BIỆN PHÁP TIẾT KIỆM CHI PHÍ SÁẢN XUẤT CHUNG

Một phần của tài liệu Một số biện pháp tiết kiệm chi phí và giảm giá thành tại công ty điện và điện tử TCL-Việt Nam.pdf (Trang 80 - 81)

- Để có thể quản lý tốt chi phí sản xuất chung trong phân xưởng sản xuất cần

có bộ phận quản lý công cụ dụng cụ sản xuất một cách hiệu quả. Hiệu quả ở đây

là sử dụng tốt nhất các công cụ, dụng cụ, vật liệu..trong sản xuất bằng cách thay thế kịp thời khi có sự hao mòn, không nên để xảy ra tình trạng hao mòn nhiều mà vẫn chưa kịp thay thế, hoặc chưa cần thiết phải thay thế thì đã cho thay thế. Sự quản lý tốt này không những ảnh hưởng đến chỉ phí sản xuất chung trong Công ty - mà còn ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng nguyên vật liệu sản xuất và chất lượng

sản phẩm. Về chỉ phí sửa chữa phân xưởng, Công ty nên lập ra một kế hoạch sửa chữa định kỳ, tuy tốn chi phí nhưng đó sẽ là chi phí mà Công ty có thể dự đoán và

tính toán cho nó, đồng thời có cũng sẽ không ảnh hưởng nhiều đến biến động giá thành trong Công ty. Ngược lại, nếu Công ty không có kế hoạch sửa chữa và bảo thành trong Công ty. Ngược lại, nếu Công ty không có kế hoạch sửa chữa và bảo trì máy móc một cách hơp lý sẽ dẫn đến chi phí này biến động một cách bất

thường, thậm chí có thể là một khoản chi phí lớn đối với những máy móc không

sửa chữa kịp thời khi có hư hỏng.

- Chi phí khấu hao là một khoản chi phí lớn trong chỉ phí sản xuất chung nói riêng và giá thành của Công ty nói chung. Nó là một khoản chi phí bất biến do vậy dù sản xuất với một lượng sản phẩm bao nhiêu thì chi phí này vẫn không thay đổi. Điều này đưa đến một điều, nếu sản xuất ít hơn khối lượng sản xuất tối ưu thì chỉ phí khấu hao tính bình quân cho 1 sản phẩm sẽ tăng. Ngược lại, nếu số lượng sản phẩm sản xuất cao thì Công ty sẽ có lợi về mặt chi phí vì đã phân bổ chỉ phí khấu

hao vào giá thành nhờ vào việc tận dụng thời gian hoạt động của máy móc thiết bị

để gia tăng sản lượng. Tuy nhiên, can thấy rằng việc sử dụng máy móc, thiết bị vượt quá số giờ máy tối ưu sẽ gây nên những hư hỏng bất thường hay giảm tuổi thọ của máy móc thiết bị. Vì vậy, nếu Công ty có gia tăng lớn về sản lượng thì cần đầu tư máy móc thiết bị mới để đảm bảo tốt nhất nhu cầu sản xuất của Công ty.

- Công ty phải lập kế hoạch và xác định rõ nhu cầu đầu tư của mình để có trình

ŠYTHE: Phạm Thị Thiên Án Trang 7Á

Luận văn Tốt nghiệp CYHD. ThÕ. Lương Chung Thuỷ

tự ưu tiên đầu tư hợp lý, tránh việc xây dựng, mua sắm tài sản nhưng chưa sử dụng

đến dễ phát sinh đến hao mòn vô hình lẫn hữu hình. Đồng thời, trước khi quyết định đấu tư cần phải thiết lập dự án nghiên cứu tính khả thi và hiệu quả của nó để

có sự lựa chọn đúng đắn ít rủi ro, đặc biệt với các tài sản có giá trị lớn và những

công trình xây dựng. Chẳng hạn, Công ty đang nghiên cứu chuẩn bị đấu tư máy

móc thiết bị để sản xuất hai loại sản phẩm cao cấp là Tivi LCD và Plasma. Công

việc này đòi hỏi một khoản chi phí đầu tư máy móc thiết bị là rất lớn, và như vậy chi phí phát sinh sẽ là một khoản không nhỏ. Công ty nên tính toán kỹ để chỉ phí

phát sinh cho dự án đấu tư này có thể đạt mức thấp nhất.

- Công ty nên thường xuyên kiểm tra đánh giá lại giá trị tài sản cố định để có biện pháp thích hợp như là phát hiện hư hỏng để sửa chữa hay tiến hành thanh lý những tài sản không sử dụng để giải phóng vốn.

- Chi phí điện, nước, điện thoại, các dụng cụ thiết bị sự dụng cho phân xưởng

sản xuất cũng chiêm tỷ trọng lớn. Công ty cần khuyến khích công nhân tiết kiệm những khoản chỉ phí này. Chẳng hạn cố gắng hạn chế sử dụng những thiết bị điện những khoản chỉ phí này. Chẳng hạn cố gắng hạn chế sử dụng những thiết bị điện không cần thiết trong giờ cao điểm, thay thế các thiết bị cũ tiêu thụ điện năng lớn,

không bật đèn một cách lãng phí; các thiết bị sử dụng trong sản xuất giao cho một người quản lý và người đó phải chịu trách nhiệm bảo quản và cho các bộ phận liên quan sử dụng đúng mục đích và đúng chức năng thiết bị đó...

Một phần của tài liệu Một số biện pháp tiết kiệm chi phí và giảm giá thành tại công ty điện và điện tử TCL-Việt Nam.pdf (Trang 80 - 81)