Hiệu quả sử dụng Tài sản lưu động

Một phần của tài liệu Xây dựng một số biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cho Công ty Bia NADA.docx (Trang 51 - 53)

2005 2006 1.Doanh thu bán hàng 136.000 175

2.6.3. Hiệu quả sử dụng Tài sản lưu động

Bảng 2.11: Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng TSLĐ

Đơn vị: 1.000.000đ Chỉ tiêu 2005 2006 C.lệch 06-05 % 1. Doanh thu bán hàng 136.000 175.000

2. Doanh thu thuần 25.160 32.375

3. Lợi nhuận 2.514 6.886

4. Hàng tồn kho 26.665 13.510

5. TS lưu động bình quân trong kỳ 39.692 27.708

6. Số vòng luân chuyển (6)=(2)/(5) 0,6339 1,1684 0,5345 84,3 7. Độ dài một vòng luân chuyển

(7)=365/(6) 576 312 -264 -45,8 8. Hệ số đảm nhiệm (8)=(5)/(2) 1,5776 0,8559 0,7217 45,7 9. Sức sản xuất TS lưu động (9)=(1)/(5) 3,4264 6,3159 2,8895 84,3 10. Sức sinh lợi TS lưu động

(10)=(3)/(5) 0,0633 0,2485 0,1852

293 11. Hệ số quay kho (11)=(1)/(4) 5,1003 12,9534 7,8531 154 12. Thời gian một vòng quay

(12)=365/(11) 71,5 28,1 -43,4

60,7

Với các chỉ tiêu nêu trong bảng ta nhận định: Hai chỉ tiêu sức sản xuất và sức sinh lợi của tài sản lưu động phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản lưu động của công ty tăng. Năm 2005 một đồng tài sản lưu động mang lại 3,4264 đồng doanh thu và 0,0633 đồng lợi nhuận.

Năm 2006 một đồng tài sản lưu động mang lại gần gấp đôi là 6,3159 đồng doanh thu và 0,2485 đồng lợi nhuận. Lượng tài sản lưu động của Công ty thiếu so với nhu cầu và vốn do vậy tăng sức sản xuất và khả năng sinh lợi của vốn.

Vòng quay tài sản lưu động tăng mạnh từ 0,6339 lên đến 1,1684. Do vậy số ngày của một vòng luân chuyển giảm từ 576 xuống 312 ngày.

Để tạo ra một đồng doanh thu thuần năm 2005 cần 1,5776 đồng tài sản lưu động, năm 2006 chỉ cần tới 0,8559 đồng. Số tài sản lưu động mà công ty đã tiết kiệm là: 27708 – 32375*15776 = - 23366,8 ( triệu đồng)

Sự tiết kiệm này là nhiều và cho thấy việc sử dụng vốn của công ty triệt để. Tốc độ luân chuyển tài sản lưu động rõ ràng phù hợp với doanh nghiệp sản xuất bia.

Để đánh giá rõ ảnh hưởng của các bộ phận trong tài sản lưu động tới hiệu quả sử dụng tài sản lưu động cần xem xét bộ phận hàng tồn kho. Hàng tồn kho cuối năm giảm với một nguyên nhân cơ bản là sự hạch toán độc lập của Công ty cổ phần NADA.

Các bộ phận hàng tồn kho sẽ được xem xét qua tỷ trọng trong tổng hàng tồn kho. Trong cơ cấu hàng tồn kho thì nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn, năm 2005 là 70,68% trong khi đó chi phí sản phẩm dở dang chiếm 24,52%, năm 2006 dự trữ nguyên vật liệu là 80,15% hàng tồn kho.

Hệ số quay kho năm 2005 là 5,1003 năm 2006 tăng lên 12,9534. Do vậy thời gian hàng tồn kho được rút ngắn từ 71,5 ngày xuống 28,1 ngày. Đây là cố gắng của công ty trong quản lý hàng tồn kho. Mặc dù có sự giảm xuống trong thời gian hàng tồn kho nhưng đây là những chỉ số chưa hợp lý cho một Công ty sản xuất bia hơi.

Trong cơ cấu hàng tồn kho, thành phẩm chiếm một tỷ trọng nhỏ năm 2005 là 1,6% năm 2006 là 0,02%, như vậy chứng tỏ sản phẩm của Công ty được tiêu thụ mạnh, phù hợp với nhu cầu thị trường.

Nhìn chung tình hình sử dụng tài sản lưu động của công ty là hợp lý, mức độ hiệu quả rất cao. Công ty cần có các biện pháp nhằm thu hồi các khoản nợ, các khoản bị chiếm dụng, xây dựng kế hoạch dự trữ nguyên vật liệu hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng Tài sản lưu động.

Một phần của tài liệu Xây dựng một số biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cho Công ty Bia NADA.docx (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(102 trang)
w