Phương pháp định giá theo dòng tiền chiết khấu

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐỊNH GIÁ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC CỔ PHẦN HÓA TẠI VIỆT NAM.doc.DOC (Trang 56 - 60)

Phương pháp này có cơ sở lý thuyết chính là phương pháp định giá chứng khoán

đã đề cập trong phần lý thuyết, hay còn gọi là phương pháp chiết khấu luồng cổ tức. Phương pháp này xác định giá trị doanh nghiệp dựa trên khả năng sinh lời của doanh nghiệp trong tương lai.

Để áp dụng phương pháp này trong thực tiễn, các nhà nghiên cứu đã có những cụ thể hóa sau:

• Báo cáo tài chính của doanh nghiệp trong 5 năm liền kề trước khi xác định giá trị doanh nghiệp.

• Phương án sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp CPH từ 3 đến 5 năm sau CPH.

• Lãi suất trả trước của trái phiếu Chính phủ có kỳ hạn từ 10 năm trở lên ở thời điểm gần nhất với thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp và hệ số chiết khấu dòng tiền của doanh nghiệp.

• Giá trị quyền sử dụng đất đối với diện tích đất được giao. Công thức tính toán giá trị doanh nghiệp như sau:

1. Công thức xác định giá trị thực tế phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp

Giá trị thực tế phần vốn Nhà nước = ∑ → = n + i i i K D 1 (1 ) + P K n n (1+ ) ± Chênh lệch về giá trị quyền sử dụng đất đã nhận giao Trong đó: Di (1+ K)i

: là Giá trị hiện tại của cổ tức năm thứ i

Pn

(1+ K)n

: là Giá trị hiện tại của phần vốn Nhà nước năm thứ n

i : thứ tự các năm kế tiếp kể từ năm xác định giá trị doanh nghiệp (i:1→n). Di : Khoản lợi nhuận sau thuế dùng để chia cổ tức năm thứ i.

n : Là số năm tương lai được lựa chọn (3 - 5 năm).

Pn : Giá trị phần vốn nhà nước năm thứ n và được xác định theo công thức: 2. Giá trị phần vốn Nhà nước năm thứ n

D n+1

Pn = --- K – g

K : Tỷ lệ chiết khấu hay tỷ lệ hoàn vốn cần thiết của các nhà đầu tư khi mua cổ phần

3.Công thức xác định tỷ lệ chiết khấu K = Rf + Rp

Rf : Tỷ suất lợi nhuận thu được từ các khoản đầu tư không rủi ro được tính bằng lãi suất trả trước của trái phiếu Chính phủ có kỳ hạn từ 10 năm trở lên ở thời điểm gần nhất với thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp.

Rp : Tỷ lệ phụ phí rủi ro khi đầu tư mua cổ phần của các công ty ở Việt Nam được xác định theo bảng chỉ số phụ phí rủi ro chứng khoán quốc tế tại niên giám định giá hoặc do các công ty định giá xác định cho từng doanh nghiệp nhưng không vượt quá tỷ suất lợi nhuận thu được từ các khoản đầu tư không rủi ro (Rf). 4. Công thức xác định tỷ lệ tăng trưởng hàng năm của cổ tức (g)

g = b x R b : tỷ lệ lợi nhuận sau thuế để lại bổ sung vốn.

R : tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu bình quân của các năm tương lai.

5. Công thức xác định giá trị thực tế của doanh nghiệp Giá trị thực tế doanh nghiêp = Giá trị thực tế phần vốn nhà nước + Nợ thực tế phải trả + Số dư quỹ khen thưởng, phúc lợi + Nguồn kinh phí sự nghịêp Phương pháp dòng tiền chiết khầu là một phương pháp khá phức tạp, mang tính kỹ thuật, chỉ đem lại kết quả đáng tin cậy khi hội tụ đủ những thông tin cần thiết. Khó khăn trong việc áp dụng phương pháp này là do:

Một trong những điều kiện cần phải đáp ứng là xây dựng được phương án sản xuất kinh doanh 3-5 năm sau cổ phần hóa. Thực chất, việc làm này nhằm dự tính luồng cổ tức trong tương lai của doanh nghiệp dựa trên các chỉ số tài chính.

STT Chỉ tiêu

1 Doanh thu thuần 2 Tổng chi phí

3 Lợi nhuận trước thuế

4 Thuế thu nhập doanh nghiệp

5 Lợi nhuận sau thuế = (1) – (2) – (4) 6 Quỹ dự trữ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

7 Quỹ khen thưởng phúc lợi 8 Lợi nhuận giữ lại

9 Cổ tức = (5) – (6) – (7) – (8)

Vấn đề ở đây là: Liệu các DNNN có khả năng lập kế hoạch kinh doanh cho khoảng thời gian từ 3-5 năm? Các doanh nghiệp Việt Nam thường không có định hướng dài hạn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, thời gian tối đa cũng chỉ là 1-2 năm. Hơn nữa, sau khi cổ phần hóa, môi trường nội tại bên trong doanh nghiệp sẽ có nhiều sự thay đổi mới mẻ. Định hướng sản xuất hoàn toàn có thể thay đổi do chủ sở hữu đã thay đổi. Một bộ máy quản lý mới được thay thế có thể thay đổi toàn bộ doanh nghiệp, đưa ra chiến lược phát triển, hướng doanh nghiệp theo một hướng đi mới khác với kế hoạch đã đề ra trước khi CPH. Mặt khác, sau khi gia nhập WTO, nước ta đang bước vào giai đoạn có nhiều thay đổi về môi trường kinh tế xã hội, môi trường pháp lý, môi trường chính trị nên kế hoạch kinh doanh đã đề ra có thể bị thay đổi do không lường trước được các biến cố về môi trường. Và cuối cùng, liệu doanh nghiệp có thực sự có năng lực trong việc đề ra các kế hoạch kinh doanh, tính khả thi của các kế hoạch đó có

đáng tin cậy? Lúc này, ta cần phải dựa vào năng định thẩm định của các nhà định giá để đánh giá tính khả thi của kế hoạch kinh doanh do doanh nghiệp đề xuất và đưa ra ý kiến tư vấn thích hợp.

b) Xác định chính xác lãi suất chiết khấu

Công thức đã nêu cho ta biết cách xác định lãi suất chiết khấu nhưng trên thực tế thì đây là một việc làm khá khó khăn trong bối cảnh tình hình kinh tế-tài chính ở

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐỊNH GIÁ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC CỔ PHẦN HÓA TẠI VIỆT NAM.doc.DOC (Trang 56 - 60)