Hiệu quả sử dụng lao động

Một phần của tài liệu Xây dựng một số biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cho Công ty Bia NADA.docx (Trang 64 - 67)

2005 2006 1.Doanh thu bán hàng 136.000 175

2.6.6. Hiệu quả sử dụng lao động

Dựa vào tình hình lao động của Công ty đã giới thiệu ở phần I.4.4.2

Do quy mô và công suất của công ty ngày càng được mở rộng, đội ngũ lao động cũng được tăng về số lượng và nâng cao về mặt chất lượng, đáp ứng nhu cầu phát triển của công ty nói riêng và của xã hội nói riêng. Hằng năm công ty đều tiến hành hoạt động tuyển thêm kỹ sư giỏi, cử cán bộ, cá nhân có năng lực đi học các khoá ngắn hạn hoặc các trường đại học. Theo thống kê của phòng tổ chức thì hiện nay số cán bộ công nhân viên của công ty là 586 người, với một cơ cấu lao động gồm nhiều thợ bậc cao, kỹ sư giỏi và các cán bộ dày dạn kinh nghiệm.

Bảng 2.20: Tăng trưởng của số lao động

Số lao động 2004 2005 2006

1. Nhân viên quản lý ( người) 70 82 94 2. Công nhân sản xuất ( người) 440 437 492

Tốc độ liên hoàn 131,78 145,2 160,5

Tổng số lao động ( người ) 510 519 586

Chất lượng lao động là điều kiện quan trọng quyết định chất lượng sản phẩm cũng như sự phát triển của công ty. Do đặc điểm sản xuất của ngành phải theo đúng quy định quy trình sản xuất vì vậy đòi hỏi trình độ lao động, trình độ quản lý, v.v...

Bảng 2.21: Tỷ trọng trình độ công nhân viên trong công ty Bia NADA

Trình độ 2004 Ttrọng 2005 Ttrọng 2006 Ttrọng 1. Đại học, trên đại học 55 11% 67 13% 63 10%

2. Cao đẳng 8 2% 8 2% 9 2%

3. Trung cấp 33 6% 42 8% 38 7%

4. Công nhân bậc cao 18 4% 20 4% 20 4%

5. Lao động phổ thông 396 77% 382 73% 456 77%

Tổng số lao động 510 519 586

Nhìn vào bảng ta thấy trình độ cán bộ công nhân viên của công ty ở mức trung bình vì số lượng công nhân bậc cao khá ít chiếm 4% ở năm 2004, ở năm 2005, ở năm 2006 trong tổng số lao động. Lao động của Công ty chủ yếu là lao động phổ thông và học nghề với trình độ tương đối cao, với công nhân quản lý và công nhân kỹ thuật thì chủ yếu là chuyên viên. Cơ cấu lao động sản xuất của Công ty tương đối ổn định, được tuyển và đào tạo dựa trên mô hình công nghệ sản xuất mà Công ty đang thực hiện với tỷ lệ công nhân sản xuất và nhân viên là 3:1

Bảng 2.22: Năng suất lao động Công ty Bia NADA

Chỉ tiêu Đơn vị 2005 2006 MứcChênh lệch%

1. Doanh thu Tr. đồng 136.000 175.000 39.000 28,7

+ CNSX - 444 514 70 15,8

+ Nhân viên - 75 72 -3 -4

3. Số ngày LV 1C.N/năm Ngày 330 340 10 3

4. Tổng số giờ làm việc Giờ 2.640 2.720 80 3

5. Số giờ bq 1 C.N làm việc - 8 8,5 0,5 6,25

6. N.S.L. Đ bq năm (1:2) Tr. đồng 262,042 298,634 36,59 13,96 7. N.S.L. Đ bq ngày (6:3) Ng.đồng 0,794 0,878 0,084 10,57 8. N.S.L. Đ bq giờ (1:4) đồng 51,51 64,34 12,8 24,91 9. Lương bq 1 C.N/tháng Ng.đồng 1.200 1.375 175 14,58

Về tình hình sử dụng lao động: đánh giá theo mức biến động tuyệt đối ta thấy số lao động tăng 67 người, trong đó công nhân sản xuất tăng 70 người và nhân viên giảm 3 người.

Đánh giá theo mức biến động tương đối ta thấy số công nhân mà công ty được phép giảm theo mức giá trị sản lượng là:

∆LĐ = 519 * 175.000/ 136.000 = 667 người; ∆CNSX = 444 * 175.000 / 136.000 = 571 người; ∆NV = 75 * 175.000 / 136.000 = 96 người

Vậy sự biến động cơ cấu và số lượng lao động của Công ty cần phải có thêm. Số lao động thêm là 586-667 = -81 người ( so với công nghệ sản xuất năm 2005) trong đó công nhân sản xuất là 66 người và nhân viên là 16 người. Đây chính là vấn đề mà công ty cần có kế hoạch về nhân sự.

Dựa vào bảng 2.27 ta thấy năng suất lao động của công nhân tăng lên theo năm, ngày và giờ. Theo năm tăng 14% tức 6,8 triệu đồng, theo ngày tăng 10,57% tương đương 0,084 ngàn đồng và theo giờ tăng 24,91% hay 12,8 đồng. Trong khi đó số ngày lao động bình quân của một công nhân lại tăng 3% tức 10 ngày. Điều này cho thấy hiệu quả sử dụng lao động tăng dần. Nguyên nhân là trình độ tay nghề của công nhân sản xuất tăng. Điều này là do doanh nghiệp tuyển thêm công nhân viên có trình độ lao động cao hoặc do họ hoà nhập thích ứng với công việc. Mặc dù vậy công ty lại trả lương cho công nhân khá cao, cụ thể lương bình quân cho công nhân năm 2005 là 1.2 triệu đồng, năm 2006 năng suất lao động tăng tiền trả cho công nhân là 1,3 triệu đồng, tức tăng 175.000 so với năm 2005.

Qua phân tích này có thể thấy hiệu quả sử dụng lao động của Công ty là đang tăng dần, được đánh giá là có hiệu quả.

Một phần của tài liệu Xây dựng một số biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cho Công ty Bia NADA.docx (Trang 64 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(102 trang)
w