Thực trạng hoạt động cho vay

Một phần của tài liệu Áp dụng dịch vụ hỗ trợ sau cho vay nhằm nâng cao khả năng thu nợ của Ngân hàng TMCP các doanh nghiệp ngoài quốc doanh - VPBank.doc (Trang 44 - 47)

Thời gian vừa qua, trong lĩnh vực ngân hàng tài chính, Chính phủ và NHNN VN đã ban hàng nhiều văn bản quan trọng để từng bước hoàn thiện môi trường pháp lý cho hoạt động. Mức độ cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng trở nên gay gắt trong tất cả các lĩnh vực… Tình hình này đòi hỏi các ngân hàng phải năng động hơn và không ngừng tự hoàn thiện mình để nâng cao khả năng cạnh tranh.

Trong những năm gần đây, VPBank đã cơ cấu lại Phòng tín dụng của mình thành phòng phục vụ khách hàng cá nhân và Phòng phục vụ khách hàng doanh nghiệp. Đó là điều kiện tốt để Ngân hàng chuyên môn hóa trong việc cho vay đối với các doanh nghiệp và tư nhân. Những kết quả đạt được trong hoạt động cho vay của ngân hàng cụ thể như sau

Về dư nợ cho vay:

Dư nợ cho vay là số tiền mà ngân hàng hiện đang còn cho vay vào thời điểm cuối kỳ. Nó phản ánh quy mô cấp tín dụng của Ngân hàng cho nền kinh tế.

Dư nợ cho vay theo qui mô doanh nghiệp:

Chỉ tiêu 2005 2004 2005/20 04 2003 04/ 03 Doanh số Tỷ trọng % Doanh số Tỷ trọng % Tỷ trọng Doanh số Tỷ trọng % Tỷ trọng % Tổng 3.014.131 100 1.865.400 100 61.58% 1.525.661 100 22.27 DN lớn 184.669 6.13 193.467 10.38 - 4,76% 363.390 23.82 - 46.76 DN nhỏ&vừa 1.446.775 48.66 978.029 52.43% 49.97% 751.802 49.23 30.22 CVTD cá 1.362.687 45.21 693.904 37.19 96.38% 289.894 26.95 139.36

nhân

Đơn vị tính triệu đồng

Dư nợ tín dụng của VPBank chủ yếu là dư nợ cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cho vay tiêu dùng cá nhân. Trong khi tỷ trọng dư nợ cho vay của DN vừa và nhỏ, tiêu dùng cá nhân không ngừng tăng lên qua các năm thì dư nợ cho vay các doanh nghiệp lớn lại có xu hướng giảm đi, năm 2003 dư nợ là 363.390 triệu đồng thì năm 2005 chỉ còn 184.669 triệu đồng. Điều này không có nghĩa là VPBank chỉ chú trọng đến cho vay cá nhân và doanh nghiệp nhỏ mà trên thực tế khả năng cho vay của VPBank còn hạn chế nên bước đầu, VPBank chú trọng đến cho vay các doanh nghiệp lớn nhưng với qui mô vừa và nhỏ phù hợp với điều kiện của ngân hàng.. Việc cho vay cá nhân và doanh nghiệp vừa và nhỏ cho phép ngân hàng tận dụng được các ưu thế của mình cũng như các tiềm năng trong xã hội.

Dư nợ cho vay theo thời gian:

Đơn vị tính triệu đồng

Qua bảng số liêu ta thấy cả dư nợ ngắn hạn và trung hạn đều có xu hướng tăng lên. Năm 2004 dư nợ ngắn hạn đạt 1.004.349 triệu đồng chiếm 53.84% trong tổng dư nợ thì đến năm 2005 là 1.407.151, tăng 40% so với 2004. Trong khi đó, năm 2004,2005, dư nợ trung và dài hạn đã tăng lên gần gấp đôi (88%) tương đương với 751.755 triệu đồng. Năm 2004, tỉ trọng cho vay trung và dài hạn thấp hơn nhiều so với cho vay ngắn hạn, sở dĩ như vậy do khả năng cho vay của ngân hàng còn hạn chế, mặt khác cho vay trung và

Chỉ tiêu 2006 2005 2004 05/04

Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Tỷ trọng Tổng 5.256.000 100% 3.014.209 100% 1.865.364 100% 62.00% Ngắn hạn 2.850.328 54.23% 1.407.151 46.68% 1.004.349 53.84% 40.00% Trung–dài hạn 2.405.672 45.77% 1.607.058 53.32% 855.303 45.85% 88.00%

dài hạn chứa đựng rủi ro cao hơn do thời gian thu hồi vốn dài trong khi nguồn của Ngân hàng chủ yếu là nguồn ngắn hạn… Song, để đáp ứng được điều kiện cạnh tranh khốc liệt của các ngân hàng cũng như mở rộng tín dụng, Ngân hàng đã từng bước nâng cao dư nợ cho vay trung và dài hạn, điều đó được thể hiện ở dư nợ cho vay trung và dài hạn đã tăng lên đáng kể trong năm 2005.

Về thu nợ Doanh số thu nợ Chỉ tiêu 2005 2004 2005/2004 Tăng/Giảm % 2003 2004/2003 Tăng/giảm % HĐTD 2.840.684 1.923.412 917.272 47.69 1.077.607 845.805 78.49 Tỷ trọng 46.74% 43.16% 39.85% Đơn vị tính triệu đồng

Nhìn chung tình hình thu nợ đối với các thành phần kinh tế đã có sự chuyển biến mạnh mẽ, điều này cho thấy hoạt động cấp tín dụng của chi

nhánh có chuyển biến theo hướng tích cực, có thể đánh giá phần nào qua công tác lựa chọn khách hàng cũng như theo dõi việc sử dụng vốn vay và tư vấn cho khách hàng trong những khó khăn mà họ gặp phải, hạn chế việc gia hạn nợ, nhờ vậy mà doanh số thu nợ qua các năm tăng lên đáng kể.

Qua bảng trên, ta thấy, doanh số thu nợ từ hoạt động cho vay của ngân hàng liên tục tăng qua các năm. Năm 2003, thu nợ 1.077.607 triệu đồng thì đến năm 2004 đã tăng lên đáng kể 1.923.412 triệu đồng tương đương với 28.49%. Cho đến năm 2005 thì doanh số này vân tiếp tục tăng lên 47.69% so với 2004. Việc tăng doanh số thu nợ qua mỗi năm chứng tỏ hoạt động cho vay của ngân hàng ngày càng hiệu quả, chất lượng tín dụng đảm bảo hơn.

Doanh thu cho vay tại VPBank giai đoạn 2003-2005

Chỉ tiêu 2005 2004 2005/2004 Tăng/giảm %

2003 04/ 03

Doanh thu từ hoạt động TD

144.902 108.775 36.127 33.21 93.753 15.022 16.03

Tỷ trọng % 37.15 37.56 34.15

Đơn vị tính triệu đồng

Doanh thu của hoạt động tín dụng phần lớn chủ yếu là từ lãi của các khoản cho vay. Doanh thu này càng lớn sẽ góp phần làm cho thu nhập của ngân hàng ngày càng tăng, thể hiện sự thành công của ngân hàng.

Qua mấy năm qua, doanh thu từ hoạt động cho vay của ngân hàng cũng tăng lên. Do ngân hàng ngày càng mở rộng mạng lưới giao dịch, tiếp cận với dân cư và các doanh nghiệp hơn nhằm đem lại sự thuận lợi nhiều hơn cho khách hàng khi giao dịch với ngân hàng mình đồng thời làm tăng khả năng nhận biết thương hiệu VPBank. Bên cạnh đó thì VPBank không ngừng đào tạo, tuyển dụng nhân sự sao cho có một đội ngũ cán bộ công nhân viên năng động, nhiệt tình trong công việc và nắm vững nghiệp vụ. Chính nhờ vậy nên doanh thu của ngân hàng đã, đang và sẽ tăng lên trong tương lai.

Một phần của tài liệu Áp dụng dịch vụ hỗ trợ sau cho vay nhằm nâng cao khả năng thu nợ của Ngân hàng TMCP các doanh nghiệp ngoài quốc doanh - VPBank.doc (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(75 trang)
w