Nâng cao hiệu quả của công tác xử lý tài chính khi xác định giá trị doanh nghiệp

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐỊNH GIÁ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC CỔ PHẦN HÓA TẠI VIỆT NAM.doc.DOC (Trang 95 - 96)

doanh nghiệp

Xử lý tồn tại tài chính là yếu cầu tất yếu tại doanh nghiệp khi tiến hành hoạt động định giá. Thực tế cho thấy, tuy đã có những hướng dẫn và hỗ trợ từ phía Nhà nước nhưng công tác này vẫn gặp phải rất nhiều khó khăn.Và có rất nhiều nguyên nhân: thiếu quy định cụ thể, chặt chẽ trong việc xử lý nợ và tài sản tồn đọng; thiêú cơ chế giám sát hoạt động; thiếu chế tài xử phạt nghiêm đối với các sai phạm; … Vì vậy, người viết có một số đề xuất sau, nghiêng về mặt quản lý, nhằm hướng đến tính hiệu quả và chặt chẽ của hoạt động này:

1. Ban hành và công bố công khai cơ chế hoạt động của Công ty Mua bán nợ và tài sản tồn đọng.

2. Quy định rõ chế tài xử lý cả về hành chính và hình sự giữa bên giao (DN CPH) và bên nhận (công ty mua, bán nợ và tài sản tồn đọng của DN) nếu để xảy ra những tiêu cực trong giao nhận hồ sơ pháp lý và hiện vật tài sản.

3. Nên có quy định bắt buộc trong cáo bạch (hồ sơ bán đấu giá cổ phần của các công ty trên thị trường chứng khoán) phải công bố cả danh mục, số lượng và giá trị các tài sản đã được thẩm tra loại khỏi giá trị DN CPH. Có như vậy mới buộc các DNCPH và đơn vị chịu trách nhiệm tư vấn, xác định giá trị DN chịu sự giám sát công khai của các nhà đầu tư về vấn đề này.

4. Nhà nước nên tổ chức tổng kết, rút kinh nghiệm về toàn bộ quá trình xử lý tài chính trước, trong và sau CPH DN để sau đó ban hành bổ sung những quy định và chế tài đầy đủ, chặt chẽ hơn nhằm tiếp tục đảm bảo cho tình hình tài chính của các DNCPH được lành mạnh, chống thất thoát vốn và tài sản nhà nước.

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐỊNH GIÁ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC CỔ PHẦN HÓA TẠI VIỆT NAM.doc.DOC (Trang 95 - 96)