Thựchiện các biện pháp thẩm định kỹ trớc khi cho vay và tăng c ờng kiểm tra trong và sau khi cho vay:

Một phần của tài liệu Thực trạng chất lượng tín dụng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Nam Hà Nội.doc (Trang 63 - 69)

I Vài nét về chi nhánh ngân hàng nông nghiệp nông thôn nam hà nội.

2. Thựchiện các biện pháp thẩm định kỹ trớc khi cho vay và tăng c ờng kiểm tra trong và sau khi cho vay:

ờng kiểm tra trong và sau khi cho vay:

Trớc khi phát ra một khoản tiền vay, Ngân hàng cần phải biết rõ mọi chi tiết có liên quan đến khách hàng của mình nhằm đảm bảo cho món vay của mình đợc sử dụng một cách có hiệu quả và có khả năng đợc hoàn trả đúng hạn cả gốc và lãi. Tức là Ngân hàng phải tiến hành các biện pháp phân tích và đánh giá khách hàng của mình. Đây là một việc làm cực kỳ quan trọng bởi vì khi đã giao tiền cho ngời vay thì Ngân hàng chỉ còn quyền sở hữu còn quyền sử dụng khoản tiền đó hoàn toàn phụ thuộc vào khách hàng. Việc phân tích đánh giá khách hàng ít nhất cần đảm bảo các nội dung: Tính khả thi của phơng án hoặc dự án kinh doanh, tình hình tài chính và khả năng thanh toán của khách hàng, tìm hiểu về trình độ, uy tín và đạo đức của ngời đứng đầu doanh nghiệp cũng

nh uy tín của doanh nghiệp trên thị trờng. Cụ thể, trong khâu phân tích đánh giá khách hàng trớc khi cho vay, Ngân hàng cần chú ý tới các nội dung sau đây:

* Sàng lọc, điều tra và giám sát:

Sàng lọc là việc Ngân hàng lựa chọn những khách hàng vay tín dụng có triển vọng tốt ra khỏi những khách hàng có xu hớng xấu nhờ đó mà các món vay đảm bảo thu hồi đợc vốn và sẽ đem lại lợi nhuận cho Ngân hàng. Để thực hiện việc sàng lọc một cách có hiệu quả, Ngân hàng cần phải tập hợp đầy đủ các thông tin đáng tin cậy về khách hàng định có quan hệ tín dụng với ngân hàng. Ngân hàng cần khai thác triệt để các mối quan hệ rộng rãi của mình với các tổ chức và cá nhân trong xã hội để tập hợp thông tin, cụ thể là từ phía các khách hàng khác của ngân hàng đồng thời cũng là khách hàng hoặc bạn hàng của đơn vị xin vay vốn; từ cơ quan lãnh đạo chính quyền địa phơng nơi khách hàng sinh sống hoặc hoạt động sản xuất kinh doanh; từ các trung tâm thông tin về rủi ro tín dụng; từ các ngân hàng bạn... Nhng quan trọng nhất vẫn là các thông tin điều tra tại chỗ để lập nên hồ sơ của ngời vay, bao gồm các chi tiết hết sức cụ thể nh: Tài liệu chứng minh t cách pháp nhân hoặc thể nhân của ngời xin vay ( Quyết định thành lập, điều lệ doanh nghiệp, nếu khách hàng là một pháp nhân; giấy chứng minh nhân dân, sổ đăng ký hộ khẩu, nếu khách hàng là một thể nhân ), bảng cân đối tài khoản hiện tại và những năm trớc đó, tình hình sản xuất kinh doanh trong nhiều năm liên tục, tình hình cung cấp nguyên vật liệu cũng nh tình hình tiêu thụ sản phẩm của ngời vay đó, trên cơ sở có so sánh và liên hệ với những nhà sản xuất và kinh doanh cùng loại sản phẩm đó.

Về lâu dài Ngân hàng cần có các chính sách khách hàng thích hợp để tạo lập và duy trì mối quan hệ lâu dài và bền vững với các khách hàng của mình. Đối với các khách hàng đã có quan hệ lâu dài, ngân hàng sẽ dễ dàng thu thập đ- ợc các thông tin cần thiết với độ tin cậy cao, đồng thời tạo điều kiện cho việc giám sát khách hàng đợc tốt hơn. Ngân hàng cần phân tích cho khách hàng thấy rằng mối quan hệ lâu dài sẽ đem lại những thuận lợi đáng kể cho không chỉ ngân hàng mà cả khách hàng bởi vì đối với một khách hàng quen thuộc thì việc giải quyết cho vay sẽ dễ dàng hơn, nhanh chóng hơn, và mức lãi suấtcho vay sẽ

có nhiều u đãi do Ngân hàng đã hiểu về khách hàng và có tín nhiệm không mất nhiều thời gian và chi phí cho việc thu thập thông tin và đánh giá khách hàng. Đây cũng là một trong những nội dung quan trọng trong chiến lợc khách hàng của các Ngân hàng thơng mại, giúp các Ngân hàng trong cạnh tranh với các Ngân hàng thơng mại khác không bị mất khách hàng truyền thống. Về phía Ngân hàng các khách hàng có quan hệ lâu dài sẽ giúp Ngân hàng có thể đối phó với những rủi ro bất ngờ mà bản thân họ cũng không thể lờng trớc đợc vì khi đó khách hàng muốn gìn giữ những quan hệ lâu dài với ngân hàng để đợc hởng những u đãi trong quá trình vay vốn.

Nói tóm lại, việc duy trì quan hệ khách hàng lâu dài cũng là một trong những biện pháp nhằm giảm bớt rủi ro trong kinh doanh Ngân hàng vì qua đó, ngân hàng giảm bớt đ ợc chi phí tập hợp thông tin về khách hàng, có cơ sở sàng lọc khách hàng một cách chính xác nhất, bên cạnh đó Ngân hàng còn có thể triển khai các nghiệp vụ có lợi cho cả hai bên, ngăn ngừa đ ợc sự lựa chọn đối nghịch và sự rủi ro đạo đức từ phía khách hàng.

Sau khi đã điều tra đầy đủ các thông tin chứng minh t cách pháp nhân của khách hàng, ngân hàng cần tiến hành thẩm định một cách kỹ l - ỡng ph ơng án sản xuất kinh doanh do khách hàng lập, phải đặt ra và trả

lời các câu hỏi: Khách hàng đến vay tiền sử dụng vào mục đích gì và khoản tiền đó sẽ đ ợc sử dụng nh thế nào, làm thế nào để tiền cho vay ra tạo ra đ ợc tỷ suất lợi nhuận cao hơn lãi suất cho vay của Ngân hàng.

Nhiệm vụ của ngân hàng là đánh giá xem kế hoạch sử dụng vốn của ng - ời vay có khả năng thực hiện đ ợc hay không. Nếu nh Ngân hàng đánh giá đúng thì sẽ hạn chế đ ợc rất nhiều nguy cơ rủi ro có khả năng xảy ra đối với nguồn vốn của mình.

Tình hình tài chính của khách hàng có ảnh h ởng trực tiếp, mang tính quyết định đến việc thu hồi các khoản nợ của Ngân hàng. Những

khách hàng có tình hình tài chính vững chắc là khách hàng có khả năng

tức là có thể tự cân đối về tài chính. Trong tr ờng hợp không tự cân đối đ - ợc về mặt tài chính, khách hàng buộc phải sử dụng biện pháp kéo dài

thời gian trả nợ ng ời cung cấp hoặc tăng thêm khối l ợng tín dụng ngân hàng, khi đó rất dễ dẫn đến tình trạng nợ nần dây d a ảnh h ởng không tốt tới khả năng thu hồi vốn của ngân hàng.

Khi đánh giá tình hình tài chính của các khách hàng thuộc các

DNVVN, để có thể đảm bảo chính xác, ng ời ta th ờng phân khách hàng DNVVN ra làm hai loại: Các khách hàng là pháp nhân và các khách

hàng là thể nhân kinh tế. Việc phân loại này sẽ thuận lợi cho ngân hàng trong khâu đánh giá khách hàng. Thực tế mỗi loại khách hàng đều có một đặc điểm riêng về sản xuất, kinh doanh và quản lí tài chính.

Đối với các khách hàng là các doanh nghiệp thực hiện nghiêm chỉnh pháp lệnh kế toán thống kê thì ngân hàng có thể căn cứ vào rất nhiều chỉ tiêu kinh tế và tài chính để đánh giá tình hình tài chính và khả năng thanh toán của họ.

Sau khi đã hoàn thành đầy đủ các bớc phân tích tín dụng đối với một khách hàng, nếu xét thấy phơng án sản xuất kinh doanh đa ra là hợp lý, mang tính khả thi và hiệu quả kinh tế cao đồng thời khả năng tài chính của khách hàng lành mạnh và ổn định, có khả năng hoàn trả tốt nợ gốc và lãi vay, ngân hàng sẽ tiến hành xác định số lợng, thời hạn và lãi suất cho khoản tín dụng đó. Để đảm bảo cho khoản tiền vay đợc sử dụng một cách có hiệu quả kinh tế cao nhất, ngân hàng cần căn cứ vào nội dung và đối tợng xin vay của khách hàng để xác định các chỉ tiêu trên.

Về tính toán và xác định thời hạn cho vay là rất quan trọng nó ảnh hởng trực tiếp đến nguồn thu lợi nhuận của ngân hàng. Ngân hàng phải tính toán sao cho thời hạn cho vay phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện cho bên vay trả nợ đúng hạn, nếu thời hạn cho vay ngân hàng xác định quá dài sẽ dễ xảy ra hiện tợng khách hàng thu đợc tiền bán hàng rồi nhng cha đến hạn phải trả nợ ngân hàng sẽ sử dụng tiền vào hoạt động kinh doanh khác mà nếu không đợc tính toán cẩn thận rất dễ xảy ra rủi ro đối với phần vốn này. Ngợc lại nếu

thời hạn quá ngắn thì doanh nghiệp có thể không có nguồn trả nợ khi đến hạn làm cho hiệu quả kinh doanh không đạt mức đề ra.

Về mặt lãi suất, Ngân hàng phải áp dụng mức lãi suất hợp lý, kết hợp hài hoà giữa lợi ích của ngân hàng và lợi ích cuả khách hàng tức là lãi suất phải đảm bảo cho ngân hàng bù đắp đủ chi phí và có lãi nhng phải thấp hơn tỷ suất lợi nhuận bình quân mà doanh nghiệp thu đợc và phải đảm bảo không vợt lãi suất trần của ngân hàng nhà nớc qui định.

Lãi suất là một vấn đề không chỉ có ngân hàng quan tâm mà các chủ thể kinh tế cũng luôn để ý tới, nó là điểm hội tụ của rất nhiều mối quan hệ, liên quan trực tiếp đến lợi ích vật chất của các bên. Nếu lãi suất đợc sử dụng đúng đắn, uyển chuyển, linh hoạt phù hợp với những điều kiện tình hình kinh tế từng thời kỳ thì sẽ có tác dụng trực tiếp và sẽ rất quan trọng trong việc kiềm chế và đẩy lùi lạm phát cũng nh có tác dụng kích thích đâù t phát triển sản xuất của các doanh nghiệp, tạo việc làm và tăng trởng kinh tế. Mặt khác nếu sử dụng lãi suất một cách cố định cứng nhắc thì sẽ có thể trở thành nhân tố kìm hãm sản suất. Hiện nay, cũng nh các ngân hàng thơng mại khác trên địa bàn, chi nhánh cũng xác định cho mình một mức lãi suất huy động và cho vay theo những qui định của ngân hàng nhà nớc. Tuy nhiên, hiện nay lãi suất mà chi nhánh áp dụng đối với thành phần kinh tế quốc doanh vay vốn thờng xuyên và với số lợng lớn sẽ đợc lãi suất u đãi hơn, lãi suất áp dụng đối với DNVVN thờng cao hơn. Để đảm bảo sự bình đẳng trong thời gian tới chi nhánh cần áp dụng lãi suất không phân biệt thành phần kinh tế, điều này không phải một sớm, một chiều mà thay đổi đợc ngay. Nhng trong thời gian trớc mắt để khắc phục tình trạng trên, khuyến khích hoạt động vay vốn từ phía khách hàng là các DNVVN thì không nên áp dụng một mức lãi suất đối với tất cả các khoản vay mà cần phải có sự linh hoạt giữa các đối tợng khách hàng, có thể giảm lãi suất cho vay đối với những khách hàng đã quen biết, có quan hệ tín dụng thờng xuyên và làm ăn có hiệu quả để giữ khách hàng, đa họ trở thành khách hàng truyền thống của chi nhánh. Ngoài ra chi nhánh cần đa dạng hoá các loại hình lãi suất tuỳ thuộc vào thời gian vay để trên cơ sở đó khách hàng có nhiều cơ hội lựa chọn loại hình lãi

suất nào phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh của mình, từ đó đem lại hiệu quả kinh doanh cao đảm bảo trả đợc nợ cho ngân hàng. Chi nhánh cũng cần có chính sách u đãi về lãi suất đối với các ngành kinh tế có lợi nhuận thấp nhng có ý nghĩa lớn đôí với nền kinh tế, u tiên những đơn vị có vòng quay vốn nhanh, trả đúng hạn cả gốc và lãi.

Việc quyết định cho vay nên thông qua hội đồng tín dụng, một tập thể bao gồm cán bộ lãnh đạo có trách nhiệm đủ thẩm quyền và một số chuyên gia thuộc các lĩnh vực liên quan để hạn chế rủi ro tới mức thấp nhất. Về vấn đề này những Ngân hàng quốc tế tầm cỡ còn sử dụng t vấn của chuyên gia nhiều lĩnh vực nh pháp chế, kỹ thuật, chuyên ngành nông, công nghiệp, môi trờng điện toán, điện tử...

Khi cho ngời vay rút vốn phải tôn trọng nguyên tắc rút tiền theo tiến độ dự án và hạn chế thanh toán bằng tiền mặt, chủ yếu thực hiện thanh toán bằng chuyển khoản qua ngân hàng. Điều này đợc thực hiện chặt chẽ là cơ hội giảm bớt rủi ro, ngăn ngừa hiện tợng gian lận nh hợp đồng mua bán giả dối, chuyển tiền vòng vo gây thất thoát vốn.

Thực hiện kiểm tra chặt chẽ thờng xuyên và định kỳ giám sát bên vay sử dụng tiền vay đúng mục đích đề phòng những bất trắc có thể xảy ra. Qua kiểm tra sẽ phát hiện ra đợc những việc kinh doanh không bình thờng để có biện pháp sử lí kịp thời ngăn ngừa rủi ro.

Trên cơ sở kết quả công tác kiểm quản lí tín dụng, ngân hàng cần tiến hành phân loại chất lợng các khoản vay để từ đó có biện pháp thu hồi nợ và lãi cho phù hợp.

Đối với các khoản vay có chất lợng tốt đảm bảo khả năng thu hồi vốn và lãi tiền vay đúng hạn, thì phải chú ý đôn đốc việc trả nợ khi thời điểm đáo hạn sắp đến.

Đối với các khoản nợ vay có dấu hiệu bị “đe doạ” không đợc hoàn trả đúng hạn do những khó khăn phát sinh từ điều kiện khách quan đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng thì cần có những biện pháp điều

chỉnh tình huống kịp thời để đảm bảo khả năng thu hồi đợc vốn, tránh nợ quá hạn phát sinh. Sau đây là một số biện pháp xử lí:

+ Cán bộ ngân hàng có thể t vấn cho doanh nghiệp về các vấn đề bán sản phấm, thu nợ, tiếp tục sản xuất kinh doanh... hoặc mời chuyên gia về t vấn cho doanh nghiệp, tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện cho doanh nghiệp thu hồi và bảo toàn vốn, đảm bảo khả năng trả nợ ngân hàng đúng hạn.

+ Giải quyết khó khăn về vốn cho doanh nghiệp bằng cách đề ra các biện pháp thu hồi các hoá đơn chậm trả giúp doanh nghiệp, giúp họ thanh toán hàng tồn kho hoặc giảm bớt dự trữ quá mức hoặc sử dụng để vay tín chấp, vay cầm cố.

+ Sắp xếp, kết cấu lại các khoản nợ cho ngời vay bằng cách kéo dài kỳ hạn nợ, rút bớt mức chi trả định kỳ trong một thời gian nếu có thể đợc.

+ Gia tăng khối lợng của khoản cho vay đối với các điều kiện do ngân hàng ấn định thêm nếu nh thấy đợc khả năng ngời vay sẽ phục hồi đợc sản xuất kinh doanh.

- Đối với những hợp đồng tín dụng vay với số tiền lớn thời hạn dài phải có điều khoản “tình huống thay đổi” ở đó phải quy định một số tình huống bất ngờ có thể xảy ra và cách sử lí kèm theo. Ví dụ nh chính sách thuế, chính sách đầu t, quản lí ngoại hối, quản lí địa sản, của nhà nớc khi có thay đổi thì quan hệ tín dụng đợc điều chỉnh nh thế nào để bảo vệ cho quyền lợi của ngân hàng và ngời đi vay tiền.

- Đối với những khoản khách hàng có sự vi phạm hợp đồng tín dụng một cách nghiêm trọng hoặc có nguy cơ thua lỗ, phá sản trong kinh doanh dẫn đến khả năng thu hồi nợ vay rất khó khăn, Ngân hàng buộc phải tuyên bố nợ đến hạn và tìm mọi cách thu hồi nợ ngay cả trong trờng hợp khoản vay cha đến thời điểm đáo hạn nh đã qui định.

Một phần của tài liệu Thực trạng chất lượng tín dụng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Nam Hà Nội.doc (Trang 63 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(69 trang)
w