Hoàn thiện phương thức định giá tài sản hữu hình

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐỊNH GIÁ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC CỔ PHẦN HÓA TẠI VIỆT NAM.doc.DOC (Trang 97 - 99)

Xây dựng khung giá chuẩn làm cơ sở đối chiếu tham khảo khi xác định nguyên giá tài sản cố định

Hiện nay, có khá nhiều hãng cùng cung cấp một loại tài sản, máy móc thiết bị với các mức giá cạnh tranh khác nhau. Điều này nhiều khi gây rối trí cho những người làm định giá vì không biết phải lựa chọn mức giá nào. Như vậy, đối với những loại tài sản cố định phục vụ cho sản xuất như máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất,…Bộ Tài chính cần phải xây dựng được hệ thống khung giá chuẩn hoặc một Website cung cấp thông tin về giá cả được cập nhật thường xuyên có giá trị như một cơ sở dữ liệu đối với cán bộ định giá.

Trong quá trình định giá theo phương pháp tài sản, phương pháp so sánh thị trường là một phương thức rất hữu dụng bởi độ chính xác cao và linh hoạt. Trong trường hợp tài sản cần định giá không có mặt trên thị trường, cán bộ định giá có thể tính giá thông qua tài sản tương đương, áp dụng phương pháp so sánh thị trường để tìm tài sản tương đương thích hợp trong khi định giá. Hiện nay, thị trường nhân tố sản xuất trên toàn cầu ngày càng có tính thông thương và liên kết mạnh, thông tin sẵn có. Cán bộ định giá có thể sử dụng nguồn thông tin này để trợ giúp cho công việc của mình một cách chủ động và linh hoạt hơn.

Hỗ trợ trong công tác xác định giá trị tài sản cố định hữu hình

Việc thực hiện công tác định giá thông qua tổ chức trung gian được thực hiện chủ yếu qua các Công ty Kiểm toán và Công ty Chứng khoán. Các công ty này tuy có ưu thế là hiểu biết sâu rộng về chính sách và nguyên tắc hạch toán kế toán nhưng chưa có đủ hiểu biết và kinh nghiệm về giá trị các loại tài sản trong doanh nghiệp. Điều này gây cản trở cho công tác thẩm định giá trị tài sản. Thay vào đó,

các công ty này phải mời chuyên gia kỹ thuật chuyên ngành thẩm định độc lập. Bộ Tài chính hiện có 2 Trung tâm thẩm định giá có đủ năng lực và chuyên môn trong lĩnh vực này. Vì vậy, cần có sự kết hợp và hỗ trợ từ các bên liên quan, đó là: các tổ chức định giá, Trung tâm định giá thuộc Bộ Tài chính, các doanh nghiệp được định giá và các chuyên gia kỹ thuật của các ngành nghề kinh tế.

Thống nhất trong quy định về giá trị đất đai

Ở nước ta, theo quy định của Luật pháp từ trước đến nay, đất đai thuộc sở hữu toàn dân, Nhà nước thay mặt dân thồng nhất và quản lý còn mọi cá nhân và tổ chức trong nước chỉ có quyền sử dụng. Vì thế, đất đai cũng như quyền sử dụng đất, chưa phải hàng hóa thực sự của thị trường. Trong thực tế, các doanh nghiệp khi muốn mở rộng mặt bằng sản xuất, chọn vị trí thuận lợi, xây dựng thêm chi nhánh,… đều phải thực hiện giao dịch mua bán theo giá thị trường. Như vậy, thị trường bất động sản hình thành và tồn tại không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của Nhà nước, Nhà nước chỉ điều tiết thị trường ở một mức nhất định. Do vậy, việc đưa giá trị sử dụng đất vào giá trị doanh nghiệp thực sự là việc làm cần thiết.

Theo quy định hiện hành, doanh nghiệp có thể được lựa chọn giữa hai hình thức thuê đất hoặc giao đất. Nhưng thiết nghĩ, việc làm như vậy sẽ tạo nên một môi trường kinh doanh bất bình đẳng cho tất cả các doanh nghiệp cổ phần hóa. Bởi cùng là đất, nếu là đi thuê của Nhà nước, giá rẻ, không tính giá trị quyền sử dụng đất vào giá trị doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể được lợi rất lớn khi giá cổ phần không quá cao bởi giá trị doanh nghiệp tính toán được là thấp, dễ dàng bán cổ phần trong khi diện tích đất thuê của nhà nước với thời gian dài và giá trị rất lớn, hứa hẹn những tiềm năng mà doanh nghiệp khác không có được. Nếu thực hiện hình thức giao đất, giá trị quyền sử dụng đất phải đưa vào giá trị doanh nghiệp, giá doanh nghiệp có thể bị đẩy lên rất cao, khó bán cổ phần, doanh nghiệp có nguy cơ chịu thiệt nên không doanh nghiệp nào chọn hình thức này.

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐỊNH GIÁ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC CỔ PHẦN HÓA TẠI VIỆT NAM.doc.DOC (Trang 97 - 99)