Có thể nói kết quả đạt được của hoạt động cho vay du học tại VPBank là không đáng kể. Hoạt động này còn rất nhiều hạn chế cần phải được khắc
phục để có thể được mở rộng hơn và thực sự có ảnh hưởng đáng kể đến việc tăng thu nhập cho ngân hàng. Những hạn chế có thể kể đến như:
* Quy mô cho vay du học mặc dù có tăng nhưng tăng với tốc độ rất nhỏ
so với tốc độ tăng của hoạt động cho vay nói chung và hoạt động cho vay khác. Nói một cách tương đối thì hoạt động cho vay du học không những không mở rộng mà còn bị thu hẹp so với các hoạt động cho vay khác.
So sánh quy mô và tỷ lệ tăng trưởng cho vay du học năm 2006 của VPBank và một số ngân hàng hàng đầu về cho vay du học và cung ứng dịch vụ hỗ trợ du học trọn gói như Eximbank (Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu ) và ACB (Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu) chúng ta sẽ thấy rõ hơn hạn chế này.
Bảng 2.15: Quy mô cho vay du học tại một số ngân hàng năm 2006
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu VPBank EXIMBank ACB
Dư nợ cho vay du học 11,4 568 324
Tỷ lệ tăng trưởng dư nợ cho vay du học 8.3% 35% 30%
Tỷ lệ tăng trưởng số lượng khách hàng vay du học 10% 45% 37%
(Nguồn báo cáo tín dụng VPBank và www. vnexpress.com.vn)
* Tỷ trọng dư nợ cho vay du học trong cho vay tiêu dùng và trong cho
vay nói chung còn quá nhỏ. Tại Eximbank, tỷ trọng cho vay du học năm 2006 là 3% tổng dư nợ cho vay và 30% tổng dư nợ cho vay tiêu dùng. Trong khi đó ở VPBank tỷ lệ này năm 2006 lần lượt là 0, 23% và 1,1%.