2005 2006 1.Doanh thu bán hàng 136.000 175
2.6.5. Chất lượng sản phẩm và khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường
thị trường
2.6.5.1. Chất lượng sản phẩm
Đối với sản phẩm bia chai gồm 2 loại dung tích khác nhau. Năm 2003 công ty chỉ có một loại bia chai NADA dung tích 330 ml, tiêu thụ được 3.112 nghìn chai, nhưng đến năm 2003 công ty cho ra sản phẩm mới nhãn hiệu Vị Hoa
Bia cũng nhanh chóng được tiêu thụ mạnh với khối lượng 1.159,75 nghìn chai, vì thế mà số lượng bia chai NADA tiêu thụ giảm xuống so với năm 2002 và sản xuất cũng giảm đi. Năm 2004 công ty tiếp tục cho ra sản phẩm mới là Việt Nam Bia với dung tích chai là 450 ml và được tiêu thụ rất mạnh với số lượng là 1.209,57 nghìn chai, được thị trường xa ưa chuộng.
Có thể nói, bia hơi là loại bia bình dân nhất, có tác dụng toả nhiệt cao mà giá lại không đắt. Việc đánh giá chất lượng bia hơi của công ty được thông qua hai góc độ: Tiêu chuẩn nhà cung cấp và đánh giá của khách hàng.
Tiêu chuẩn nhà cung cấp: Bia hơi NADA đặc biệt- Bia chai NADA 11,30 ở phần Phụ lục
Đánh giá tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm bia hơi, còn được bổ sung bằng tỷ lệ sai hỏng của quá trình sản xuất
Bảng 2.15: Tỷ lệ sai hỏng trong sản xuất của Công ty
Đơn vị: 1.000.000đ Chỉ tiêu 2005 2006 So sánh Chênh lệch % 1. Giá thành 28.909 19.050 2. Chi phí S.P hỏng 320 121 3. Tỷ lệ sai hỏng (%) 1,1 0,6 - 0,5 - 45,45 4. Tỷ lệ đạt C.L (%) 98,9 99,4 0,5 0,51
Tỷ lệ sai hỏng của Công ty năm 2005 là 1,1 năm 2006 giảm xuống còn 0,6 điều này làm cho sản phẩm đạt chất lượng tăng thêm 0,5% đạt mức 99,4%. Đây là con số khá cao, cho thấy khả năng sản xuất của Công ty rất tốt, sự chính xác về kỹ thuật và quản lý ngày càng được nâng cao. Góp phần làm giảm những chi phí không cần thiết đến mức tối thiểu, hạ giá thành sản xuất, tăng lợi nhuận thu được.
Theo các bảng hỏi và phản ánh của khách hàng với sản phẩm bia hơi của công ty thông qua các quầy giới thiệu sản phẩm thì hầu hết các ý kiến cho rằng sản phẩm của công ty có chất lượng tốt, thoả mãn được nhu cầu giải khát của người dân.
Những ý kiến đóng góp quý báu này được chuyển đến ban lãnh đạo của công ty, và được đưa ra kiểm chứng trên cơ sở khoa học và điều chỉnh sao cho thích hợp với người tiêu dùng.
2.6.5.2. Thị trường và tính cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường
Thị trường là nơi tiêu thụ sản phẩm của Công ty. Qua phần I.4.7.1 ta thấy thị trường tiêu thụ của công ty chủ yếu là thị trường trong tỉnh, chiếm hơn 60% tổng sản lượng tiêu thụ. Thị trường tiêu thụ thành phố Nam Định chiếm tỷ trọng tương đối lớn so với các thị trường huyện. Sở dĩ bia NADA được người tiêu dùng chấp nhận về giá cả, chất lượng hơn nữa hầu hết các khách hàng đã quen sử dụng sản phẩm của công ty. Nhưng đây chưa phải là điều thoả mãn của công ty vì thị trường tuyến huyện chỉ được tiêu thụ ở các vùng trung tâm như thị trấn, trung tâm xã, sản phẩm chưa đi sâu vào các vùng nông thôn, làng xóm. Vì vậy công ty tiếp tục đa dạng hoá sản phẩm hợp thị hiếu với khách hàng từng miền, tăng cường tiếp thị để mở rộng thị trường, nhất là thị trường tiêu thụ bia NADA còn chậm. Mỗi vùng, mỗi khu vực có điều kiện kinh tế xã hội khác nhau do đó nhu cầu tiêu dùng bia NADA cũng khác nhau.
Bảng 2.16: Sản lượng tiêu thụ bia hơi theo từng thị trường của công ty
Thị trường 2004 2005 2006
SL( lít) SL( lít) SL( lít)
1. Trong tỉnh 17.800.450 20.024.000 22.400.0002. Ngoài tỉnh 3.032.510 3.010.000 3.393.000 2. Ngoài tỉnh 3.032.510 3.010.000 3.393.000
Tổng 20.832.960 23.034.000 25.793.000
( Nguồn: Phòng Kinh doanh thị trường- Công ty Bia NADA)
Nhận xét: Qua bảng trên ta thấy sản phẩm bia hơi NADA được tiêu thụ nhiều ở thị trường trong tỉnh, trong đó nhiều nhất là ở thành phố Nam Định,
huyện Xuân Trường, huyện Hải Hậu ( 34 xã ) vì nơi đây tập trung nhiều dân và đời sống của người dân nơi đây cũng cao hơn các nơi khác do đó nhu cầu tiêu thụ cao hơn
Năm 2004: Trong tổng số 20 triệu lít bia hơi tiêu thụ thì số lượng bia hơi tiêu thụ ở thị trường trong tỉnh là 17 triệu lít chiếm tỷ trọng 85,44%. Năm 2005: Trong tổng số 23 triệu lít bia hơi tiêu thụ thì số lượng bia hơi tiêu thụ ở thị trường trong tỉnh là 20 triệu lít chiếm tỷ trọng 86,98%, tăng 2 triệu lít so với năm 2004, nhưng lượng bia hơi tiêu thụ ngoài tỉnh giảm 22 nghìn lít so với năm 2004. Năm 2006: Trong tổng số 25 triệu lít bia hơi tiêu thụ thì số lượng bia hơi tiêu thụ ở thị trường trong tỉnh là 22 triệu lít chiếm tỷ trọng 86,85%, tăng 2 triệu lít so với năm 2005 và lượng bia hơi tiêu thụ ngoài tỉnh tăng 38 nghìn lít so với năm 2005.
Bảng 2.17: Sản lượng tiêu thụ bia chai theo từng thị trường của công ty
Thị trường 2004 2005 2006
SL(lít) SL(lít) SL(lít)
1. Trong tỉnh 3.634.450 4.910.234 5.154.0232. Ngoài tỉnh 2.534.495 2.711.231 2.144.132 2. Ngoài tỉnh 2.534.495 2.711.231 2.144.132
Tổng 6.168.945 7.621.465 7.298.155
( Nguồn: Phòng Kinh doanh thị trường- Công ty Bia NADA)
Lượng bia chai tiêu thụ năm 2004 số lượng bia chai tiêu thụ ở thị trường trong tỉnh là 3 triệu lít chiếm tỷ trọng 58,92%. Lượng bia chai tiêu thụ năm 2005 số lượng bia chai tiêu thụ ở thị trường trong tỉnh là 4 triệu lít chiếm tỷ trọng 64,43%, tăng 1 triệu lít so với năm 2004, nhưng lượng bia chai tiêu thụ ở ngoài tỉnh tăng chậm là 176 nghìn lít. Lượng bia chai tiêu thụ năm 2006 số lượng bia chai tiêu thụ ở thị trường trong tỉnh là 5 triệu lít chiếm tỷ trọng 70,62%, tăng 243 nghìn lít so với năm 2005, nhưng lượng bia chai tiêu thụ ở ngoài tỉnh giảm 567 nghìn lít.
Đánh giá việc mở rộng thị trường thông qua chỉ tiêu thị phần, hình thức tiêu thụ và hỗ trợ tiêu thụ.
Thị phần của Công ty trên thị trường
Nhìn một cách tổng quát theo tình hình gia tăng của thị trường thì khả năng tiêu thụ sản phẩm của công ty được trình bày theo bảng sau
Đơn vị: 1.000.000lít
Năm Sản lượng bia cả nước
Sản lượng bia của Công ty Bia NADA
Thị phần Công ty Bia NADA Thị phần Bia Hà Nội 2002 1.000 15,6 1,6 0,9 2003 1.140 20,5 1,8 0,7 2004 1.196 21 1,8 0,6 2005 1.280 31 2,4 0,4 2006 1.362 33,5 2,5 -
( Nguồn: Phòng Kinh doanh Thị trường- Công ty Bia NADA)
Tốc độ gia tăng của sản phẩm không chỉ tăng về mặt tuyệt đối mà còn tăng cả về mặt tương đối, cụ thể là sự tăng lên trong thị phần sản phẩm bia trên thị trường. Năm 2002 thị phần của công ty khoảng 1,6% thì đến năm 2006 thị phần này đạt mức 2,5%, với tốc độ tăng bình quân hàng năm là 15,33%. Tốc độ gia tăng nhu cầu của thị trường là 7,8%/năm, còn tốc độ tăng tiêu thụ của công ty là 22,7%, đây chính là nguyên nhân làm cho thị phần của công ty trên thị trường ngày một tăng. Đặc biệt hơn là thị phần toàn bộ các tỉnh phía Bắc và miền Trung bao gồm: Thị phần vùng đồng bằng Bắc Bộ chiếm 75% với sản lượng tiêu thụ; Thị phần miền Trung chiếm 25%.
Trước kia khi mới vào thị trường sản phẩm bia NADA chỉ chiếm được một số tỉnh lân cận như Thái Bình, Ninh Bình, Hà Nam thì đến những năm gần đây công ty đã mở rộng được thị trường của mình ra các tỉnh như Nghệ An, Vĩnh Yên, Thái Nguyên, Hoà Bình...
Đối thủ cạnh tranh lớn nhất của công ty là Công ty Bia Hà Nội. Đối với bia chai: Bia Hà Nội có mặt ở vùng đồng Bắc Bộ.Còn vùng khác: Bia Hà Nội, Bia Halida, Bia Thanh Hoa, Bia Sài Gòn, Bia Huđa. Đối với bia hơi: Bia Thanh Hoa, Bia Vida. Mục tiêu chất lượng của công ty là: “ Nâng cao chất lượng từ 33,5 triệu lít lên tới 40 triệu lít năm 2007”. Theo nghiên cứu thị trường thì thị phần sản phẩm Bia hơi của Công ty Bia Hà Nội trong một số năm gần đây đang giảm một cách rõ nét và thay vào đó là sản phẩm bia hơi của Công ty Bia NADA. Năm 2002, thị phần của Công ty Bia Hà Nội chiếm 0,9% và Công ty Bia NADA chỉ chiếm 1,6%. Nhưng đến năm 2006 thị phần Công ty Bia NADA tăng lên đến 2,5% còn Công ty Bia Hà Nội giảm xuống còn 0,4%. Điều này chứng tỏ khả năng
cạnh tranh của sản phẩm Bia hơi do Công ty Bia NADA sản xuất ngày một tăng và đang dần chiếm toàn bộ thị trường tỉnh Nam Định. Đối với sản phẩm bia được tiêu thụ rất mạnh, sản phẩm bia hơi của công ty thu hút phần lớn khách hàng tiêu dùng trên thị trường tỉnh Nam Định là một tỉnh đồng bằng có tổng diện tích là 1.671,6 km2, thu nhập của người dân chưa cao do đó lượng bia hơi tiêu thụ nhiều vì hợp túi tiền của người dân.
Về hình thức tiêu thụ
Trong phần I.4.7.1 đã trình bày hai thức bán hàng của công ty đó là tổ chức quầy giới thiệu sản phẩm và bán buôn cho các hộ gia đình làm đại lý bia NADA. Các hình thức này có thể sơ đồ hoá như sau:
Hình 2.8: Phương thức tiêu thức của Công ty Bia NADA
Năm 2006 hình thức bán buôn và bán lẻ cho hộ gia đình làm đại lý được sử dụng một cách phổ biến và chiếm gần hết các giao dịch tiêu thụ của công ty. Mạng lưới của Công ty riêng trong thành phố Nam Định là 750 điểm còn các huyện và các tỉnh khác là 186 đại lý và 9 quầy bán sản phẩm. Như đã giới thiệu ở phần I.4.7.1 thì trung bình mỗi điểm tiêu thụ 80 lít/ngày. Hộ tiêu thụ lớn nhất của Bia NADA mùa đông đạt 300/lít/ngày. Hiện nay với số lượng 9 quầy giới thiệu, tiêu thụ sản phẩm với chức năng chủ yếu là giới thiệu sản phẩm, thu nhận các ý kiến của khách hàng. Qua các con số về sản lượng tiêu thụ trình bày ở trên khẳng định sự đúng đắn trong lựa chọn phương thức tiêu thụ của công ty. Với đặc điểm tiêu thụ theo từng mùa, thậm chí thời tiết mưa nắng, Công ty cũng nghiên cứu các biện pháp sao cho các hộ gia đình không phải băn khoăn lo lắng về sản phẩm
mua của công ty, đồng thời tạo thế chủ động trong sản xuất ( vì hầu hết người mua lấy bia vào buổi sáng, đến 10h mới tổng kết lại phiếu mua và có số lượng tương đối về tiêu thụ trong ngày). Với hình thức cho phép người mua đăng ký trước số lượng dao động trong một khoảng nhất định, phụ thuộc vào điều kiện có lợi nhất cho người mua là động lực thúc đẩy sản lượng tiêu thụ hàng năm.
Hỗ trợ tiêu thụ: Trong thời gian dài, tất cả các công ty, các hãng kinh doanh đều nhận thấy rằng: tiến hành công tác yểm trợ bán hàng ( chiêu thị, chiêu hàng, quảng cáo) là biện pháp quan trọng thu hút sự chú ý của khách hàng, thúc đẩy quá trình sản xuất kinh doanh. Về mặt này công ty đã thực hiện một số công việc sau, Nghiên cứu địa bàn quảng cáo trọng tâm: Xác định trong thời gian trước mặt sản phẩm của công ty chưa thể vươn tới các vùng quá xa, do yêu cầu về vốn kinh doanh lớn hơn nữa. Công ty đã tập trung toàn bộ sức mạnh của mình vào địa bàn Nam Định và các huyện và tỉnh lân cận, xem đây là mục tiêu trọng tâm. Xác định ngân sách cho hoạt động quảng cáo: Căn cứ vào tiềm năng và mục tiêu của mình, công ty xây dựng ngân sách dành riêng cho quảng cáo bằng cách xác định một số phần trăm nhất định trên doanh thu, các năm trước hầu như công ty không có phần chi cho quảng cáo. Tới năm 2001, nhận thức rõ vai trò của công tác này công ty đã dành một doanh thu cho các hoạt động quảng cáo.
Bảng 2.19: Chi phí quảng cáo của Công ty Bia NADA
Diễn giải Đơn vị 2005 2006
1. Doanh thu Triệu đồng 136.000 175.000
2. Chi phí quảng cáo Triệu đồng 450 528
3. C.P quảng cáo/D.T % 0,33 0,30
4. Hiệu suất C.P.Q.C 302,22 331,44
5. Lợi nhuận so với C.P.Q.C 5,6 13
Hiệu suất chi phí quảng cáo của Công ty ngày một tăng, 1đồng chi phí quảng cáo năm 2005 tạo ra 302,22 đồng doanh thu, năm 2006 tạo ra 331,44 đồng doanh thu. Do vậy, một đồng quảng cáo làm tăng doanh thu và một đồng quảng cáo đã làm tăng lợi nhuận. Năm 2005 một đồng quảng cáo tạo ra 5,6
đồng lãi, năm 2006 tạo ra 13 đồng lãi. Chứng tỏ hiệu quả hoạt động quảng cáo tăng lên vì chỉ tiêu đánh giá hiệu quả cuối cùng chính là lợi nhuận.
Hình thức quảng cáo của Công ty chủ yếu là băng rôn khẩu hiệu và nhờ vào quảng cáo của đại lý và điểm, quầy bán hàng giới thiệu sản phẩm, và một số lượng nhỏ quảng cáo của khách hàng. Qua nghiên cứu và đánh giá thì đây là các hình thức quảng cáo quan trọng cho doanh nghiệp sản xuất Bia hơi, nhưng đặc biệt là nhờ vào quảng cáo của khách hàng mới quan trọng nhất.
Nhìn chung, tình hình tiêu thụ sản phẩm và giải quyết vấn đề thị trường của Công ty rất tốt điều này phản ánh hiệu quả đạt được đó là sự tăng lên của mức tiêu thụ. Quy mô sản xuất của công ty ngày càng mở rộng nhưng so nhu cầu đang ngày càng gia tăng của thị trường. Lượng bia mà công ty cung cấp trong địa bàn tỉnh Nam Định tuơng đối nhiều nhưng ở các tỉnh khác thì chưa đáp ứng nhiều, do đó vẫn còn khá nhiều các phần thị trường bỏ ngỏ khiến cho một số doanh nghiệp khác chớp lấy thời cơ xâm nhập thị trường. Để tăng năng lực sản xuất đòi hỏi công ty huy động một đối tượng vốn để đổ mới công nghệ, mở rộng quy mô sản xuất.