Phương thức định giá

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐỊNH GIÁ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC CỔ PHẦN HÓA TẠI VIỆT NAM.doc.DOC (Trang 35 - 37)

Từ năm 2002 trở về trước là giai đoạn ban đầu của quá trình CPH, việc xác định giá trị doanh nghiệp do các cơ quan quản lý doanh nghiệp thông qua phương thức thành lập Hội đồng xác định giá trị. Trong thời gian tồn tại của phương thức này, cơ cấu và thành phần của Hội đồng định giá hầu như không thay đổi. Tại điều 5 Quyết định số 202/CP thành phần của Hội đồng định giá và thẩm định giá trị doanh nghiệp bao gồm: “ chuyên gia kinh tế, tài chính do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cử ra và những chuyên gia tư vấn am hiểu về ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp do cơ quan chủ quan doanh nghiệp và cơ quan tài chính cùng cấp mời”.

Theo Nghị định số 28 ngày 7/5/1996, thành phần Hội đồng không thay đổi đáng kể, chỉ đổi tên Ban chuẩn bị cổ phần hóa thành Ban cổ phần hóa tại doanh nghiệp.

Theo Nghị định số 44 ngày 29/6/1998 và Thông tư số 104 ngày 18/7/1998, Ban cổ phần hóa lại có tên mới là Ban đổi mới quản lý tại doanh nghiệp.

Cơ cấu, thành phần của Hội đồng thẩm định giá trị về cơ bản vấn không thay đổi. Tuy nhiên, Hội đồng có thể mời bổ sung các thành viên khác tùy theo yêu cầu của việc thẩm định.

Nguyên tắc làm việc của Hội đồng thẩm định giá trị: Biểu quyết đa số, khi số phiếu ngang nhau, lá phiếu của Chủ tịch Hội đồng sẽ có vai trò quyết định.

Quá trình thực hiện công tác định giá doanh nghiệp thông qua phương thức Hội đồng như trên trong thực tế đã bộc lộ những bất cập và hạn chế:

Thứ nhất: Trong trường hợp những doanh nghiệp mà trước và sau khi CPH, Nhà

nước vẫn là người nắm quyền chi phối (Nhà nước chiếm đa số cổ phần) thì người bán và người mua doanh nghiệp chỉ là một. Doanh nghiệp được định giá cao hay thấp thì Nhà nước đều có lợi. Điều này dẫn đến thái độ tắc trách của người đại diện cho Nhà nước trong Hội đồng. Và cũng là điểm không có lợi đối với các cổ đông thiểu số vì họ không biết được giá trị thực của doanh nghiệp để đưa ra quyết định đầu tư đúng đắn.

Thứ hai: Hội đồng không có thành viên chuyên trách, chủ yếu là thành viên

kiêm nhiệm. Phần lớn thành viên trong Hội đồng định giá không có chuyên môn trong việc xác định giá trị doanh nghiệp. Họ là những đại diện từ nhiều cơ quan Nhà nước khác nhau, vì thế, ý kiến đánh giá không phải bao giờ cũng thống nhất và có thể nghiêng về những mục tiêu quản lý khác nhau. Mâu thuẫn giữa DNNN và cơ quan quản lý còn làm cho công tác định giá chậm được thống nhất.

Thứ ba: Việc xác định giá trị doanh nghiệp thông qua phương thức Hội đồng là

thiếu tính khách quan và thiếu tính thị trường. Giá trị xác định được không phản ánh giá trị thực tế của doanh nghiệp.

Giai đoạn 2002-2004, theo Nghị định 64/2002/NĐ-CP, hoạt động định giá đã từng bước được chuyển giao cho các định chế trung gian đảm nhiệm. Nghị định 64 ghi rõ: “Cơ quan có thẩm quyền quyết định cổ phần hóa doanh nghiệp quyết định thành lập Hội đồng xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa hoặc lựa chọn Công ty kiểm toán, tổ chức kinh tế có chức năng định giá để doanh nghiệp cổ phần hóa ký hợp đồng xác định giá trị doanh nghiệp.” Văn bản này cho thấy hoạt động định giá tồn tại song song hai phương thức. Tuy nhiên, việc tồn tại phương thức Hội đồng định giá đã làm mất nhiều thời gian, gây chậm trễ cho tiến trình CPH.

Nghị định 187 được ban hành năm 2004 đã giải quyết tương đối triệt để những bất cập trên. Nghị định đã xóa bỏ việc định giá doanh nghiệp theo cách tổ chức

Hội đồng để nâng cao tính chuyên nghiệp và tính minh bạch trong hoạt động định giá, giúp đẩy nhanh tiến độ CPH. Có thể nói, Nghị định 64 là sự chuẩn bị cho sự thay đổi về mặt phương thức, giúp doanh nghiệp thích nghi với việc định giá được thực hiện bởi bên thứ ba. Nghị định 187 quy định:

• “Doanh nghiệp CPH có tổng giá trị tài sản theo sổ sách kế toán từ 30 tỷ đồng trở lên thì việc xác định giá trị doanh nghiệp CPH thực hiện thông qua các tổ chức có chức năng định giá như: các công ty kiểm toán, công ty chứng khoán, tổ chức thẩm định giá, ngân hàng đầu tư trong nước và ngoài nước có năng lực định giá”.

• “Doanh nghiệp CPH có tổng giá trị tài sản theo sổ sách kế toán dưới 30 tỷ đồng thì không nhất thiết phải thuê tổ chức định giá để xác định giá trị doanh nghiệp. Trường hợp doanh nghiệp không thuê tổ chức định giá thì doanh nghiệp tự xác định giá trị doanh nghiệp và báo cáo cơ quan có thẩm quyền quyết định giá trị doanh nghiệp.”

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐỊNH GIÁ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC CỔ PHẦN HÓA TẠI VIỆT NAM.doc.DOC (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w