Hạn chế và nguyên nhân thuộc về phía ngân hàng

Một phần của tài liệu Mở rộng cho vay du học tại ngân hàng VPBank.doc (Trang 51 - 54)

Chính sách cho vay chưa hấp dẫn:

Đối tượng khách hàng được vay du học tại VPBank vẫn hạn chế

Đối tượng khách hàng chủ yếu là các cá nhân sống ở khu vực KT3. Rất nhiều khách hàng ở các tỉnh lân cận hoặc các học sinh, sinh viên trực tiếp gửi hồ sơ vay vốn đến ngân hàng nhưng không được chấp nhận. Như vậy, một lượng khách hàng đã không được đáp ứng nhu cầu.

Thời gian làm thủ tục vay tiền lâu.

Mặc dù thủ tục đã được đơn giản hoá đi rất nhiều nhưng vẫn còn khá phức tạp đặc biệt là ở khâu tài sản thế chấp và chứng minh tài chính. Khách hàng cho rằng thời gian để vay được tiền thường mất từ ba tuần đến một tháng thậm chí lâu hơn. Đó là do họ chưa hiểu về thủ tục vay tiền ở ngân hàng. Còn nếu họ đã tìm hiểu kỹ rồi thì chỉ không quá một tuần là có thể vay được.

Thời hạn vay chưa phù hợp với nhu cầu của khách hàng

Hiện nay VPBank cho vay với thời hạn tối đa là 10 năm. Nhưng thời hạn cho vay lại được căn cứ vào thời gian du học cộng thêm một năm. Một du học sinh thường đi học đến ba bốn năm, có thể nhiều hơn nên số tiền bỏ ra là rất lớn. Một năm sau khi đi làm họ không thể tiết kiệm đủ tiền để trang trải cho món nợ như vậy được nên điều này cũng hạn chế số lượng khách hàng cho vay. Trên thực tế, ngân hàng cũng vẫn “ngại” những món vay dài hạn. Các hồ sơ xin vay với thời hạn trên năm năm rất khó được chấp nhận.

Danh mục tài sản đảm bảo chưa đa dạng

Tài sản đảm bảo đối với các khoản vay chỉ giới hạn trong các giấy tờ có giá và bất động sản trên địa bàn Hà Nội. Hơn nữa, nếu tài sản đảm bảo là nhà

hàng có nhân thân tốt, đủ khả năng tài chính để trả nợ nhưng vẫn không được cho vay vì không đủ điều kiện về tài sản đảm bảo (chưa được cấp quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở). Điều này sẽ hạn chế số lượng khách hàng được vay tiền ngân hàng.

Lãi suất cho vay không hấp dẫn.

VPBank không có bất cứ chính sách lãi suất đặc biệt nào dành cho hoạt động cho vay du học mà vẫn áp dụng chính sách lãi suất chung như các khoản cho vay khác. Trong khi đó, có nhiều ngân hàng như: Eximbank, ACB, ngân hàng Công thương …có chính sách lãi suất riêng đối với cho vay du học và lãi suất của các ngân hàng này thường rất cạnh tranh, thấp hơn so với các ngân hàng cung ứng sản phẩm này từ 0,25% đến 0,35%/tháng.

Chủng loại các dịch vụ hỗ trợ du học còn ít, chưa đồng bộ

Hiện nay rất nhiều ngân hàng hướng tới cung cấp dịch vụ du học trọn gói. Dịch vụ này bao gồm các sản phẩm dịch vụ như: Tư vấn du học, xác nhận năng lực tài chính, tín dụng du học, chuyển tiền ra nước ngoài, phát hành thẻ thanh toán quốc tế, phát hành bank draf…Thế nhưng kể từ khi cung cấp sản phẩm hỗ trợ du học đến nay, chủng loại sản phẩm hỗ trợ cho vay du học của VPBank vẫn còn nghèo nàn so với các ngân hàng khác. VPBank mới chỉ cung ứng sản phẩm xác nhận năng lực tài chính, cho vay du học và chuyển tiền ra nước ngoài. Vì vậy, cũng làm giảm đi một nguồn thu đáng kể cho ngân hàng. Có thể thấy sự cạnh tranh của VPBank trong việc cung cấp gói sản phẩm này còn rất nhiều hạn chế so với các đối thủ cạnh tranh.

Chưa thiết lập được quan hệ với các trường đại học nước ngoài và tổ chức tư vấn du học trong nước cũng như ngoài nước

Ngân hàng Eximbank hay ACB đã thiết lập quan hệ với rất nhiều các trường đại học nước ngoài, các tổ chức tư vấn du học trong và ngoài nước. Vì

vậy, khi khách hàng đến các trung tâm, tổ chức này để tư vấn và giải quyết khó khăn về tài chính sẽ được các trung tâm, tổ chức này giới thiệu đến ngân hàng để vay tiền. Thế nhưng, tại VPBank hoạt động mở quan hệ với các trung tâm, tổ chức này là gần như không có, hầu hết khách hàng đến vay tiền là do sự giới thiệu của bạn bè và người quen. Chính vì thế, số lượng, doanh số, cũng như dư nợ cho vay của VPBank so với các đối thủ cạnh tranh là rất nhỏ, không đáng kể.

Hoạt động marketing chưa thực sự hiệu quả

Việc quảng cáo về sản phẩm cho vay du học chỉ thấy trên trang Web của ngân hàng ngoài ra không thấy trên bất cứ phương tiện truyền thông nào khác. Việc quảng bá này chỉ mới dừng lại ở việc đưa ra những quy định và đặc điểm sản phẩm cho khách hàng chứ chưa thực sự giúp khách hàng nhận biết được lợi ích mà cho vay du học mang lại. Trên thực tế, khách hàng đến vay tại ngân hàng chủ yếu là khách hàng truyền thống hoặc qua sự giới thiệu của bạn bè, người thân.

Vốn điều lệ còn thấp

Hiện nay vốn điều lệ của VPBank là 750 tỷ đồng. Mức vốn điều lệ này so với các ngân hàng cổ phần khác là còn quá thấp (So sánh với Sacombank hiện nay là 2.089 tỷ đồng.). Đây thực sự là thách thức lớn với VPBank vì quy mô vốn điều lệ là cơ sở để đảm bảo tỷ lệ an toàn và ảnh hưởng trực tiếp đến khối lượng vốn cho vay và khả năng tiếp cận khách hàng. Đồng thời cũng ảnh hưởng đến khả năng huy động vốn của ngân hàng do tâm lý người gửi tiền và quy định của pháp luật không cho phép ngân hàng huy động tiền gửi tiết kiệm vượt quá năm lần số vốn tự có của ngân hàng.

Khi vào các trang web của hầu hết các ngân hàng khác, chúng ta thấy ngay được bên cạnh chính sách về các sản phẩm, dịch vụ thường có hướng dẫn thủ tục cần thiết kèm theo. Nhưng ở VPBank, phải đến gặp CBTD thì khách hàng mới biết được thủ tục vay cần những gì. Sau đó, phải mất một thời gian về chuẩn bị họ mới có được những giấy tờ cần thiết đó. Như vậy, kể từ khi khách hàng đến ngân hàng cho đến khi khách hàng được vay vốn sẽ lâu hơn các ngân hàng khác rất nhiều.

Một phần của tài liệu Mở rộng cho vay du học tại ngân hàng VPBank.doc (Trang 51 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(82 trang)
w