Sử dụng kết hợp các phương pháp định giá doanh nghiệp khác nhau

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐỊNH GIÁ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC CỔ PHẦN HÓA TẠI VIỆT NAM.doc.DOC (Trang 100 - 103)

nhau

Việc sử dụng các phương pháp định giá khác nhau sẽ cho ta các giá trị doanh nghiệp khác nhau vì điều kiện áp dụng của từng phương pháp, những giả định đặt ra, cách xác định các yếu tố góp phần vào giá trị,… là khác nhau. Không có phương pháp nào là thực sự hoàn hảo đối với mọi doanh nghiệp mà chỉ có thể thích hợp hơn đối với từng doanh nghiệp cụ thể. Mặt khác, giá trị xác định được dựa trên một phương pháp cũng không phải là giá trị chính xác tuyệt đối. Phương pháp nào cũng chứa đựng những ưu, khuyết điểm. Vì thế, ta nên sử dụng kết hợp các phương pháp định giá để có cái nhìn từ những khía cạnh khác nhau về giá trị doanh nghiệp.

Thực tế hoạt động định giá cho thấy, tổ chức định giá luôn đưa ra một khoảng giá trị biến thiên của giá trị doanh nghiệp, đặc biệt là trong phương pháp dòng tiền chiết khấu với biến lãi suất chiết khấu thay đổi. Việc làm này còn gọi là phân tích độ nhạy hay phân tích tình huống.

Hiện nay, hai phương pháp định giá được sử dụng phổ biến là phương pháp tài sản và phương pháp dòng tiền chiết khấu. Phương pháp tài sản chỉ ra giá trị của những tài sản cụ thể cấu thành nên giá trị doanh nghiệp. Đó là căn cứ cụ thể, có tính pháp lý rõ ràng nhất về khoản thu nhập mà nhà đầu tư chắc chắn nhận được

khi sở hữu doanh nghiệp. Giá trị đó nói lên rằng số tiền nhà đầu tư bỏ ra luôn được đảm bảo bằng một lượng tài sản có thật. Đây cũng là giá trị thấp nhất được đưa ra trên bàn đàm phán trong quá trình mua bán doanh nghiệp. Phương pháp dòng tiền chiết khấu lại chỉ ra khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Việc kết hợp hai phương pháp này sẽ cho ta một khoảng giá trị dao động của doanh nghiệp giúp ích cho nhà đầu tư trước khi ra quyết định.

KẾT LUẬN

Qua quá trình nghiên cứu đề tài, người viết nhận thấy hoạt động định giá doanh nghiệp tại Việt Nam còn rất nhiều vướng mắc. Đó là việc thiếu một hệ thống văn bản pháp luật đầy đủ, chi tiết và hợp lý hướng dẫn cho hoạt động giá. Đã có nhưng chưa đầy đủ và hoàn thiện một cơ sơ lý luận làm nền tảng cho hoạt động định giá. Môi trường kinh tế và thị trường chưa hoàn chỉnh, thông tin và dữ liệu không đầy đủ cho công tác tiến hành định giá. Đội ngũ cán bộ chưa có đủ chuyên môn sâu, năng lực tốt cũng như tích lũy đủ kinh nghiệm.

Khó khăn lớn nhất, cản trở hoạt động định giá, làm chậm tiến độ cổ phần hóa có lẽ là những bất cập, vướng mắc trong khâu xử lý tài chính. Giữa thực tiễn và quy định còn có một khoảng cách xa khiến việc thực thi rất phức tạp. Bên cạnh đó là sự yếu kém trong khâu quản lý, xử lý tồn tại tài chính mà một khối lượng lớn tài sản Nhà nước bị thất thoát vẫn chưa có hướng giải quyết.

Bên cạnh những hạn chế nói trên, chúng ta cũng phải công nhận những thành quả mà công tác định giá doanh nghiệp đã đóng góp cho tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước. Điều đó thể hiện ở số lượng doanh nghiệp được định giá, chất lượng công tác định giá, thời gian hoàn tất định giá, những thay đổi về cơ chế và phương thức định giá,… Cùng với những nỗ lực nghiêm túc và thay đổi cung cách quản lý của các bên liên quan trong quá trình định giá, hoạt động định giá tại nước ta sẽ ngày càng hoàn thiện hơn.

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐỊNH GIÁ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC CỔ PHẦN HÓA TẠI VIỆT NAM.doc.DOC (Trang 100 - 103)