Hiệu quả sử dụng tài sản cố định

Một phần của tài liệu Xây dựng một số biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cho Công ty Bia NADA.docx (Trang 48 - 51)

2005 2006 1.Doanh thu bán hàng 136.000 175

2.6.2. Hiệu quả sử dụng tài sản cố định

2.6.2.1.Tài sản cố định và sự bảo toàn, phát triển TSCĐ

Do quy mô sản xuất ngày càng lớn nên cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty có sự biến động lớn qua các năm theo chiều hướng ngày càng tăng như nhà cửa, máy móc thiết bị, phương tiện vận chuyển... có sự tăng như vậy là do năm 2003, được sự giúp đỡ của các ngành, UBND tỉnh tạo điều kiện cho công ty đưa gần 100 tấn máy móc thiết bị và lắp đặt hoàn chỉnh nâng công suất của bia chai lên gấp đôi, của bia hơi lên gấp 1,8 lần tạo tiền đề cho việc ổn định chất lượng và nâng cao sản lượng. Năm 2004 đã xây dựng thêm một số cửa hàng mới ở các tỉnh như Vĩnh Yên, Thái Nguyên, Ninh Bình,... và cải tạo thêm một số công trình như cửa hàng Tam Điệp, Non Nước, nhà kho bảo quản nguyên liệu và thành phẩm, cải tạo nhà nồi hơi,...

Công ty cũng liên tục đầu tư thêm cho cơ sở vật chất kỹ thuật tạo nền tảng cho sự mở rộng quy mô sản xuất cả về khối lượng và chất lượng sản phẩm nhằm chiếm lĩnh được thị trường tiêu thụ và có sức cạnh tranh lớn.

Bảo toàn và phát triển tài sản cố định: Bảo toàn và phát triển tài sản là yếu tố quan trọng đảm bảo cho các doanh nghiệp duy trì và phát triển sản xuất. Đối với doanh nghiệp Nhà nước, hàng năm Nhà nước công bố rõ hệ số điều chỉnh giá TSCĐ cho phù hợp với đặc điểm và cơ cấu hình thành TSCĐ của từng ngành kinh tế kỹ thuật làm căn cứ để doanh nghiệp điều chỉnh giá trị TSCĐ, thực hiện bảo toàn và phát triển vốn.

Bảng 2.9: Bảo toàn và phát triển TSCĐ năm 2006

Chỉ tiêu Giá trị Nguồn vốn cố định Ngân sách Trợ cấp

1. Sô TSCĐ phải bảo toàn đầu năm 13.913.130 11.130.504 2.782.626 2. Số TSCĐ cuối năm 12.624.187 9.846.865 2.777.322 3. Số TS đã thu hồi bằng khấu hao 1.288.943 1.283.639 5.304 4. Số TS thực tế đã bảo toàn

(4=2+3) 13.913.130 11.130.504 3.782.626

5. Chênh lệch giữa số TS đã bảo

toàn và phải bảo toàn (5=4-1) 0 0 0

Bảng số liệu cho thấy số tài sản cố định công ty phải bảo toàn đầu năm bằng với số tài sản bảo toàn thực tế, tức Công ty đã bảo toàn được tài sản cố định, tốt công tác bảo toàn tài sản, phát triển tài sản cố định góp phần vào việc nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định.

2.6.2.2.Hiệu quả sử dụng tài sản cố định

Bảng 2.10: Hiệu quả sử dụng TSCĐ Đơn vị: 1.000.000đ Chỉ tiêu 2005 2006 So sánh 05 – 06 C.lệch % 1.Doanh thu 136.000 175.000 - - 2.Lợi nhuận 2.514 6886 - -

3.Nguyên giá TSCĐ bình quân 19.832 13.913 - - 4. Giá trị còn lại bình quân 17.843 12.624 - - 5. Hiệu suất sử dụng TSCĐ

(5=1/3) 6,857 12,578 5,721 - 0,65

6. Hiệu suất sử dụng tài sản cố định

(6=1/4) 7,622 13,863 6,241 - 1,51

7. Hàm lượng tài sản cố định

(7=4/1) 0,131 0,072 -0,059 1,72

8. Tỷ suất lợi nhuận tài sản cố định

(8=2/4) 0,141 0,545 0,404 - 28,78

9. Sức sinh lợi của TSCĐ

(9=2/3) 0,127 0,495 0,368 - 28,80

10. Suất hao phí của TSCĐ

Nhìn chung hiệu quả sử dụng TSCĐ của Công ty năm 2006 cao hơn năm 2005. Cụ thể như sau:

- Hiệu suất sử dụng TSCĐ: phản ánh một đồng nguyên giá TSCĐ đem lại mấy đồng doanh thu. Năm 2005 một đồng nguyên giá TSCĐ đem lại 6,857 đồng doanh thu, năm 2006 gần gấp 2 lần năm 2005 là 12,578 đồng, tăng 5,721 đồng. Nguyên nhân là do tốc độ tăng doanh thu cao hơn so với tốc độ tăng nguyên giá. Mức hao phí TSCĐ năm 2006 ( so với 2005) là:

175000/6,857 – 13913 = 11608 ( triệu đồng)

Hiệu suất sử dụng vốn cố định: phản ánh một đồng giá trị còn lại của TSCĐ đưa vào sản xuất kinh doanh đem lại mấy đồng doanh thu.

Năm 2003 là 7,622 và năm 2006 là 13,863. Mức tăng là 6,241. Giả sử, hiệu suất sử dụng năm 2006 bằng năm 2005, để đạt mức doanh thu năm 2005 thì phải sử dụng một lượng TSCĐ có giá trị là: 175000/7,622 = 22959,85(triệu đồng)

Như vậy, thực tế công ty đã sử dụng hiệu quả lượng TSCĐ là: 12624 – 22959,85 = - 10335,85 ( triệu đồng)

Nguyên nhân là do doanh thu tăng nhanh trong khi đó giá trị còn lại chưa nhiều. Hàm lượng tài sản cố định: cho biết để tạo ra một đồng doanh thu cần đưa vào bao nhiêu đồng tài sản cố định. Năm 2005 là 0,131 và năm 2006 là 0,072. Mức giảm là 0,059 đồng, với tỷ lệ 1,72%.

Tỷ suất lợi nhuận tài sản cố định: phản ánh một đồng giá trị còn lại của TSCĐ đưa vào sản xuất đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận. Năm 2005 là 0,141 và năm 2006 là 0,545. Mức tăng 0,404 đồng.

Giả sử, tỷ suất lợi nhuận tài sản cố định năm 2006 bằng năm 2005 thì giá trị TSCĐ phải huy động vào sản xuất là: 6886,08: 0,141 = 48837,45 ( triệu đồng)

Thực tế sử dụng TSCĐ được thu thêm là:

12624 – 48837,45 = - 36213,45 ( triệu đồng)

Sức sinh lợi của TSCĐ: cho biết một đồng nguyên giá TSCĐ đem lại mấy đồng lợi nhuận. Năm 2005 là 0,127 và năm 2006 là 0,495. Mức tăng là 0,368 đồng, tỷ lệ là 28,8%.

Suất hao phí TSCĐ: cho biết để có một đồng doanh thu cần đưa vào sản xuất kinh doanh bao nhiêu đồng nguyên giá. Năm 2005 là: 0,146; Năm 2006 là : 0,080. Mức tăng là 0,066 tương ứng tỷ lệ là 0,62. Như vậy là để tạo ra một đồng doanh thu thì năm 2006 cần nhiều hơn so với năm 2005 là 0,066 đồng nguyên giá TSCĐ.

Một phần của tài liệu Xây dựng một số biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cho Công ty Bia NADA.docx (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(102 trang)
w