư nguyên vật liệu. Xây dựng kế hoạch tài chính hàng quý, hàng năm của công ty

+) Phòng Hành chính-Tổ chức

Duy trì các chế độ, thời gian làm việc, trật tự trị an, vệ sinh trong công ty. Thực hiện việc tuyển dụng, điều động nhân lực, đào tạo nâng cao tay nghề cho công nhân. Chuẩn bị các điều kiện vật chất cho các hội nghị, thực hiện việc khánh tiết, giao dịch. Giám sát việc thực hiện chế độ đối với nhân sự như lương, phụ cấp lương, bảo hiểm xã hội, cấp phát bảo hộ lao động và các chế độ khác.

+) Phòng công nghệ KCS. Gồm có: 16 người

Chịu trách nhiệm trước Giám đốc những công việc sau: Tổ chức kiểm tra, thử nghiệm chất lượng sản phẩm. Kiểm tra đánh giá chất lượng nguyên liệu, nhận dạng hoá chất, phụ gia. Nghiên cứu đề xuất thay đổi hoặc điều chỉnh công nghệ cho sản phẩm mới. Đề xuất, báo cáo dừng quá trình khi phát hiện có nguy cơ xảy ra sự cố công nghệ ảnh hưởng chất lượng sản phẩm. Báo cáo Giám đốc những nguyên liệu không đủ tiêu chuẩn, những sản phẩm không phù hợp phải chuyển mục đích sử dụng.

+) Phòng kinh doanh thị trường. Gồm có: 4 người

Phần kinh doanh, tiếp thị: Thực hiện các công việc quảng cáo, tiếp thị. Chuẩn bị vật tư, nguyên liệu đầu vào cho sản xuất: Lập và giám sát việc thực hiện các hợp đồng mua nguyên vật liệu, hoá chất, phụ gia, bao bì cho sản xuất, đánh giá việc sử dụng nguyên vật liệu hàng tháng, giám sát việc thực hiện kế hoạch sản xuất và bán hàng.

+) Phòng nghiệp vụ. Gồm có : 5 người

Lập kế hoạch, giám sát việc mua sắm thiết bị, phụ tùng, nguyên vật liệu cho các công trình phụ trợ và cơ sở hạ tầng. Lập hợp đồng, giám sát việc lắp thiết bị. Đánh giá theo dõi các nhà cung ứng thông qua việc mua và cung cấp hàng. Đề xuất báo cáo dừng các quá trình sản xuất khi có dấu hiệu mất an toàn cho người và thiết bị trong phạm vi mình phụ trách.

Một phần của tài liệu Xây dựng một số biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cho Công ty Bia NADA.docx (Trang 31 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(102 trang)
w