Phương pháp định giá theo giá trị tài sản

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐỊNH GIÁ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC CỔ PHẦN HÓA TẠI VIỆT NAM.doc.DOC (Trang 47 - 56)

Phương pháp tài sản là phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp dựa trên cơ sở đánh giá giá trị thực tế toàn bộ tài sản hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp.

Giá trị thực tế của doanh nghiệp được cấu thành bởi các khoản mục sau: 1. Giá trị tài sản hiện vật (TSHH)

2. Giá trị tài sản bằng tiền 3. Tài sản ký cược

4. Quyền sử dụng đất 5. Nợ phải thu

6. Chi phí dở dang

7. Lợi thế kinh doanh (nếu có)

8. Giá trị đầu tư dài hạn của doanh nghiệp tại các doanh nghiệp khác

Muốn xác định giá trị doanh nghiệp, ta phải xác định giá trị các yếu tố cấu thành nói trên. Thông tư 126/2004/TT-BTC có quy định rõ cách thức xác định như sau:

1. Tài sản bằng tiền gồm tiền mặt, tiền gửi và các giấy tờ có giá (tín phiếu,

trái phiếu,...) của doanh nghiệp được xác định như sau: a. Tiền mặt được xác định theo biên bản kiểm quỹ.

b. Tiền gửi được xác định theo số dư đã đối chiếu xác nhận với ngân hàng.

c. Các giấy tờ có giá thì xác định theo giá giao dịch trên thị trường. Nếu không có giao dịch thì xác định theo mệnh giá của giấy tờ.

2. Các khoản nợ phải thu tính vào giá trị doanh nghiệp được xác định theo số

dư thực tế trên sổ kế toán sau khi xử lý:

a. Đối với những khoản nợ phải thu có đủ tài liệu chứng minh không có khả năng thu hồi theo quy định hiện hành của Nhà nước về xử lý nợ tồn đọng thì xác định rõ nguyên nhân, trách nhiệm cá nhân, tổ chức để

xử lý bồi thường theo quy định của pháp luật hiện hành. Phần tổn thất sau khi xử lý doanh nghiệp dùng nguồn dự phòng nợ phải thu khó đòi để bù đắp, nếu thiếu thì hạch toán vào chi phí kinh doanh của doanh nghiệp.

b. Đối với các khoản nợ phải thu quá hạn khác doanh nghiệp phải tiếp tục đòi nợ hoặc bán nợ cho Công ty Mua bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp theo giá thoả thuận, không được trực tiếp bán nợ cho khách nợ. Khoản tổn thất từ việc bán nợ được hạch toán vào chi phí kinh doanh.

c. Đối với các khoản doanh nghiệp đã trả trước cho người cung cấp hàng hoá, dịch vụ như : tiền thuê nhà, tiền thuê đất, tiền mua hàng, tiền công... nếu đã hạch toán hết vào chi phí kinh doanh, doanh nghiệp đối chiếu hạch toán giảm chi phí tương ứng với phần hàng hoá, dịch vụ chưa được cung cấp hoặc thời gian thuê chưa thực hiện và hạch toán tăng khoản chi phí trả trước (hoặc chi phí chờ phân bổ).

3. Các khoản chi phí dở dang: đầu tư xây dựng cơ bản, sản xuất kinh doanh,

sự nghiệp được xác định theo thực tế phát sinh hạch toán trên sổ kế toán.

4. Giá trị tài sản ký cược, ký quỹ ngắn hạn và dài hạn được xác định theo số

dư thực tế trên sổ kế toán đã được đối chiếu xác nhận.

5. Giá trị vốn đầu tư dài hạn của doanh nghiệp tại các doanh nghiệp khác

được xác định:

a.Giá trị vốn đầu tư dài hạn của công ty nhà nước tại các doanh nghiệp khác được xác định trên cơ sở:

• Giá trị vốn chủ sở hữu theo báo cáo tài chính đã được kiểm toán của doanh nghiệp mà công ty nhà nước có đầu tư vốn;

• Tỷ lệ vốn đầu tư của công ty nhà nước trước khi cổ phần hoá tại các doanh nghiệp khác;

• Trường hợp công ty nhà nước đầu tư vốn bằng ngoại tệ thì khi xác định vốn đầu tư được quy đổi thành đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm định giá.

b.Trường hợp giá trị vốn đầu tư dài hạn của công ty nhà nước tại doanh nghiệp khác được xác định thấp hơn giá trị ghi trên sổ kế toán thì giá trị ghi trên sổ kế toán của công ty nhà nước là cơ sở để xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hoá.

c.Giá trị vốn góp của công ty nhà nước vào công ty cổ phần đã niêm yết trên thị trường chứng khoán được xác định trên cơ sở giá cổ phần giao dịch trên thị trường chứng khoán tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp.

6. Giá trị quyền sử dụng đất

a. Trường hợp doanh nghiệp thực hiện hình thức thuê đất:

• Nếu đang thuê thì không tính giá trị quyền sử dụng đất vào giá trị doanh nghiệp; công ty cổ phần tiếp tục ký hợp đồng thuê đất theo quy định của pháp luật và quản lý sử dụng đúng mục đích, không được nhượng bán.

• Nếu diện tích đất đã được nhận giao, đã nộp tiền sử dụng đất vào ngân sách nhà nước, mua quyền sử dụng đất của các cá nhân, pháp nhân khác nay chuyển sang thuê đất thì chỉ tính vào giá trị doanh nghiệp các khoản chi phí làm tăng giá trị sử dụng đất và giá trị tài sản trên đất như: chi phí đền bù, giải toả, san lấp mặt bằng.

b. Trường hợp doanh nghiệp thực hiện hình thức giao đất có thu tiền sử dụng đất thì việc xác định giá trị quyền sử dụng đất để tính giá trị doanh nghiệp được thực hiện như sau:

• Đối với diện tích đất doanh nghiệp đang thuê: giá trị quyền sử dụng đất tính vào giá trị doanh nghiệp theo giá do Uỷ ban nhân dân tỉnh

quy định nhưng không tính tăng vốn nhà nước tại doanh nghiệp mà hạch toán là khoản phải nộp ngân sách nhà nước. Công ty cổ phần phải nộp số tiền này cho ngân sách nhà nước để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Trình tự và thủ tục giao đất, nộp tiền sử dụng đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thực hiện theo quy định tại Luật Đất đai và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đất đai.

• Đối với diện tích đất doanh nghiệp đã được giao, đã nộp tiền sử dụng đất cho ngân sách nhà nước: phải xác định lại giá trị quyền sử dụng đất theo giá do Uỷ ban nhân dân tỉnh quy định. Khoản chênh lệch giữa giá trị quyền sử dụng đất xác định lại với giá trị hạch toán trên sổ kế toán được tính vào giá trị thực tế phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

7. Giá trị tài sản hữu hình

Giá trị thực tế của tài sản được xác định theo công thức:

Giá trị thực tế của tài sản = Nguyên giá tính theo giá thị trường × Chất lượng còn lại của tài sản tại thời điểm định giá

Trong đó:

a. Giá thị trường là:

• Giá tài sản mới đang mua, bán trên thị trường bao gồm cả chi phí vận chuyển lắp đặt (nếu có). Nếu là tài sản đặc thù không có trên thị trường thì tính theo giá mua mới của tài sản cùng loại, cùng nước sản xuất, có cùng công suất hoặc tính năng tương đương. Trường hợp không có tài sản tương đương thì tính theo giá tài sản ghi trên sổ kế toán.

• Đơn giá xây dựng cơ bản, suất đầu tư do cơ quan có thẩm quyền quy định đối với tài sản là sản phẩm xây dựng cơ bản. Trường hợp

chưa có quy định thì tính theo giá trị quyết toán công trình được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Riêng đối với các công trình mới hoàn thành đầu tư xây dựng trong 03 năm trước khi xác định giá trị doanh nghiệp: sử dụng giá trị quyết toán công trình đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

b. Chất lượng của tài sản được xác định bằng tỷ lệ phần trăm so với chất lượng của tài sản cùng loại mua sắm mới hoặc đầu tư xây dựng mới, phù hợp với các quy định của Nhà nước về điều kiện an toàn trong sử dụng, vận hành tài sản; chất lượng sản phẩm sản xuất; vệ sinh môi trường theo hướng dẫn của các Bộ quản lý ngành kinh tế kỹ thuật. Nếu chưa có quy định của Nhà nước thì chất lượng tài sản được đánh giá không thấp hơn 20%.

c. Tài sản cố định đã khấu hao thu hồi đủ vốn; công cụ lao động, dụng cụ quản lý đã phân bổ hết giá trị vào chi phí kinh doanh nhưng công ty cổ phần tiếp tục sử dụng phải đánh giá lại để tính vào giá trị doanh nghiệp.

8. Giá trị lợi thế kinh doanh

Giá trị lợi thế kinh doanh của doanh nghiệp

=

Giá trị phần vốn nhà nước theo sổ kế toán tại thời điểm định giá

x

Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn nhà nước bình quân 3 năm trước thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp

-

Lãi suất trái phiếu Chính phủ có kỳ hạn 10 năm trở lên tại thời điểm gần nhất với thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp

Trong đó: Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn nhà nước

Lợi nhuận sau thuế bình quân 3 năm liền kề trước thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp Bình quân 3 năm trước = ---

----

x 100% thời điểm xác định

giá trị doanh nghiệp

Vốn nhà nước theo sổ kế toán bình quân 3 năm liền kề trước thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp

Tuy rằng cách thức xác định giá trị được quy định cụ thể như vậy nhưng việc áp dụng trong thực tiễn lại gặp không ít khó khăn và bất cập:

Đối với tài sản hữu hình

Theo công thức tính đã nêu, ta phải xác định nguyên giá và chất lượng còn lại của tài sản.

Nguyên giá

Quá trình định giá doanh nghiệp CPH cho thấy có rất nhiều DNNN còn sử dụng những máy móc thiết bị lạc hậu được mua sắm từ thời bao cấp từ các nước xã hội chủ nghĩa. Tính tới thời điểm hiện tại, các loại máy móc đó không còn được sản xuất lưu thông trên thị trường, cũng không có tài sản so sánh tương đương: cùng loại, cùng công dụng, cùng nước sản xuất. Trong trường hợp này, nguyên giá được xác định theo giá trị sổ sách kế toán.

Vấn đề là trong một số trường hợp, giá trị tài sản trên sổ kế toán của công ty lại rất cao một cách bất hợp lý, do tài sản đã được đánh giá lại nguyên giá nhiều lần bởi chênh lệch tỷ giá theo quy định của Nhà nước trong chế độ kế toán trước đây.

Nếu không gặp phải trường hợp trên, tức là tài sản hiện đang có mặt và lưu thông trên thị trường thì việc xác định thị giá cũng không phải là một công việc đơn giản. Cùng một loại tài sản nhưng có thể có nhiều nhà cung cấp, đại lý đưa ra nhiều mức giá cạnh tranh khác nhau và làm thế nào để đưa ra một mức giá

chuẩn xác, hợp lý giữa các mức giá ấy? Hiện cũng chưa có văn bản nào từ Bộ Tài chính quy định rõ ràng khung giá, cách xác định giá trị thị trường của tài sản để làm căn cứ cho các nhà định giá. Điều này sẽ dẫn đến giá thị trường của tài sản mang nhiều tính chủ quan của người làm định giá.

Chất lượng còn lại

Chất lượng còn lại của tài sản được đánh giá theo hướng dẫn của Bộ quản lý ngành kinh tế kỹ thuật. Tỷ lệ đánh giá cho tài sản có đủ điều kiện vận hành tham gia vào quá trình sản xuất được quy định là cao hơn tỷ lệ 20%.

Một thực tế đặt ra cho các DNNN là tài sản được mua sắm và sử dụng từ thời bao cấp, cách đây 15-20 năm, tính đến thời điểm hiện nay thì đã quá lạc hậu, không còn khấu hao. Nhưng nếu loại bỏ hết những tài sản này thì doanh nghiệp lại thiếu thiết bị để sản xuất, lại chưa có vốn để tiếp tục mua sắm tài sản cố định mới. Trong trường hợp này, doanh nghiệp phải tiếp tục giữ lại những tài sản lạc hậu đó để tiếp tục hoạt động. Điều này đồng nghĩa với việc áp dụng tỷ lệ ít nhất là 20% cho chất lượng còn lại của những tài sản loại này khi định giá.

Hơn thế nữa, cách tính toán này dựa trên nguyên giá theo giá trị sổ sách kế toán, giá trị này lại quá cao do những lần đánh giá lại theo tỷ giá.

Việc tính toán giá trị tài sản như trên sẽ dẫn đến giá trị tài sản tính toán được là rất cao, bất hợp lý, đẩy giá trị doanh nghiệp theo phương pháp tài sản lên cao, không phản ánh đúng thực chất của doanh nghiệp.

Giá trị lợi thế và giá trị tài sản vô hình

a) Giá trị tài sản vô hình

Theo quy định, giá trị tài sản vô hình (nếu có) được xác định theo giá trị còn lại hạch toán trên sổ kế toán. (Có hướng dẫn riêng đối với giá trị quyền sử dụng đất)

Vấn đề ở đây là doanh nghiệp là người quyết định thời gian sử dụng của tài sản vô hình. Nhà nước không quy định khung thời gian cho việc sử dụng các loại tài

sản vô hình mà chỉ quy định khung thời gian cho việc sử dụng các loại tài sản hữu hình. Cụ thể, tại Quyết định 206/2003/QĐ-BTC có ghi rõ: “ Doanh nghiệp tự xác định thời gian sử dụng tài sản cố định vô hình những tối đa không quá 20 năm.”

Từ đó mà nảy sinh những việc làm không thỏa đáng: Tài sản cố định vô hình đã hết khấu hao, thu hồi đủ vốn nhưng trong thực tế doanh nghiệp vẫn tiếp tục sử dụng mà lại không đánh giá lại để tính vào giá trị doanh nghiệp như tài sản cố định hữu hình. Những doanh nghiệp có tỷ trọng giá trị tài sản vô hình lớn nhưng lại không dùng phương pháp dòng tiền chiết khấu để định giá. Doanh nghiệp tự quyết định thời gian khấu hao thường quyết định thời gian khấu hao nhanh, đến cuôi kỳ khấu hao giá trị còn lại trên sổ sách có thể thấp nhưng giá trị thực tế lại cao.

Và có một thực tế rõ ràng là nhiều doanh nghiệp không tính toán và ghi chép trên sổ sách kế toán như giá trị thương hiệu, bằng phát minh sáng chế,...và dù muốn thì việc định giá thương hiệu, uy tín, vị trí địa lý,... nói riêng và giá trị tài sản vô hình nói chung là một công việc không dễ dàng. Không ít trường hợp doanh nghiệp tự đưa ra giá trị tài sản vô hình nhưng giá trị đó lại không phản ánh hết tiềm năng và khả năng sinh lời do tài sản vô hình đó mang lại.

b) Giá trị lợi thế

Hiện chưa có văn bản nào quy định rõ ràng cho việc tính giá trị tài sản hữu hình mà chỉ có công thức tính gián tiếp qua giá trị lợi thế như đã đề cập ở trên.

Cho đến nay, đây là công thức tính hợp lý nhất cho giá trị lợi thế. Tuy nhiên, nếu chỉ tính tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn Nhà nước bình quân 3 năm thì những biến động lớn trong 3 năm đó do tác động của yếu tố khách quan chứ không phải yếu tố nội tại bên trong doanh nghiệp sẽ dẫn đến sự không chính xác trong tính toán. Mặt khác, giá trị lợi thế về bản chất là khả năng tạo ra lợi nhuận của doanh nghiệp so với tỷ suất lợi nhuận bình quân ngành hay là khoản lợi nhuận vượt trội do doanh nghiệp tạo ra so với các doanh nghiệp khác cùng

ngành nghề. Công thức tính toán trên có phần bất hợp lý vì không thể hiện được bản chất này.

Giá trị quyền sử dụng đất

Nếu không tính giá trị quyền sử dụng đất vào giá trị doanh nghiệp thì sẽ làm thất thoát vốn Nhà nước nhưng quá trình thực hiện lại gặp không ít khó khăn. Nếu lấy theo giá quy định của Nhà nước thì khác xa với giá thị trường, còn lấy giá thị trường thị chưa có thị trường chuẩn để tham khảo. Khi tính giá trị quyền sử dụng đất mà vẫn tiếp tục duy trì hai hình thức: cho thuê và giao đất (doanh

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐỊNH GIÁ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC CỔ PHẦN HÓA TẠI VIỆT NAM.doc.DOC (Trang 47 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w