Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Áp dụng dịch vụ hỗ trợ sau cho vay nhằm nâng cao khả năng thu nợ của Ngân hàng TMCP các doanh nghiệp ngoài quốc doanh - VPBank.doc (Trang 54 - 60)

Bên cạnh những thành tựu đã đạt được thì chặng đường phát triển của VPBank cũng còn rất nhiều khó khăn, hạn chế cần giải quyết:

Thứ nhất, mặc dù hiện nay thị trường tín dụng khá sôi động, nhưng nhìn chung chưa quán xuyến được toàn bộ nhu cầu vốn thông qua kênh tín dụng ngân hàng đối với nền kinh tế. Khả năng và tính linh hoạt của thị trường tín dụng còn nhiều hạn chế, nhiều nhu cầu vay vốn chưa được đáp ứng, nhất là vốn trung, dài hạn và các nhu cầu vốn nhỏ, lẻ và thời vụ trong nông nghiệp, nông thôn. Qua các số liệu phân tích ở trên, ta thấy doanh số cho vay cũng

như dư nợ bình quân của ngân hàng vẫn còn thấp. So với nhu cầu vay vốn thực chất trên các địa bàn chính như: Hà nội, Hải phòng, Đà nẵng TP Hồ Chí Minh… thì khả năng cung ứng của ngân hàng vẫn chưa đáp ứng đủ.

Thứ hai: Mức vốn tự có của ngân hàng thấp hơn rất nhiều so với các ngân hàng trong khu vực cũng như trên thế giới. Mức vốn tự có thấp là nguyên nhân làm yếu sức mạnh tài chính và rủi ro kinh doanh lớn. Điều đó gây khó khăn cho ngân hàng trọng việc mở rộng hoạt động tín dụng đồng thời năng lực tài chính yếu kém hạn chế việc cung cấp các dịch vụ hỗ trợ sau cho vay của ngân hàng.

Chất lượng tín dụng tuy được cải thiện nhưng nguy cơ rủi ro vẫn rất lớn. Tỷ lệ nợ quá hạn trong tổng dư nợ cho vay vốn còn cao so với tiêu chuẩn quốc tế.

Thứ ba: Quy trình cho vay doanh nghiệp của Ngân hàng đã được điều chỉnh tương đối phù hợp với đối tượng khách hàng này và tạo tính chủ động cho cán bộ tín dụng. Tuy nhiên, thời gian trung bình để giải ngân một khoản tín dụng cho doanh nghiệp là 5 – 7 ngày kể từ ngày tiếp xúc với khách hàng tới khi cấp tiền vay, khoản thời gian này còn khá dài trong khi quyền quyết định cấp tín dụng là Ban tín dụng hoặc Hội đồng tín dụng (tùy theo qui mô khoản vay) lại nằm ở khâu cuối cùng cho nên nếu Ban tín dụng từ chối thì sẽ gây lãng phí các chi phí thẩm định của cán bộ tín dụng và mất thời gian của khách hàng.

Thứ tư: cơ cấu tổ chức của các ngân hàng mặc dù có tiến bộ khá và có nhiều đổi mới nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu hội nhập. Ngân hàng còn hạn chế trong việc tìm kiếm khách hàng và tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của họ để đưa ra các sản phẩm dịch vụ phù hợp với nhu cầu từng loại khách hàng. Những thông tin về doanh nghiệp mà ngân hàng có được chủ yếu là do khách hàng cung cấp, chưa khai thác hiệu quả các nguồn thông tin khác như: từ đối

tác của khách hàng, từ các ngân hàng khác, từ phương tiện thông tin đại chúng. Điều đó làm hạn chế trong việc phát triển dịch vụ tư vấn của ngân hàng.

Thứ năm: Ngân hàng đã mở rộng cho vay được đối với tất cả các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, nhưng khi ngân hàng mới chủ yếu cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, công ty TNHH và Công ty cổ phần. Việc cho vay đối với các doanh nghiệp nhà nước còn khá khiêm tốn cả về số tiền và tỷ trọng.

Thứ sáu: chế độ kế toán thống kê chưa phù hợp với thông lệ quốc tế. Hiện nay, trong bối cảnh nền kinh tế đang trong quá trình hội nhập và đặc biệt là chuẩn bị gia nhập WTO thì nhất thiết hệ thống ngân hàng Việt Nam phải từng bước chuyển đổi sang IAS vì hệ thống kế toán này đang được công nhận là một thước đo quốc tế của hầu hết các quốc gia, các tổ chức quốc tế (WB, Uỷ ban châu Âu, Tổ chức hợp tác quốc tế châu Á Thái Bình Dương...). Đặc biệt là WTO cũng khuyến khích việc hoàn thiện các chuẩn mực quốc tế trong lĩnh vực kế hoạch do IASC tiến hành. Chính vì vậy, việc triển khai dịch vụ hỗ trợ của ngân hàng về kế toán, kiểm toán vẫn chưa thể thực hiện.

Thứ bẩy: dịch vụ ngân hàng chưa phong phú, chưa tạo thuận lợi và cơ hội bình đẳng cho các khách hàng thuộc các thành phần kinh tế trong việc tiếp cận và sử dụng dịch vụ ngân hàng. VPBank nói riêng và các NHTM Việt Nam nói chung còn nặng về các dịch vụ truyền thống. Các NHTM Việt Nam hiện nay mới cung cấp khoảng 30 sản phẩm, trong khi các ngân hàng của các nước trong khu vực đã có hàng trăm, hàng nghìn sản phẩm. Một số ngân hàng của Nhật Bản đã có tới 6.000 sản phẩm dịch vụ ngân hàng.

Thứ tám: Công nghệ ngân hàng tuy đổi mới cơ bản nhưng vẫn còn một khoảng cách khá xa so với hệ thống ngân hàng của các nước trong khu vực. Điều này thể hiện ở các dịch vụ ngân hàng hiện đại đã trở nên quen thuộc và

phổ biến đối với các nước trong khu vực, thì đối với Việt Nam hoặc chưa có hoặc mới bắt đầu đưa vào áp dụng mang tính chất thí điểm trong phạm vi hẹp các đối tượng khách hàng sử dụng chưa mang tính phổ biến. Mức ứng dụng này làm người ta lo ngại cho sự yếu kém và tụt hậu của ngành ngân hàng trong bối cảnh sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử và hội nhập toàn cầu.

Cuối cùng, rủi ro "đạo đức" trong ngân hàng cũng cần được thực sự quan tâm. Những rủi ro trong giao dịch một cửa, thanh toán thẻ, chuyển tiền điện tử, kinh doanh hối đoái, ngân quỹ... đã xuất hiện những tiềm ẩn cho ngân hàng.

Nguyên nhân:

Có rất nhiều những nguyên nhân khách quan và chủ quan khác đang làm cho chất lượng tín dụng của ngân hàng không cao, tiềm ẩn và chứa đựng nhiều rủi ro đối với cả tín dụng khu vực kinh tế nhà nước cũng như khu vực kinh tế ngoài quốc doanh.

Khả năng tiếp cận vốn của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh còn hạn chế, mà nguyên nhân có từ hai phía: các doanh nghiệp ngoài quốc doanh thiếu các điều kiện vay vốn, Ngân hàng do chưa phát triển dịch vụ hỗ trợ sau cho vay lo sợ vấn đề an toàn vốn vay. Cơ cấu nguồn vốn cũng như cơ cấu đầu tư chưa phù hợp và đáp ứng yêu cầu đầu tư trung dài hạn cho các công trình hạ tầng cơ sở có tính chất nền tảng cho CNH, HĐH, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.

Năng lực giám sát cho vay và quản trị rủi ro của ngân hàng mặc dù đã được đầu tư phát triển song chưa đáp ứng các chuẩn mực quốc tế.

Ngân hàng còn quá coi trọng tài sản đảm bảo mà hơi xem nhẹ yếu tố đồng tiền trả nợ của khách hàng. Nhiều khách hàng có tình hình tài chính tốt, có khả năng trả nợ nhưng tài sản đảm bảo lại có giá trị nhỏ hoặc chưa đủ về

mặt pháp lý cũng bị loại ra khỏi danh sách những người được vay vốn.

Mặc dù đã tăng cường các biện pháp huy động, nhưng khả năng huy động vốn trung, dài hạn của ngân hàng vẫn còn thấp so với nhu cầu vốn vốn đầu tư dài hạn của nền kinh tế. Hơn nữa vốn huy động chủ yếu vẫn là hình thức tiết kiệm truyền thống, chiếm khoảng 80% tổng huy động tiền gửi từ dân cư. Sự mất cân đối về kỳ hạn giữa nguồn vốn và sử dụng vốn, trong khi vốn huy động ngắn hạn chiếm đến 70% tổng nguồn vốn, thì dư nợ cho vay trung dài hạn lại chiếm đến 45% tổng dư nợ cho vay nền kinh tế. Tuy nhiên, nếu ngân hàng không đảm bảo duy trì ổn định việc huy động vốn theo kế hoạch, cũng như khả năng thu nợ không phù hợp với yêu cầu chi trả các khoản tiền gửi do chênh lệch về thời hạn, có thể dẫn đến nguy cơ mất khả năng thanh toán là điều dễ xảy ra đối với bất cứ ngân hàng nào có quy mô nhỏ, hệ số an toàn vốn thấp và sử dụng nhiều vốn ngắn hạn để cho vay dài hạn. Chính vì hoạt động của ngân hàng chưa đem lại hiệu quả cao nên khả năng tài chính của ngân hàng chưa thể đáp ứng cho việc phát triển các dịch vụ hỗ trợ sau cho vay.

Đa phần các nhân viên của Ngân hàng là trẻ, năng động và sáng tạo nhưng ít kinh nghiệm thực tế, sự hiểu biết về các doanh nghiệp còn hạn chế. Thông thường, các doanh nghiệp đều có những đặc điểm cổ hũ như: chiến lược kinh doanh kém, thông tin tài chính không rõ ràng… nên đòi hỏi cán bộ ngân hàng phải có một số kỹ năng đặc biệt khi thẩm định nhu cầu vay vốn hoặc khi tư vấn cho các doanh nghiệp về tài chính, kế toán, chiến lược kinh doanh… Tuy nhiên, những kỹ năng này phần lớn còn thiếu đối với các cán bộ tín dụng.

Đối với hầu hết tất cả ngân hàng trong nước thì dịch vụ hỗ trợ sau cho vay vẫn còn mới mẻ, chưa được triển khai áp dụng nhiều trong khi VPBank mới chỉ là một ngân hàng cỡ nhỏ nên việc phát triển dịch vụ này còn ở mức

hạn chế. Trong điều kiện vốn của ngân hàng mới đủ để mở rộng phát triển mạng lưới ngân hàng và những dịch vụ ngân hàng nhà nước qui định, cán bộ trong ngân hàng chưa có đủ trình độ chuyên môn về lĩnh vực kinh tế tài chính, việc phát triển được các dịch vụ hỗ trợ khách hàng đòi hỏi thêm một lượng vốn lớn nữa cho đầu tư công nghệ hiện đại, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ giỏi thật sự thì vẫn còn khó khăn đối với ngân hàng.

Trong năm 2007, với cam kết mở cửa của Việt Nam khi gia nhập WTO, khi các ngân hàng nước ngoài được phép hoạt động tại Việt Nam thì các ngân hàng nhỏ trong nước phải đối mặt với sự cạnh tranh hết sức gay gắt để cung cấp các sản phẩm và dịch vụ chất lượng cao ở mức giá hợp lý cho khách hàng. Vì vậy VPBank cũng như các ngân hàng khác cần phải tạo ra các loại hình dịch vụ mới mà thị trường có nhu cầu trong đó dịch vụ hỗ trợ khách hàng sau cho vay được xem là cần thiết.

Tóm lại, qua ba năm trở lại đây, mặc dù gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của kinh tế, xã hội, chính trị trong nước và quốc tế, được sự ủng hộ và giúp đỡ nhiệt tình của Chính phủ, các cơ quan Bộ, ngành, các Tổ chức quốc tế, khắc phục những mặt hạn chế, tồn tại do cơ chế chính sách, VPBank đã có những bước phát triển vượt bậc, hoàn thành xuất sắc những mục tiêu đề ra, liên tục tăng vốn điều lệ mở rộng mạng lưới chi nhánh, tăng cường đạo tạo đội ngũ nhân viên, nâng cao, triển khai áp dụng khoa học công nghệ, hoàn thiện các dịch vụ để cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài. Đồng thời thương hiệu VPBank cũng được nhiều người biết đến qua chiến lược

marketing của mình. Doanh số cho vay của ngân hàng cũng liên tục tăng qua các năm thể hiện qua thu nhập của ngân hàng cũng tăng lên đáng kể. Công tác đối ngoại đã mở rộng quan hệ hợp tác, hỗ trợ đối với nhiều cơquan bộ, ngành, tổ chức quốc tế, học tập kinh nghiệm và nâng cao vị thế của Ngân hàng trong hệ thống tài chính tiền tệ quốc gia.

Một phần của tài liệu Áp dụng dịch vụ hỗ trợ sau cho vay nhằm nâng cao khả năng thu nợ của Ngân hàng TMCP các doanh nghiệp ngoài quốc doanh - VPBank.doc (Trang 54 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(75 trang)
w