Các biện pháp giải quyết nợ xấu

Một phần của tài liệu Cải cách hệ thông ngân hàng thương mại Trung Quốc và những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.doc (Trang 85 - 88)

II. Các giải pháp nhằm cải cách hệ thống NHTM VN

3.2.Các biện pháp giải quyết nợ xấu

3. Cơ cấu lại tài chính

3.2.Các biện pháp giải quyết nợ xấu

Việc xoá bỏ nợ xấu là mục tiêu cao nhất không chỉ của hệ thống ngân hàng Việt Nam mà còn là của nền kinh tế. Thời gian qua, Chính phủ và NHNN đã ban hành các giải pháp xử lý nợ và tài sản và các ngân hàng đang tích cực áp dụng các biện pháp cần thiết để xử lý nợ tồn đọng.

Thứ nhất, làm rõ chuẩn mực đánh giá, phân loại đối với nợ tồn đọng; nếu không làm rõ đợc thì không có cơ sở và cơ chế cho việc xử lý tổng thể, toàn diện các khoản nợ xấu.

Thứ hai, xem xét lại quy trình, thủ tục cho vay tại các NHTM để hoàn chỉnh và đảm bảo an toàn khi cho vay. Có chiến lợc khách hàng một cách hợp lý, xoá bỏ hiện tợng cạnh tranh khách hàng không lành mạnh giữa các NHTM, đây là giải pháp xử lý tận gốc việc phát sinh nợ tồn đọng

Thứ ba, các NHTM phải đối chiếu, rà soát, đánh giá, phân loại tất cả các khoản nợ, kết hợp với việc thu thập thông tin một cách dầy đủ về khách hàng vay vốn nh quá trình sản xuất kinh doanh, nhu cầu vốn và khả năng trả nợ ;…

việc điều tra thu thập thông tin phải kết hợp từ nhiều nguồn nh các báo cáo tài chính kế toán, qua các diễn biến của cổ phiếu, trái phiếu của khách hàng, qua các ý kiến tổng hợp của các nhà phân tích. Trên cơ sở thông tin thu thập, kết hợp đối chiếu rà soát nợ giúp cho các ngân hàng đánh giá xác suất rủi ro từ ngời vay, xác định khả năng thu hồi nợ. Từ việc đánh giá khách hàng liên quan đến món vay, các NHTM thực hiện việc hoàn chỉnh về mặt pháp lý các hồ sơ tín dụng. Đây là giải pháp làm rõ thực chất các khoản nợ xấu.

Thứ t, đối với các khoản nợ tồn đọng có tài sản đảm bảo, cần tập trung nghiên cứu xem xét, phân tích nguyên nhân làm chậm quá trình chuyển hoá các

tài sản này thành tiền. Lu ý, khi xem xét giá trị tài sản gán nợ, xiết nợ phải hợp lý, phù hợp với giá thị trờng, thủ tục chuyển quyền sở hữu phải thuận tiện, đơn giản…

Thứ năm, đối với các khoản nợ tồn đọng không có tài sản đảm bảo thì việc xử lý cần phải có sự phối hợp chặt chẽ với các ngành các cấp trong việc nhắc nhở, đôn đốc, cỡng chế đối với khách hàng.

Thứ sáu, thực hiện trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro. Một trong những nội dung quan trọng nhằm tháo gỡ khó khăn cho các NHTM trong việc phát mại tài sản thế chấp không đủ bù đắp vốn vay hoặc tài sản thế chấp không xử lý đợc, đó là việc thực hiện phân loại tài sản “có”, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro trong hoạt động ngân hàng theo quyết định 488/2000/QĐ-NHNN. Theo đó, d nợ cho vay đợc phân loại và đợc trích lập quỹ bù đắp rủi ro hàng tháng, số tiền trích rủi ro đợc tính vào chi phí của NHTM . Giải pháp này tạo hành lang pháp lý trớc hết cho các NHTM bằng nguồn trích lập quỹ rủi ro, tạo ra nguồn tài chính nhằm vào việc xử lý nợ xấu của các NHTM đợc thực hiện hàng năm, nhờ đó nợ xấu giảm đi. Đồng thời quyết định này cũng giảm hẳn khoản nợ xấu phát sinh khác nhau về nguồn gốc của nhiều NHTM, đã trở thành một gánh nặng không chỉ đối với ngành ngân hàng nh nó đã từng phát sinh từ nhiều năm qua.

Thứ bảy, trong việc xử lý tài sản đảm bảo nợ đối với các tài sản mà toà án tuyên giao cho ngân hàng, nếu giá trị thu hồi đợc khi bán tài sản lớn hơn nghĩa vụ trả nợ, Chính phủ có thể xem xét cho phép các ngân hàng không hạch toán vào các khoản thu nhập bất thờng mà hạch toán bù trừ các khoản nợ không có khả năng thu hồi hoặc hạch toán tăng quỹ dự phòng rủi ro.

Thứ tám, thành lập công ty quản lý tài sản ACM, đây là một công cụ giúp các ngân hàng tiến hành xử lý các khoản nợ đọng, không sinh lời và cơ cấu lại vốn của mình. Trong điều kiện Việ Nam hiện nay, Thủ tớng Chính phủ mới chỉ ban hành Quyết định số 149/2001/QĐ-TTg phê duyệt đề án xử lý nợ tồn đọng của các NHTM. Theo đó cho phép các NHTM, các Công ty Quản lý nợ và

Khai thác tài sản của NHTM đợc chủ động xử lý các tài sản đảm bảo nợ vay kể cả các tài sản là bất động sản. Tuy nhiên sau khi mua nợ từ các NHTM, Công ty Quản lý nợ và Khai thác tài sản của các NHTM không biết căn cứ vào văn bản pháp lý nào để bán nợ cho các tổ chức kinh tế hay cá nhân khác, vì vậy NHNN cần ban hành văn bản hớng dẫn hoạt động mua bán nợ và khai thác tài sản với nhau và quan hệ mua bán nợ giữa Công ty Quản lý nợ và Khai thác tài sản với các tổ chức kinh tế và cá nhân khác hoặc ngợc lại.

Với các giải pháp đó, cho đến nay việc giải quyết nợ xấu đã đạt đợc một số thành tựu nhất định. Ngoài số nợ Chính phủ cho phép xử lý theo chính sách thì các NHTM cũng đã tích cực xử lý bằng biện pháp trích lập dự phòng rủi ro và bán tài sản thế chấp của khách hàng vay vốn. Tính đến cuối năm 2002 Ngân hàng NN&PTNT đã xử lý đợc trên 2000 tỷ đồng, chiếm khoản 50% số nợ đọng, do đó tỷ lệ nợ quá hạn hiện tại chỉ còn 2,38%. Tiếp đến, Ngân hàng Công thơng trong năm 2001-2002 đã xử lý đợc gần 2000 tỷ đồng nợ nhóm I và nợ nhóm III theo Quyết định 149 của Chính phủ về xử lý nợ tồn đọng của các NHTM. Trong đó riêng năm 2002 xử lý đợc gần 1230 tỷ đồng, vợt chỉ tiêu xử lý nợ do NHNN giao cho, đến hết năm 2002 tỷ lệ nợ quá hạn còn dới 3%. Ngân hàng Ngoại thơng cũng đã trích lập dự phòng rủi ro đợc 3100 tỷ đồng, tỷ lệ nợ quá hạn còn 2,28%. Đây là ngân hàng có khoản dự phòng rủi ro lớn nhất hệ thống NHTM Việt Nam, có năng lực tài chính vững vàng nhất58.

Đối với khối NHTM CP thì NHTM CP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) dẫn đầu trong việc xử lý rủi ro, trớc đó Eximbank là một ngân hàng mất khả năng chi trả với con số nợ gần 1500 tỷ đồng, trong đó nợ quá hạn là 1130 tỷ đồng, chiếm trên 70% tổng d nợ thì nay đã giảm đợc trên 700 tỷ đồng nợ quá hạn, trong đó bán tài sản thế chấp thu hồi đợc trên 500 tỷ đồng. Các NHTM CP khác nh: á Châu, Sài Gòn Công thơng, Sài Gòn Thơng Tín, Đông á, Hàng Hải cũng đã xử lý nợ xấu bằng biện pháp phát mại tài sản thế chấp thu hồi đ… ợc khoảng 100 tỷ đồng, đồng thời trích lập phòng rủi ro đợc gần 300 tỷ đồng. Hiện

nay một số ngân hàng khá vững vàng về năng lực tài chính, bảng cân đối tài chính trong sạch ngày càng tăng59.

Một phần của tài liệu Cải cách hệ thông ngân hàng thương mại Trung Quốc và những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.doc (Trang 85 - 88)